2.4.1 Phân loại chi phí.
Theo phòng Tài chính – kế toán thì Công ty TNHH dịch vụ vận chuyển Thành Hưng phân loại chi phí theo khoản mục:
Chi phí quản lý doanh nghiệp o Chi phí khấu hao TSCĐ o Chi phí khác
Giá vốn hàng bán
Chi phí tài chính
Bảng 2.12 Tổng hợp các loại chi phí của công ty năm 2013 và 2014
ĐVT:VNĐ
Khoản mục
Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2014 và 2013 Giá trị Tỷ lệ
(%) Giá trị Tỷ lệ
(%) Giá trị Tỷ lệ (%) Chi phí quản lý
doanh nghiệp 1.134.869.475 100 1.732.002.087 100 597.132.612 52,61 - Chi phí khấu
hao TSCĐ 68.300.365 6,01 91.067.153 5,25 22.766.788 33,33
- Chi phí khác 61.902.000 5,45 228.829.388 13,21 166.927.388 269,66 Giá vốn hàng
bán 25.333.973.101 64.435.364.533 39.101.391.432 154,34
Chi phí tài
chính 9.919.792 38.520.055 28.600.263 288,31
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Nguồn: Phòng tài chính - kế toán
Nhận xét: chi phí quản lý kinh doanh của công ty năm 2014 tăng 52,61% (tương đương gần 600 triệu đồng). Chi phí khấu hao tài sản cố định tăng 33,33% ( tương đương hơn 22 triệu đồng) tuy chi phí khấu hao tài sản tăng nhưng nguyên giá của tài sản cố định không đổi do công ty chưa thay mới hay bổ sung thêm. Chi phí khác tăng mạnh, năm 2014 tăng 269% ( tương đương hơn 166 triệu đồng). Giá vốn hàng bán năm 2014 tăng 154% ( tương đương hơn 39 tỷ đồng) điều này là do công ty đã mở rộng thị trường, tăng số lượng đại lý nên số lượng hàng bán được tăng cao. Năm 2014 chi phí tài chính tăng lên hơn 28 triệu đồng so với năm 2013.
2.4.2 Xây dựng giá thành kế hoạch.
Để phân tích giá thành công trình: “Công trình xây dựng trường chất lượng cao Hoa Huệ .” ta sử dụng phương pháp so sánh
Căn cứ vào dự toán công trình, kế hoạch giá thành và báo cáo giá thành hoàn thành trong kỳ ta lập biểu phân tích chung giá thành theo danh mục công trình.
Biểu 02 - PT : PHÂN TÍCH TỔNG GIÁ THÀNH THEO KHOẢN MỤC CHI PHÍ
ĐVT: đồng
Khoản mục chi
phí
Giá thành dự toán
Giá thành kế hoạch
Giá thành
thực tế Mức hạ giá thành Tỷ lệ hạ giá thành Kế hoạch Thực tế Kế
hoạch
Thự c tế
CF NVLTT 9.674.400.000 9.727.772.950 9.810.000.000 53.372.950 135.051.308 0,54 1,38 CF NCTT 1.465.900.000 1.385.715.221 1.386.000.000 -80.184.779 -79.900.000 -5,786 -5,76 CF MTC 714.500.000 709.897.457 700.200.000 -4.602.543 14.300.000 -0,64 2,18 CF SXC 383.120.000 373.260.003 369.400.000 -9.859.997 -13.720.000 -2,64 -3,92 Tổng 12.237.920.000 12.196.645.631 12.265.600.000 -41.274.369 56.280.000 -0,34 0,51
Nguồn: Phòng kế toán – Tài vụ Căn cứ vào biểu 02 - PT ta thấy:
Đối với các khoản mục giá thành, công ty không thực hiện được nhiệm vụ hạ thấp giá thành sản phẩm so với kế hoạch đã đặt ra. Trong đó khoản mục tăng giá thành lớn nhất là khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: So với kế hoạch mức tăng giá thành (135.600.000 - 53.327.950) = 81.723.358 đồng, tỷ lệ tăng giá thành là (1,38 - 0,54) = 0,84%. Khoản mục chi phí sử dụng máy thi công, giá thành thực tế tăng so với kế hoạch là (14.300.000 - (-4,602.543)) = 18.902.543 đồng, tỷ lệ tăng (2,18 - (-0,64)) = 2,28%. Như
Chuyên đề thực tập cuối khóa
vậy, qua đánh giá chung về giá thành toàn công ty ta thấy các nhà quản trị Công ty cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu công tác tổ chức thi công và quản lý chi phí xây lắp đối với những khoản mục chi phí có mức và tỷ lệ bộ chi giá thành lớn nhất nhằm tìm ra các biện pháp hạ giá thành xây lắp.
2.4.3 Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế.
* Phương pháp tập hợp chi phí:
Tùy theo từng loại chi phí và điều kiện cụ thể, ta có thể áp dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất thích hợp. Có 2 phương pháp tập hợp chi phí sản xuất:
- Phương pháp trực tiếp: phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan đến từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất riêng biệt. Do đó, có thể căn cứ vào chứng từ ban đầu để hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng khác nhau.
- Phương pháp phân bổ gián tiếp: phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán chi phí và không tổ chức ghi chép riêng cho từng đối tượng. Vì thế, phải tập hợp chung nhiều đối tượng, sau đó lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp để phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng kế toán chi phí.
* Phương pháp tính giá thành thực tế: áp dụng theo phương pháp giản đơn – trực tiếp.
Công thức tính:
Tổng giá thành = Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Giá thành đơn vị = Tổng giá thành
Số lượng sản phẩm hoàn thành.
Trường hợp cuối kỳ có nhiều sản phẩm làm dở, không ổn định thì cần phải tổ chức đánh giá lại theo các phương pháp thích hợp.
Z = DDK + C - DCK
Z: giá thành
DDK : dở dang đầu kỳ.
DCK : dở dang cuối kỳ.
C: chi phí.
2.4.4 Các loại sổ sách kế toán.
Công ty áp dụng hình thức kế toán theo Nhật ký chung.
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan.
Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.
Hình 2.7 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức NKC
Ghi chú:
Chứng từ kế toán
Sổ nhật ký chung Sổ nhật ký đặc
biệt Sổ, thẻ ké toán chi tiết
Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đôi số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ:
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra: