Khu vực chính thức

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của tài chính vi mô cho xoá đói giảm nghèo tại việt nam (Trang 39 - 45)

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN

2.2. Những nhà cung cấp tài chính vi mô chính ở Việt Nam

2.2.1. Khu vực chính thức

2.2.1.1. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.

Ngân hàng Chính sách xã hội là ngân hàng quốc doanh được thành lập theo Quyết định 131/2002/QĐ-TTg ngày 4 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ Người nghèo thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Việc xây dựng Ngân hàng Chính sách xã hội là điều kiện để mở rộng thêm các đối tượng phục vụ là hộ nghèo, học sinh, sinh viên có hoàn

CÁC NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TCVM

CHÍNH THỨC BÁN CHÍNH THỨC PHI CHÍNH THỨC

Họ/Phường

Họ hàng và bạn bè

Người cho vay

Cửa hàng cầm đồ

Nhà giao dịch nhỏ

Nhà cung cấp đầu vào

Đại lý Marketing 6 TC/50% khách

hàng của TCTCVM

44 TC/ quy mô nhỏ Agriban

k NHCSXH

QTDNDTW

QTDNDCS

TYM

(Nguồn : ADB)

Luận văn tốt nghiệp Kinh tế

cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách cần vay vốn để giải quyết việc làm, đi lao động có thời hạn ở nước ngoài và các tổ chức kinh tế, cá nhân hộ sản xuất, kinh doanh thuộc các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Tổng dư nợ của Ngân hàng Chính sách xã hội năm 2015 đạt 142.528 tỷ đồng, tăng 10,1% so với năm 2014 và tăng 15% so với năm 2013. Đến 31/12/2015, tổng nguồn vốn đạt 146.460 tỷ đồng tăng 7,3% so năm 2014.

Ngân hàng Chính sách xã hội đã đầu tư cho vay 10 chương trình với tổng dư nợ đạt 128.119 tỷ đồng tăng 9,9% so với 31/12/2014. Trong đó, cho vay hộ nghèo và cho vay hộ cận nghèo chiếm tỷ trọng trên 50%.

2.2.1.2. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam được thành lập năm 1988. Trước đó ngân hàng này chỉ là một bộ phận của Ngân hàng Nhà Nước. Từ năm 2003, ngân hàng đã chuyển giao việc cho vay hộ nghèo cho Ngân hàng chính sách, mặc dù họ vẫn đang thực hiện tín dụng do các tổ chức quốc tế tài trợ thông qua nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cùng với các chương trình tín dụng khác do chính phủ chỉ đạo.

Vốn vay của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ yếu cung cấp cho những người nông dân ở khu vực nông thôn. Mức vốn cho vay dưới 10 triệu đồng không đòi hỏi thế chấp nếu như được các đoàn thể như Hội Phụ nữ , Hội Nông dân... bảo lãnh, mức vốn trên 10 triệu đồng cần phải có thế chấp. Ngân hàng ít có đại diện xuống đến mức làng nhưng thường có văn phòng ở cấp tỉnh.

Trong số các tổ chức tài chính vi mô, chỉ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn có hoạt động thanh toán tương đối phát triển. Hiện nay Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn là tổ chức tài chính vi

Luận văn tốt nghiệp Kinh tế

mô lớn nhất liên kết với mạng chuyển tiền quốc tế Western Union, thực hiện chuyển tiền trong nước, phát hành và quản lý thẻ ATM với hơn 400 máy ATM trên toàn quốc.

Tuy là ngân hàng lớn nhất cho nông dân vay tiền, số tín dụng vi mô do ngân hàng này cung cấp tương đối giới hạn vì hai lý do: thứ nhất, ngân hàng này tuy do trung ương kiểm soát nhưng không được ủy nhiệm phục vụ dân nghèo và thứ hai, chính ngân hàng không khuyến khích phát triển tín dụng vi mô – vì hoạt động chính của ngân hàng là cung cấp tín dụng thương mại cho giới không nghèo.

