CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA CHỈ SỐ KẾT NỐI HÀNG HẢI QUỐC GIA VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á21 2.1. Chỉ số kết nối hàng hải quốc gia và thương mại quốc tế khu vực Đông Nam Á
2.2. Thực trạng mối quan hệ giữa chỉ số kết nối hàng hải quốc gia và thương mại quốc tế các nước Đông Nam Á
2.2.2. Mối quan hệ giữa chỉ số kết nối hàng hải quốc gia và thương mại quốc tế ở mỗi quốc gia trong khu vực Đông Nam Á
Việt Nam: Là quốc gia nằm trong nhóm nước đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á. Mặc dù đang trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới diễn ra phức tạp, Việt Nam vẫn là quốc gia có sự phát triển mạnh mẽ.
Trong giai đoạn 2006 – 2020, giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng với mức độ nhanh chóng. Để thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế, Việt Nam có chính sách đối ngoại linh hoạt, đa phương, tăng cường việc hợp tác thương mại và chuyển giao công nghệ với các quốc gia khác. Việt Nam tham gia hiệp định thương mại tự do đàm phán nội dung bên cạnh việc tự do hóa thương mại hàng hóa, dịch vụ còn có các nội dung về xúc tiến đầu tư, hợp tác chuyển giao công nghệ, đơn giản hóa thủ tục hải quan.
Vào những năm đầu của giai đoạn (2006 - 2010), giá trị nhập khẩu các mặt hàng cao hơn giá trị xuất khẩu dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại quốc gia. Sau năm 2010, nhờ có các chính sách kích thích xuất khẩu, số lượng các mặt hàng xuất khẩu tăng nhanh trong đó có mặt hàng gạo và đưa vị thế của Việt Nam lên top đầu trong thị trường.Trong năm 2011, giá trị xuất khẩu của Việt Nam xấp xỉ bằng giá trị nhập khẩu và tăng dần vượt qua giá trị nhập khẩu trong những năm sau đó. Giai đoạn này có sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Vào năm 2020, top 5 các mặt hàng xuất khẩu nằm ở các mã HS về các mặt hàng máy móc, thiết bị cơ khí, mặt hàng giày dép và các thiết bị may mặc. Trong khi đó, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu ở năm 2012 lại là nguyên liệu dầu thô, cao su, đồng, nhựa. Việt Nam đã có sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu từ xuất khẩu các nguyên liệu thô sang các thành phẩm, sản phẩm đã qua sản xuất, chế biến. Điều này mang lại giá trị thặng dư lớn hơn cho nền kinh tế, đồng thời làm cho giá trị xuất khẩu tăng nhanh trong những năm vừa qua. Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết loại bỏ cá biện pháp hạn chế định lượng với hàng hóa nhập khẩu bao gồm cả hạn ngạch thuế quan. Biểu thuế xuất nhập khẩu hiện hành được xây dựng dựa trên cơ sở danh mục HS
1996 của Hội đồng hợp tác hải quan thế giới. Đồng thời đây cũng là cơ sở để phân loại hàng hóa dựa trên hình thức phân loại hàng hóa đồng bộ trên thế giới, tạo điều kiện cho các chính sách thuế xuất nhập khẩu ngày càng phù hợp với thông lệ quốc tế.
Biểu đổ 2.6: Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam năm 2020
Nguồn: ASIANtatsDataPortal
Biểu đồ 2.7 Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam năm 2012
Nguồn: ASIANtatsDataPortal Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu các ngành hàng, cơ sở ngành hàng hải của Việt Nam cũng được đưa vào quy trình cải tiến. Theo danh sách trắng của Tokyo mou năm 2021, qui mô đội tàu biển của Việt Nam hiện đang xếp thứ 30 trên thế giới.
Năng cạnh tranh của đội tàu Việt Nam gặp nhiều khó khăn và chưa có nhiều bước tiến sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế năm 2008, 2009. Tàu container tại Việt Nam đang có sự phụ thuộc lớn vào các hãng tàu nước ngoài, gây khó khăn trong việc chủ động thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu trong việc vận chuyển tuyến đường dài. Chất lượng container chưa được cải tiến đồng bộ, chưa bắt kịp với xu hướng vận chuyển hiện đại trên thế giới.
Hệ thống cảng biển của Việt Nam rất đa dạng bao gồm 6 nhóm chạy dọc từ Bắc
vào Nam. Nhóm 1 bao gồm các cảng có vị trí địa lí tính từ phía Quảng Nin đến Ninh Bình, nhóm 2 gồm các cảng biển ở vị trí Bắc Trung Bộ kéo dài từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh, nhóm 3 gồm các cảng biển ở vị trí Trung Trung Bộ từ Bình Địng đến Bình Thuận, nhóm 4 bao gồm các cảng biển ở Nam Trung Bộ từ Bình Định đến Bình Thuận; nhóm 5 gồm hệ thống cảng ở Đông Nam Bộ, Côn Đảo và các đảo trên song Soài Rạp thuộc tỉnh Long An, nhóm 6 bao gồm các các ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long và Phú Quốc cùng các đảo Tây Nam. Về hệ thống các tuyến vận tải đường biển, Việt Nam đã thiết lập được 32 tuyến vận tải biển, trong đó có 25 tuyến vận tải quốc tế và 7 tuyến vận tải nội địa. Các tuyến vận tải biển của Việt Nam được xếp hạnh thứ 3 khu vực Đông Nam Á, đứng sau Singapore và Malaysia. Bên cạnh các chính sách phát triển cảng biển về số lượng, chất lượng dịch vụ tại cảng biển không ngừng được nâng cao để thu hút thêm số lượng tàu cập bến. Theo (UNCTAD, 2018), chất lượng dịch vụ hàng hải của Việt Nam đứng thứ 50 trên thế giới, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động vận chuyển xếp hạng thứ 70.
Chỉ số kết nối hàng hải quốc gia của Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2020 tăng gấp 3,8 lần từ 20,93 lên 79,78. Trong những năm đầu giai đoạn từ 2006 – 2010, chỉ số kết nối hàng hải quốc gia của Việt Nam tăng 106,98%, từ 2011 – 2015 tăng 18,52%, từ 2016 – 2020 tăng 35,04%. Nhờ đó, chỉ số kết nối hàng hải quốc gia đạt mức độ kết nối lớn nhất vào năm 2020 với chỉ số kết nối lên đến gần 80. Năm 2015, các cảng biển của Việt Nam tiếp nhận khối lượng hàng hóa thông quan là 427,8 triệu tấn, chiếm 81% khối lượng hàng hóa được thông quan. Vào năm 2020, tuy chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, khối lượng hàng hóa thông quan đạt 692,3 triệu tấn, chiếm 78,7% lượng hàng hóa được thông quan. Trong giai đoạn 2016 – 2020, khối lượng hàng hóa thông quan qua cảng biển tăng 61,8%, mức tăng bình quân mỗi năm khoảng 10%. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển cảng biển của Việt Nam là rất lớn, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hàng hải có nhiều cơ hội để phát triển.
Nhìn vào biểu đồ, ta có thể thấy sự tương quan dương ở mức độ mạnh giữa hoạt động xuất nhập khẩu và chỉ số kết nối hàng hải quốc tế của Việt Nam. Điều đó thế hiện việc phát triển thương mại quốc tế dẫn đến chỉ số kết nối hàng hải quốc gia tăng và ngược lại. Trong những năm gần đây, hệ thống cảng biển được nậng cấp, mở rộng và số lượng tàu cập bến tại cảng của Việt Nam phục vụ cho hoạt động trao đổi hàng hóa quốc
tế là yếu tố làm tăng giá trị của chỉ số kết nối hàng hải và tạo điều kiện cho sự mở rộng hoạt động thương mại quốc tế.
Biểu đồ 2.8: Mối quan hệ giữa LSCI và hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020
Nguồn: Worldbank
Singapore: Là một trong những quốc gia nằm trong top đầu về chỉ số kết nối hàng hải trong khu vực và trên thế giới. Về hoạt động thương mại quốc tế trong thời kỳ 2006 – 2020, giá trị xuất khẩu nhập khẩu tăng nhanh vào những năm 2011- 2014 và có dấu hiệu chững lại ở những năm cuối. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là thiết bị cơ khí, ngọc trai, nhiên liệu khoáng sản và các thiết bị y tế. Các mặt hàng ngọc trai và khoáng sản thường có giá trị xuất khẩu lớn, là ngành khai thác phát triển tại Singapore và mang lại nhiều lợi nhuận. Sau khi tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN, Singapore tiếp tục triển khai các chính sách khuyến khích hoạt động xuất nhập khẩu đồng thời thực hiện các cam kết tự do hóa thương mại. Chính sách thương mại quốc tế của Singapore hướng tới các thị trường là các quốc gia phát triển và khai thác các thị trường các nước đang phát triển, đặc biệt là thị trường Đông Nam Á và Trung Quốc.
Chỉ số kết nối hàng hải quốc gia của Singapore trong giai đoạn 2006 – 2020 tăng gấp 1,35 lần từ 84,28 lên 113,77, có giá trị cao nhất trong khu vực. Trong những năm
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000
LSCI
Import and export value
đầu giai đoạn từ 2006 – 2010, chỉ số kết nối hàng hải tăng 11,53%, từ năm 2011- 2015 tăng 5,45% và từ 2016 – 2020 tăng 16,1%. Giá trị của chỉ số luôn duy trì ở mức cao so với khu vực và biến động theo xu hướng tăng. Cùng với các chính sách phát triển giao thương, ngành hàng hải của Singapore phát triển liên tục và luôn nằm trong nhóm đầu trên thế giới. Theo (UNCTAD, 2018), cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động logistic của Singapore xếp thứ 6 trên thế giới, chất lượng nhà cung cấp dịch vụ hàng hải xếp xếp thứ 15. Hệ thống cảng Singapore là cảng lớn nhất trong khu vực ASEAN và là nút giao thương tấp nập của thế giới. Hệ thống cảng Singapore là cảng lớn nhất trong khu vực ASEAN và là nút giao thương tấp nập của thế giới. Hệ thống cảng biển của Singapore bao gồm 4 cảng container là Brani, Pasir Panjang, Keppel và Tanjong. Bên cạnh đó, Singapore còn có 2 cảng đa năng là Sembawang và Jurong. Nhờ tận dụng được lợi thế lớn về vị trí địa lý, các cảng biển của Singapore là nơi hoạt động chính của 25t0 hãng tàu từ 600 cảng trên thế giới. Là điểm giao thương thuận lợi trên các tuyển vận tải biển, nhiều hãng tàu lớn như COSTCO, RCL, IMC đã chọn Singapore là nơi đặt đại lý và tổng cộng số đại lý được mở tại quốc gia này lên tới 200. Mức độ kết nối hàng hải quốc gia của Singapore cao nhất trong khu vực, trong giai đoạn 2006 – 2010, chỉ số kết nối hàng hải quốc gia tăng liên tục và tăng gấp 1,1 lần cho thấy mức độ kết nối giữa mạng lưới vận chuyển quốc gia và phần còn lại của thế giới có chuyển biến tích cực. Tiếp đó, dịch vụ sửa chữa và đóng tàu cũng được phát triển. Các nhà cung cấp các dịch vụ hàng hải ở Singapore phát triển với số lượng nhanh chóng, đáp ứng tốt các nhu cầu về sửa chữa và đóng tàu. Dịch vụ sửa chữa tàu của Singapore chiếm 16% thị phần thế giới, góp phần làm tăng lượng tàu ghé cảng để sử dụng các dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa.
Nhìn vào biểu đồ, ta có thể thấy sự tương quan dương ở mức độ mạnh giữa hoạt động xuất nhập khẩu và chỉ số kết nối hàng hải quốc tế của Singapore. Điều đó thể hiện việc phát triển thương mại quốc tế dẫn đến chỉ số kết nối hàng hải quốc gia tăng và ngược lại. Trong những năm gần đây, hệ thống các dịch vụ sửa chữa, đóng tàu của Singapore phát triển cùng với sự xuất hiện của các đại lý hãng tàu ở Singapore đã làm tăng số lượng tàu cập bến tại cảng của Singapore phục vụ cho hoạt động trao đổi hàng hóa quốc tế là yếu tố làm tăng giá trị của chỉ số kết nối hàng hải và tạo điều kiện cho sự mở rộng hoạt động thương mại quốc tế.
Biểu đồ 2.9: Mối quan hệ giữa LSCI và hoạt động thương mại quốc tế của Singapore giai đoạn 2006 – 2020
Nguồn: Worldbank Indonesia: Là quốc gia có hệ thống cảng biển lớn thứ hai trong khu vực, với hệ thống cảng biển rộng lớn và sầm uất. Hoạt động thương mại quốc tế của Indonesia trong giai đoạn 2006 – 2020 phát triển nhất vào khoảng giữa giai đoạn từ năm 2011 – 2014.
Indonesia có thể được xem là nước nhập siêu khi giá trị nhập khẩu lớn hơn giá trị xuất khẩu của quốc gia trong cả giai đoạn. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là thiết bị kĩ thuật điện, máy móc hạt nhân, khoáng sản và nhựa, sắt thép từ 2 đối tác lớn là Trung Quốc và Singapore, ngoài ra còn có các nước trong khu vực là Malaysia và Thái Lan.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nhiên liệu dầu thô, thiết bị điện dân dụng và đặc biệt là Indonesia có sản lượng xuất khẩu cacao lớn, đây cũng là nguồn thu chính của ngành nông nghiệp của quốc gia này. Trong giai đoạn 1996 – 2000, sau vòng đàm phán Uruguay, Indonesia đã bắt đầu thực hiện và có sự thay đổi trong các rang buộc của mức thuế ưu đãi tối huệ quốc. Trong giai đoạn 2005 đến 2010, Indonesia áp dụng tỷ lệ thuế theo chương trình hài hòa hải quan của ASEAN để phù hợp với mục tiêu chung của các quốc gia ASEAN trong hoạt động kinh doanh quốc tế. Tuy nhiên, quốc gia này đã loại bỏ một số mặt hàng trong danh sách các sản phẩm được giảm thuế về nông nghiệp, hóa
0 20 40 60 80 100 120
0 100 200 300 400 500 600 700
LSCI
Import and export value
chất, nhựa và kim loại được để phù hợp với lợi ích kinh tế của quốc gia và bảo hộ ngành sản xuất trong nước.
Chỉ số kết nối hàng hải quốc gia của Indonesia trong giai đoạn 2006 – 2020 có xu hướng tăng và thường xuyên biến động và nằm ở mức thấp nhất là 33,48, cao nhất là 45,2. Từ năm 2006 – 2010, chỉ số kết nối hàng hải quốc gia tăng 9%, từ 2011- 2015 tăng 1,62%, từ năm 2016 -2020 tăng 4%. Hệ thống cảng biển của Indonesia được đánh giá là hệ thống lớn thứ hai trong khu vực ASEAN. Cảng Tanjung Priok nằm ở vị trí phía Bắc Jakarta là cảng lớn nhất Indonesia và xếp hạng thứ 22 trên thế giới, nơi tiếp nhận và xử lý hơn 50% số lượng hàng hóa của quốc gia. Tổng công suất của cảng khoảng 8 triệu TEU và được đánh giá là một trong những cảng xử lý lượng hàng hóa lớn nhất trong khu vực ASEAN. Indonesia đang có dựa án mở rộng cảng Tanjung Priok vào năm 2023 để có thể tiếp nhận và vận chuyển 18 triệu TEU container, gấp 3,5 lần so với số lượng container đang vận chuyển ở thời điểm hiện tại.
Nhìn vào biểu đồ, ta có thể thấy sự tương quan dương ở mức độ trung bình giữa hoạt động xuất nhập khẩu và chỉ số kết nối hàng hải quốc tế của Indonesia. Điều đó thế hiện việc phát triển thương mại quốc tế dẫn đến chỉ số kết nối hàng hải quốc gia tăng và ngược lại. Trong những năm gần đây, hệ thống cảng biển được lên kế hoạch để nậng cấp, mở rộng để đáp ứng số lượng tàu cập bến tại cảng của Indonesia phục vụ cho hoạt động trao đổi hàng hóa quốc tế là yếu tố làm tăng giá trị của chỉ số kết nối hàng hải và tạo điều kiện cho sự mở rộng hoạt động thương mại quốc tế.
