Tình hình thương mại quốc tế khu vực Đông Nam Á

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa chỉ số kết nối hàng hải quốc gia và hoạt động thương mại quốc tế của các quốc gia đông nam á (Trang 31 - 35)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA CHỈ SỐ KẾT NỐI HÀNG HẢI QUỐC GIA VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á21 2.1. Chỉ số kết nối hàng hải quốc gia và thương mại quốc tế khu vực Đông Nam Á

2.1.2. Tình hình thương mại quốc tế khu vực Đông Nam Á

Trong những năm gần đây, khu vực các quốc gia Đông Nam Á đã và đang phát

0 50000 100000 150000 200000 250000

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 ASEAN (Association of Southeast Asian Nations) Total fleet

ASEAN (Association of Southeast Asian Nations) Container ships ASEAN (Association of Southeast Asian Nations) Other types of ships

triển không ngừng trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Sự phát triển trong khu vực đòi hỏi một thị trường hoạt động hiệu quả và tổ chức liên kết về mặt kinh tế để hỗ trợ lẫn nhau. Các yếu tố về thị trường, giá cả và tính cạnh tranh là yếu tố quan trọng trong việc phân bổ nguồn lực (lao động và vốn) để đem lại hiệu quả trong hoạt động thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, để thúc đẩy các hoạt động thương mại trong khu vực, các quốc gia đã tham gia vào các hiệp định thương mại, điều này không những thúc đẩy hoạt động thị trường mà còn góp phần làm gia tăng tính cạnh tranh và chất lượng của các sản phẩm.

Tình hình thương mại giữa các quốc gia ASEAN và các quốc gia ngoài khu vực:

Xu hướng phát triển nền kinh tế của khu vực: Thương mại quốc tế ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và khu vực châu Á nói chung trong vòng năm thập kỉ vừa qua đã có sự phát triển vượt bậc nhờ các chính sách mở cửa. Theo (VCCI), các hiệp định thương mại giữa AEC và các quốc gia khác có thể kể đến là: ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA),ASEAN – Trung Quốc,ASEAN – Nhật Bản (AJCEP),ASEAN - Ấn Độ (AIFTA), ASEAN - Hồng Kông (AHKFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Giá trị xuất khẩu được tính theo GDP của khu vực trong giai đoạn 2006- 2020 có xu hướng tăng mạnh vào khoảng giai đoạn 2012 – 2018 trước khi chứng kiến sự giảm dần và chững lại ở năm 2020. Hàng hóa xuất khẩu từ khu vực trước đây phần lớn là các nguyên liệu thô, trong những năm vừa qua đã thay đổi thành các sản phẩm hoàn thiện, các sản phẩm cũng được cải tiến nhờ chuyển dịch cơ cấu từ ngành công nghiệp nhẹ chuyển sang hướng công nghiệp nặng, cùng với đó là sự phát triển về công nghệ sản xuất đã làm tăng hiệu suất sản xuất. Các sản phẩm xuất khẩu cũng đa dạng hơn về mặt chủng loại. Đồng thời, các chỉ số về thương mại quốc tế gia tăng cũng ảnh hưởng tích cực đến trạng thái kinh tế của quốc gia đó. Trong giai đoạn này, các nước Singapore, Việt Nam, Malaysia đóng góp phần lớn trong giá trị xuất khẩu của khu vực. Các đối tác lớn chủ yếu là thị trường Châu Âu và Mỹ, đây là điểm đến cho hàng hóa trong khu vực đồng thời cũng là bạn hàng xuất khẩu sản phẩm của họ.

Biểu đồ 2.3: Giá trị xuất khẩu của nhóm nước Asean giai đoạn 2006 – 2020 (đơn vị: %GDP)

Nguồn: Worldbank Cùng với hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động đầu tư FDI cũng là một yếu tố quan trọng cần được nhắc đến trong sự phát triển của khu vực. Nhìn chung, nguồn vốn FDI đầu tư vào khu vực ASEAN tăng đồng đều ở giai đoạn 2010 – 2016. Các nhà đầu tư lớn có thể kể đến là Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ. Nguyên nhân cho việc ASEAN trở nên thị trường tiềm năng cho hoạt động FDI bao gồm: thị trường lao động đông đúc và chi phí cho lao động tương đối thấp hơn so với các khu vực khác, thị trường của khu vực có quy mô lớn, chất lượng môi trường kinh doanh được cải thiện và các chính sách như kích thích xuất khẩu, mức thuế ưu đãi, quản lý luân chuyển ngoại tệ.

