CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA CHỈ SỐ KẾT NỐI HÀNG HẢI QUỐC GIA VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á21 2.1. Chỉ số kết nối hàng hải quốc gia và thương mại quốc tế khu vực Đông Nam Á
2.3. Đánh giá mối quan hệ giữa chỉ số hàng hải quốc gia và thương mại quốc tế
Để đánh giá mối quan hệ giữa chỉ số hàng hải quốc gia và thương mại quốc tế ta tính hệ số tương quan giữa hai biến LSCI (chỉ số kết nối hàng hải quốc gia) và giá trị xuất nhập khẩu của các quốc gia khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2006 – 2020.
Số liệu được sử dụng là số liệu về giá trị xuất nhập khẩu của các quốc gia khu vực Đông Nam Á và chỉ số kết nối hàng hải quốc gia trong giai đoạn 2006 – 2020 được lấy từ WorldBank. Để tính hệ số tương quan giữa hai biến, hàm Correl trong phần mềm Excel được sử dụng. Công thức tính cho hệ số tương quan là:
Trong đó: x là LSCI
y là Import, Export value 𝑥̅ là giá trị trung bình của LSCI
𝑦 ̅ là giá trị trung bình của Import, Export Value
Sau khi sử dụng hàm Correl trong Excel để tính hệ số tương quan giữa hai biến, ta được bảng có giá trị sau:
Bảng 2.17: Hệ số tương quan giữa LSCI và giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu, giá trị xuất nhập khẩu của các quốc gia trong khu vực ASEAN giai đoạn
2006 - 2020 Country name
Correlations
LSCI & Import value
LSCI & export value
LSCI & Import and export value
Vietnam 0,927656 0,92719 0,927863
Singapore 0,55231 0,602831 0,580144
Thailand 0,297047 0,500794 0,393288
Philippines 0,93061 0,870238 0,929594
Indonesia 0,331572 0,238597 0,302813
Cambodia 0,868064 0,863532 0,871444
Malaysia 0,8501 0,830392 0,848071
Myanmar 0,834589 0,815619 0,869371
Brunei 0,72097 0,29188 0,418603
Sau khi tính được hệ số tương quan của LSCI và giá trị xuất nhập khẩu, có thể thấy các giá trị của hệ số tương quan đều dương (>0), vậy nên khi giá trị của chỉ số kết nối hàng hải quốc gia tăng thì giá trị xuất nhập khẩu của các quốc gia trong khu vực cũng tăng và ngược lại. Các quốc gia có hệ số tương quan lớn hơn 0,5 có thể xem là giữa LSCI và giá trị xuất nhập khẩu mức độ tương quan mạnh. Các quốc gia trong khu vực có hệ số tương quan giữa giá trị xuất nhập khẩu và chỉ số kết nối hàng hải quốc gia lớn hơn 0,5, đó là Việt Nam, Singapore, Campuchia, Myanmar và Philippines.
Các quốc gia còn lại có hệ số tương quan lớn 0,3 là Indonesia, Brunei, Thái Lan có mức
độ tương quan giữa LSCI và giá trị xuất nhập khẩu ở mức trung bình. Ở các quốc gia như Việt Nam, Campuchia, Myanmar, Malaysia có hệ số tương quan giữa chỉ số kết nối hàng hải quốc gia và giá trị xuất khẩu ngang bằng với giá trị nhập khẩu chỉ ra xu hướng phát triển đồng đều giữa hoạt động xuất khẩu và hoạt động nhập khẩu. Ở các quốc gia có sự chênh lệch giữa hệ số tương quan giữa giá trị nhập khẩu và giá trị xuất khẩu là Singapore, Thái Lan, Philppines, Brunei, Indonesia chỉ ra sự phát triển không đồng đều giữa hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Hai quốc gia có sự chênh lệch rõ rệt có thể thấy là Thái Lan và Brunei. Đối với Thái Lan, hệ số tương quan giữa chỉ số kết nối hàng hải và giá trị nhập khẩu nhỏ hơn rõ rệt so với hệ số tương quan giữa chỉ số kết nối hàng hải quốc gia và giá trị nhập khẩu cho thấy Thái Lan có xu hướng là nước xuất siêu, hoạt động xuất khẩu có sự phát triển vượt trội hơn so với hoạt động nhập khẩu. Điều này ngược lại với Brunei, là quốc gia có hệ số tương quan giữa chỉ số kết nối hàng hải quốc gia và giá trị xuất khẩu bé hơn nhiều so với hệ số tương quan giữa chỉ số kết nối hàng hải quốc gia và giá trị nhập khẩu cho thấy Bruinei có xu hướng là nước nhập siêu, hoạt động xuất khẩu còn nhiều hạn chế so với hoạt động nhập khẩu.
Vì vậy, khi các quốc gia muốn gia tăng mức độ kết nối hàng hải quốc gia với thế giới thì đồng thời cần mở rộng hoạt động thương mại quốc tế. Trong hoạt động thương mại quốc tế, xu hướng mở cửa nền kinh tế, kích thích xuất khẩu có thể thấy là một xu hướng chung của khu vực trong những năm gần đây. Cùng với đó, các quốc gia trong khu vực cũng triển khai các chính sách mở rộng, cải tiến các cảng biển trong nước để có thể thu hút thêm số lượng tàu cập bến, sử dụng các dịch vụ tại cảng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển của tàu. Chỉ số kết nối hàng hải của các quốc gia trong khu vực có xu hướng tăng đồng đều, một số quốc gia nổi bật như Singapore và Malaysia nằm trong các quốc gia đứng đầu về chỉ số này trên thế giới. Quốc gia có chỉ số kết nối hàng hải tăng nhanh như Việt Nam và Philippines cũng cho thấy sự cải thiện nhanh chóng trong hoạt động thương mại quốc tế. Có thể thấy rằng, các hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia phát triển tạo tiền đề cho việc gia tăng số lần chuyên chở, chi phí cho các dịch vụ hàng hải cũng tăng theo. Từ đó, hoạt động chuyên chở bằng đường biển phát triển hơn và mức độ liên kết giữa các quốc gia cũng tăng lên. Ta có thể thấy mối quan hệ theo chiều hướng tích cực ở phía ngược lại, đó là khi chỉ số kết nối hàng hải của các quốc gia càng lớn lại càng thể hiện được mức độ cạnh tranh của quốc gia đó trong
thương mại quốc tế. Vì vậy, khi các quốc gia cải thiện hệ thống vận chuyển đường biển, nâng cao chất lượng dịch vụ hàng hải sẽ góp phần tích cực vào sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế của quốc gia đó và khu vực. Và ngược lại, khi thương mại quốc tế của một quốc gia phát triển sẽ là tiền đề cho sự phát triển hệ thống vận tải đường biển của quốc gia đó và khu vực.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
ASEAN là một khu vực tăng trưởng nhanh, trong một thập kỷ qua, vị thế kinh tế của khu vực ngày càng tăng, và tầng lớp trung lưu cũng ngày càng đông. Các quốc gia từ nhập siêu đã và đang trở thành các quốc gia xuất siêu sang các đối tác. Cùng với đó, mạng lưới vận chuyển đường biển trong khu vực tăng nhanh chóng nhờ vào chính sách mở rộng cảng biển, kích thích thương mại quốc tế của các quốc gia trong khu vực. Hầu hết các quốc gia trong ASEAN đều có đường bờ biển dài, nằm ở vị trí chiến lược và là nơi giao thương của tàu từ nhiều quốc gia trên thế giới. Điều này là tiền đề tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại phát triển nhanh chóng trong khu vực. Sau khi xem xét các chỉ số thương mại và tình hình cụ thể của từng quốc gia trong khu vực, ta có thể thấy rằng giữa chỉ số hàng hải quốc gia và thương mại quốc tế có mối quan hệ tương quan dương. Vì vậy, hai biến này có tác động qua lại lẫn nhau, khi chỉ số kết nối hàng hải quốc gia tăng sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế và ngược lại.