Biểu đồ 2.10: Mối quan hệ giữa LSCI và hoạt động thương mại quốc tế của Indonesia giai đoạn 2006 – 2020
Nguồn: Worldbank Malaysia: Là quốc gia phần diện tích đảo và hải đảo lớn cùng với đường biên giới Thái Lan, Brunei và Indonesia, hoạt động thương mại quốc tế của Malaysia phát triển ở cả hai hoạt động xuất nhập khẩu khá đồng đều với các giá trị xấp xỉ nhau qua từng năm trong giai đoạn 2006 -2020. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Malaysia là đồ dùng, thiết bị điện, sắt và nhựa, các nhiên liệu dầu thô từ các đối tác lớn nhất là Trung Quốc, Singapore, US. Các mặt hàng xuất khẩu là các thiết bị điện dân dụng, nhiên liệu khoáng sản, dầu khoáng sản chưng cất, chất béo từ động vật thực vật và cao su tới các thị trường nhập khẩu lớn là Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản và Mỹ.
Chỉ số kết nối hàng hải quốc gia của Malaysia trong giai đoạn 2006 – 2020 tăng 43% từ 69,59 lên 99,50. Từ năm 2006 – 2010, chỉ số kết nối hàng hải của Malaysia tăng 13,91%, từ 2011 – 2015 tăng 4,06% và tăng 9,41%. Từ năm 2006 – 2014, chỉ số kết nối hàng hải tăng lên từ mức 69,59 đến 88,84 và đạt mức trên 90 ở các năm sau đó. Mức độ kết nối hàng hải của quốc gia ở mức khá cao và được giữ vững trong các năm của giai đoạn với chỉ số kết nối ở mức trung bình trên 70 và đạt mức cao nhất vào năm 2020 xấp xỉ gần 100. Hệ thống cảng biển của Malaysia tương đối phát triển và cạnh tranh với cảng
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
0 100 200 300 400 500 600 700 800
LSCI
Import and Export value
của Singapore. Cảng lớn nhất của Malaysia là cảng Tanjung Pelepas. Số lượng hàng hóa được tiếp nhận và xử lý tại cảng qua các năm có xu hướng tăng liên tục. Năm 2012, cảng Tanjung Pelepas chứng kiến sự tăng trường nhanh chóng là 15,5% và đạt sản lượng 6,22 triệu TEU. Malaysia đang thực hiện chính sách nhằm phát triển cảng Tanjung Pelepas trong việc mở rộng thêm các cầu cảng và đã hoàn thành 12 trên tổng số 14 dự án. Theo (UNCTAD, 2018), chất lượng dịch vụ vận chuyển của Malaysia xếp thứ 32 trên thế giới và cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động logistic đứng thứ 35.
Nhìn vào biểu đồ, ta có thể thấy sự tương quan dương ở mức độ mạnh giữa hoạt động xuất nhập khẩu và chỉ số kết nối hàng hải quốc tế của Malaysia. Điều đó thế hiện việc phát triển thương mại quốc tế dẫn đến chỉ số kết nối hàng hải quốc gia tăng và ngược lại. Nhờ vị trí địa lí thuận lợi, hệ thống cảng biển của Malaysia tiếp nhận số lượng lớn tàu cập cảng phục vụ cho hoạt động trao đổi hàng hóa quốc tế là yếu tố làm tăng giá trị của chỉ số kết nối hàng hải và tạo điều kiện cho sự mở rộng hoạt động thương mại quốc tế.
Biểu đồ 2.11: Mối quan hệ giữa LSCI và hoạt động thương mại quốc tế của Malaysia giai đoạn 2006 – 2020
Nguồn: Worldbank Thái Lan: Theo xu hướng hoạt động xuất nhập khẩu của các quốc gia trong khu
0 20 40 60 80 100 120
0 100 200 300 400 500 600
LSCI
Import and export value