0 100.000.000.000 200.000.000.000 300.000.000.000 400.000.000.000 500.000.000.000 600.000.000.000 700.000.000.000

USD

Vietnam Singapore Malaysia Thailand

Brunei Darussalam Philippines Cambodia Myanmar Indonesia Lao PDR

Biểu đồ 2.4: Giá trị FDI đầu tư vào khu vực ASEAN trong giai đoạn 2010 - 2020 (đơn vị: USD)

Nguồn: Worldbank Thương mại giữa các quốc gia trong khu vực ASEAN:

Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA): được thành lập bởi các quốc gia trong khối ASEAN vào năm 1992 với mục tiêu cắt giảm mức thuế quan của phần lớn các hàng hóa trao đổi trong khu vực ASEAN xuống còn từ 0% – 5%. Bên cạnh cắt giảm mức thuế, các hình thức bảo hộ thương mại khác cũng nằm trong tiến trình đàm phán.

Việc thực hiện các cam kết của AFTA chủ yếu dựa vào Chương trình Thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT), bắt đầu có hiệu lực từ tháng 2/1993. Ngoài nội dung về thuế quan, AFTA còn đề cập đến các biện pháp hỗ trợ thương mại và đầu tư, chính sách cạnh tranh bình đẳng và cơ chế tranh chấp có hiệu quả, hài hòa các tiêu chuẩn kĩ thuật. Trước sự thay đổi nhanh chóng của nền và các xu hướng thay đổi mới, Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 26 tại Thái Lan năm 1994 đã quyết định rút ngắn thời hạn thực hiện AFTA từ 15 năm xuống còn 10 năm.

Cộng đồng kinh tế AEC: Việc thành lập cộng đồng kinh tế AEC bao gồm 10 thành viên ASEAN vào năm 2015 là một bước tiến lớn, mở ra cơ hội tăng cường hợp tác và phát triển giữa các quốc gia ASEAN. Cộng đồng lập ra với các mục tiêu :

0,0 20.000,0 40.000,0 60.000,0 80.000,0 100.000,0 120.000,0 140.000,0 160.000,0 180.000,0 200.000,0

2010 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

USD

DÒNG VỐN FDI ĐẦU TƯ VÀO KHU VỰC ASEAN

Brunei Darussalam Cambodia Indonesia

Lao PDR Malaysia Myanmar

Philippines Singapore Thailand

Viet Nam Grand Total

i) Thiết lập một thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung, ii) Xây dựng một khu vực kinh tế cạnh tranh,

iii) Phát triển kinh tế cân bằng, và

iv) Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. (AEVCCI, 2015)

Các văn kiện được soạn thảo nhằm thúc đẩy trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia. Về thương mại hàng hóa, tiêu biểu nhất là hiệp định ATIGA được kí kết và có hiệu lực từ ngày 17/05/2010, nội dung hiệp định là về các quy tắc xuất xứ cho các mặt hàng, quy định các biểu thuế quan, các biện pháp kiểm dịch động thực vật. Các nước thành viên ASEAN cam kết trong hiệp định mức thuế ưu đãi ngang bằng hoặc nhiều hơn mức thuế áp dụng với các quốc gia không phải thành viên ở các hiệp định khác.

Mỗi sản phẩm sẽ có mức thuế quan riêng và lộ trình cắt giảm mức thuế theo năm. Thêm vào đó, các biện pháp phi thuế quan, quy tắc xuất xứ, thủ tục hải quan và biện pháp vệ sinh, kiểm dịch cũng được xem xét loại bỏ hoặc cắt giảm.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa chỉ số kết nối hàng hải quốc gia và hoạt động thương mại quốc tế của các quốc gia đông nam á (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)