Phân tích công tác quản lý vật tư, tài sản cố định

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (Trang 33 - 37)

2.3.1 Các loại nguyên vật liệu dùng trong doanh nghiệp:

Nguyên vật liệu của Công ty là loại dễ mua, dễ kiếm trên thị trường, một phần mua ở trong nước, một phần được mua ở nước ngoài.

Bảng 2.3.1.1 Các loại nguyên vật liệu chính, phụ

STT TÊN NGUYÊN VẬT LIỆU ĐƠN VỊ TÍNH

1 Xi măng Tấn

2 Sắt, thép Tấn

3 Cát, đá M3

4 Gạch Viên

5 Tủ điện, bảng điện Cái

6 Sơn Thùng

2.3.2 Cách xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu:

Việc xây dựng định mức tiêu dùng vật liệu chính xác và đưa mức đó vào áp dụng trong sản xuất là biện pháp quan trọng nhất để thực hiện tiết kiệm vật liệu có cơ sở quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguyên vật liệu. Mức tiêu dùng nguyên vật liệu còn là căn cứ để tiến hành kế hoạch hóa cung ứng và sử dụng vật liệu tạo điều kiện

Chuyên đề thực tập cuối khóa

cho hạch toán kinh tế và thúc đẩy phong trào thi đua và thực hành tiết kiệm trong doanh nghiệp.

Hiện tại, Công ty TNHH dịch vụ vận chuyển Thành Hưng đang sử dụng phương pháp phân tích để xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu:

- Bước 1: Thu thập, nghiên cứu các tài liệu đến mức đặc biệt là về thiết kế sản phẩm, đặc tính của nguyên vật liệu, chất lượng máy móc thiết bị, trình độ tay nghề công nhân.

- Bước 2: Phân tích từng thành phần trong cơ cấu định mức, tính hệ số sử dụng và đề ra biện pháp phấn đấu giảm mức trong kỳ kế hoạch.

2.3.3 Tình hình sử dụng nguyên vật liệu.

* Nhập kho NVL:

- NVL mua ngoài: theo chế độ KT quy định, tất cả các loại VL về đến Công ty đều phải kiểm nhận và làm thủ tục nhập kho. Khi VL về đến Công ty thì nhân viên tiếp liệu mang hóa đơn của bên bán lên phòng Tài chính – Kế toán. Căn cứ vào hóa đơn, phòng TC – KT xem xét tính hợp lệ của hóa đơn, nếu hóa đơn hợp lý thì tiến hành nhập kho VL theo hai liên phiếu nhập kho. Người lập phiếu nhập kho đánh giá số liệu phiếu nhập và vào thẻ kho rồi giao liên 2 cho người nhận hàng. Người nhận hàng mang phiếu xuất và hóa đơn đi nhận hàng. Thủ kho kiểm nhận số lượng và chất lượng, ký liên phiếu rồi vào thẻ kho. Cuối ngày thủ kho chuyển cho kế toán VL liên phiếu nhập – xuất, hóa đơn để chuyển cho kế toán công nợ để thanh toán.

- Đối với CCDC: CCDC trong mỗi đơn hàng cần số lượng ít hơn NVL. Vì thế khâu vận chuyển và bảo quản CCDC đơn giản hơn so với NVL.

* Xuất kho NVL:

NVL được xuất cho các phân xưởng trực thuộc Công ty. Cán bộ kỹ thuật phòng Kế hoạch vật tư lập phiếu xuất. Người nhận NVL mang phiếu đến kho xin nhận vật liệu, thủ kho giữ lại một phiếu để vào thẻ kho. Sau đó chuyển cho kế toán NVL hạch toán.

* Tồn kho NVL:

Bộ phận Kế hoạch của Công ty chịu trách nhiệm chính trong công tác quản lý NVL, đứng đầu là trưởng bộ phận. Trưởng bộ phận có trách nhiệm xây dựng định mức tồn kho và đảm bảo cho việc thực thi mức tồn kho này.

Chuyên đề thực tập cuối khóa

Sơ đồ 2.3.3a – Sơ đồ tổ chức quản lý hàng tồn kho

2.3.4 Tình hình dự trữ, bảo quản và sử dụng nguyên vật liệu:

+ Ở khâu dự trữ: Doanh nghiệp phải xác định được định mức dự trữ tối đa, tối thiểu để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được bình thường tránh tình trạng phải ngừng sản xuất do thiếu nguyên vật liệu hoặc gây ứ đọng vốn do tồn quá nhiều nguyên liệu.

+ Ở khâu bảo quản: Cần đảm bảo theo đúng chế độ quy định phù hợp với tính chất lý hóa của mỗi loại vật liệu, tức là phải tổ chức sắp xếp những loại vật liệu có cùng tính chất lý hóa giống nhau vào một nơi, tránh việc để lẫn lộn với nhau làm ảnh hưởng đến chất lượng của nhau.

+ Ở khâu sử dụng: Sử dụng phải tiết kiệm ( song vẫn phải đảm bảo chất lượng sản phẩm ) Cần phải ghi chép, phản ánh tình hình xuất dùng và sử dụng. Cần sử dụng vật liệu hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở định mức và dự toán chi.

Mặt khác, cần tổ chức hệ thống kho hàng hợp lý cho dễ nhập, dễ xuất, dễ kiểm tra, tránh hư hỏng, mất mát, đảm bảo an toàn.

2.3.5. Cơ cấu và tình hình hao mòn của tài sản cố định.

* TSCĐ của Công ty TNHH dịch vụ vận chuyển Thành Hưng chủ yếu là : - Máy móc, thiết bị, nhà xưởng …

- Thiết bị dùng cho quản lý.

* Tiêu chuẩn TSCĐ hữu hình:

- Thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng TSCĐ đó.

- Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên.

- Có giá trị từ 10.000.000 đ (mười triệu đồng) trở lên (từ 1/1/2014 giá trị của tài sản cố định hữu hình phải trên 30.000.000 đồng trở lên).

- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy

* Phương pháp kế toán TSCĐ áp dụng trong công ty Công ty TNHH dịch vụ vận chuyển Thành Hưng.

Bộ phận quản lý hàng tồn kho

Bộ phận kế hoạch

sản xuất Bộ phận kế hoạch Hệ kho

phát triển

Chuyên đề thực tập cuối khóa

- Nguyên tắc xác định nguyên giá TSCĐ, thời gian sử dụng hữu ích và tỷ lệ khấu hao TSCĐ: theo chuẩn mực kế toán và thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 và mới đây là thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính

- TSCĐ được xác định bằng nguyên giá (-) giá trị hao mòn lũy kế.

- Nguyên giá TSCĐ bao gồm: giá mua và những chi phí có liên quan trưc tiếp đến việc đưa tài sản vào hoạt động. Chi phí mua sắm, cải tiến, lắp đặt cũng được tính vào giá trị TSCĐ. Còn chi phí sữa chữa bảo dưởng được tính riêng vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

- Khi TSCĐ được bán hay thanh lý thì giá trị thu lại được tính vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

- Cơ cấu: TSCĐ hữu hình gồm máy móc và các thiết bị phục vụ quản lý doanh nghiệp.

* Phương pháp tính khấu hao: Theo tìm hiểu từ Bộ phận kế toán thì Công ty TNHH dịch vụ vận chuyển Thành Hưng thường áp dụng phương pháp tính khấu hao đường thẳng.

Bảng 2.11 Bảng tổng hợp tình hình khấu hao TSCĐ năm 2013 và 2014 ĐVT:VNĐ

Chỉ tiêu Năm So sánh 2014/2013

2013 2014 Giá trị %

TSCĐ hữu hình 510.210.908 419.143.755 (91.067.153) -17,84

Nguyên giá 578.511.273 578.511.273 0 0

Giá trị hao mòn lũy kế (68.300.365) (159.367.518) (91.067.153) 33,33

Tỷ lệ hao mòn lũy kế 11,8 27,54

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán Nhận xét: Do tài sản cố định của Công ty còn mới, chưa cần phải bổ sung thêm.

Tỷ lệ hao mòn trên nguyên giá của tài sản cố định (HM/ NG) thể hiện tình trạng hao mòn hay mức độ cũ mới của tài sản cố định. Năm 2014, tỷ lệ này là 27,54% cho thấy tài sản cố định của doanh nghiệp còn mới.

2.3.6. Tình hình sử dụng tài sản cố định.

Thời gian sử dụng TSCĐ theo quy định:

Loại tài sản cố định Số năm

Máy móc và thiết bị 03-12

Thiết bị, dụng cụ quản lý 03-07

Chuyên đề thực tập cuối khóa

Công ty TNHH dịch vụ vận chuyển Thành Hưng sử dụng và khấu hao TSCĐ theo chuẩn mực kế toán và thông tư 203/2009/TT-BTC của Bộ tài chính về khấu hao TSCĐ. Hiện nay, 100% tài sản cố định của công ty vẫn còn giá trị khấu hao và đạt tiêu chuẩn công suất làm việc theo quy định của công ty.

2.3.7. Nhận xét.

Trong công tác quản lý TSCĐ công ty đã tiến hành phấn cấp quản lý một cách rõ ràng giữa các bộ phận quản lý và sử dụng TSCĐ hữu hình, nâng cao tinh thần trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong quá trình mua sắm, bảo quản tài sản, theo dõi tình hình biến động để hạn chế việc thất thoát.

Tại Công ty TNHH dịch vụ vận chuyển Thành Hưng, TSCĐ hữu hình chiếm tỷ trọng ít trong tổng tài sản. Công tác quản lý TSCĐ của công ty nhìn chung đạt hiệu quả. Do công ty mới bổ xung thêm TSCĐ nên các TSCĐ vẫn còn mới và thời gian sử dụng còn nhiều. Vì vậy cần công tác bảo quản TSCĐ cần được duy trì .

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)