2.2.1.3. Các quỹ tín dụng nhân dân.

Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương được thành lập lần đầu tiên vào năm 1993. Mô hình này dựa trên hệ thống Caisse Populaire của Quebec, Canada. Hiện tại các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, quỹ tín dụng nhân dân Trung ương đã gia nhập vào Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân Việt và đều được trở thành hội viên chính thức của Hiệp hội. Hiện tại Hiệp hội có trên 1000 thành viên là các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ở hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước.

Tình hình hoạt động của một số quỹ tín dụng nhân dân cơ sở:

- Quỹ tín dụng nhân dân An Hữu – xã An Hữu – huyện Cái Bè – tỉnh Tiền Giang: năm 2015, Quỹ đã thực hiện tốt công tác huy động vốn và cho vay tại chỗ nên trong năm qua Quỹ đã hoàn thành cơ bản một số chỉ tiêu cơ bản như tổng nguồn vốn huy động của Quỹ đạt 50.623 triệu đồng tăng 1,21% so với năm trước, vốn điều lệ tăng 27,80%, hỗ trợ cho vay 1.186 lượt thành viên vay vốn với tổng dư nợ đạt 46.753 triệu đồng tăng 8,69%

so với năm trước. Bên cạnh hoạt động kinh doanh, Quỹ cũng quan tâm đến đời sống của thành viên, tổ chức thăm viếng gia đình thành viên khi có hữu

Luận văn tốt nghiệp Kinh tế

sự, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội tại địa phương như ủng hộ đóng góp các quỹ phúc lợi …

- Quỹ tín dụng nhân dân Vạn Phúc – xã Vạn Phúc – huyện Thanh Trì – Hà Nội: năm 2015, được sự tin tưởng của khách hàng và nhân dân trong phường, Quỹ tín dụng nhân dân Vạn Phúc đã khai thác tốt nguồn vốn nhàn rỗi tại chỗ trong nhân dân. Trong năm 2015, Quỹ đã huy động doanh số tiền gửi lên đến 481,6 tỷ đồng; đã cho 196 lượt thành viên vay với tổng danh số là 50,1 tỷ đồng. Tổng dư nợ đến ngày 31/12/2015 là 30,6 tỷ đồng, đạt 72,23% kế hoạch. Theo đánh giá của Quỹ, các thành viên đều sử dụng vốn vay đúng mục đích, đã góp phần duy trì ổn định sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống cho các hộ gia đình làm nghề dệt tại làng lụa Vạn Phúc.

Kết quả của công tác tín dụng đã góp phần tích cực phát triển kinh tế hộ gia đình, gián tiếp tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, duy trì được nghề dệt lụa truyền thống, phát triển kinh tế địa phương.

Quỹ tín dụng nhân dân được đánh giá cao về khả năng tiếp cận khách hàng và độ tiện ích của dịch vụ, nhưng bị giới hạn ở phạm vi hoạt động trong cấp xã. do đặc điểm là tổ chức tín dụng phi ngân hàng, hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân chỉ bó hẹp trong phạm vi cung cấp các dịch vụ tài chính cho các thành viên của quỹ. Hiện nay, chỉ mới có 2 quỹ được phép tiến hành thử nghiệm dịch vụ chuyển tiền, trong khi nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng ở nông thôn đang ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ, đẩy vị thế hoạt động của các quỹ ngày càng eo hẹp.

- Quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Quảng Bình: hiện nay, hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn có 41.796 thành viên, tăng 3.534 thành viên so với năm trước. Năm 2015, hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân đã đảm bảo đúng tôn chỉ, mục đích, tăng trưởng bền vững, an toàn, hiệu quả và ngày càng có uy tín đối với cộng đồng dân cư địa phương nói chung, các

Luận văn tốt nghiệp Kinh tế

thành viên nói riêng và được cấp ủy, chính quyền các cấp đánh giá cao.

Trong năm, tổng nguồn vốn hoạt động đạt trên 1.796 tỷ đồng, tăng 6,2%.

Các quỹ tín dụng nhân dân đã cho trên 20 ngàn lượt thành viên vay 1.955 tỷ đồng để phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và nông nghiệp, nông thôn. Tính đến ngày 31/12/2015, dư nợ cho vay trên 1.470 tỷ đồng, tăng 32,7%...

- Quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Thái Bình: Trong năm qua, hoạt động kinh doanh của quỹ tín dụng nhân dân Thái Bình tiếp tục phát triển nhanh, vững chắc. Công tác huy động vốn luôn chú trọng nên nguồn vốn huy động tăng trưởng cao.Tính đến ngày 31.12.2015, tổng nguồn vốn của đơn vị đạt 60 tỷ 631 triệu đồng, tăng 13 tỷ 343 triệu đồng so cùng kỳ năm trước, đạt 107% so kế hoạch. Trong đó vốn điều lệ 3 tỷ đồng, tăng 800 triệu so cùng kỳ; vốn huy động tiền gửi đạt 53 tỷ 431 triệu đồng, tăng 21 tỷ 861 triệu đồng so năm trước; vốn vay ngân hàng hợp tác xã chi nhánh TP.HCM là 2 tỷ đồng; vốn khác 2,2 tỷ đồng.Năm 2015, quỹ tín dụng nhân dân Thái Bình đã giải quyết cho 970 lượt thành viên vay với tổng số tiền 67 tỷ 115 triệu đồng, trong đó nợ xấu chiếm tỷ lệ 0,92%.

2.2.1.4. Dịch vụ tiết kiệm bưu điện Việt Nam.

Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện được thành lập vào năm 1999 và hoạt động dưới quyền của Tổng cục Bưu chính viễn thông Việt Nam. Là một mạng những hợp tác xã tài chính hoạt động độc lập vừa nhận tiền tiết kiệm của dân vừa phát hành tín dụng vi mô cho bộ phận dân cư Việt Nam chưa được phục vụ đầy đủ. Theo Quyết định 215/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện được phép huy động tiền nhàn rỗi trong dân cư thông qua các dịch vụ tiết kiệm bưu điện để chuyển giao cho Quỹ Hỗ trợ phát triển – đây là Quỹ huy động vốn trung và dài hạn, tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn của Nhà nước dành cho tín

Luận văn tốt nghiệp Kinh tế

dụng đầu tư phát triển, hiện nay đã được chuyển đổi thành ngân hàng Phát triển Viển Nam.

Ngày 29/7/2011, Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt chính thức được ra mắt và là sự kết hợp của Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện với ngân hàng Liên Việt . Từ 2008 đến 2012, LienVietPostBank đã tích cực đóng góp trên 600 trăm tỷ đồng cho cộng đồng và xã hội thông qua một loạt chương trình, hoạt động xã hội. Đã tài trợ trên 40 tỷ đồng cho Quỹ vì người nghèo các tỉnh Hậu Giang, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Bến Tre

2.2.1.5. Tổ chức Tài chính vi mô TNHH Một thành viên Tình Thương (TYM).

Tổ chức Tài chính vi mô TNHH Một thành viên Tình Thương (TYM) là tổ chức tài chính vi mô chính thức đầu tiên tại Việt Nam do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thành lập với sứ mệnh Cải thiện chất lượng cuộc sống của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp, đặc biệt ưu tiên phụ nữ nghèo, yếu thế thông qua các dịch vụ tài chính và phi tài chính, tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia vào các hoạt động kinh tế và xã hội, góp phần nâng cao vị thế của người phụ nữ.

Được thành lập năm 1992, trải qua hơn 20 năm phát triển và trưởng thành, với thành tích giúp đỡ hàng nghìn chị em phụ nữ thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu, xây dựng mô hình vay vốn dễ dàng và phù hợp với các hộ gia đình tại các địa bàn nông thôn, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của đất nước, TYM đã vinh dự nhận được những giải thưởng cao quý do Nhà nước trao tặng như Huân chương lao động hạng Nhất, Giải thưởng phụ nữ Việt Nam, Tổ chức tài chính vi mô tiêu biểu,...

Luận văn tốt nghiệp Kinh tế

Tính đến cuối năm 2015, tổng số thành viên của Quỹ tăng lên là 117.735 thành viên với 57 chi nhánh ở 54 huyện. Năm 2014, TYM duy trì 4 loại vốn vay và triển khai thí điểm sản phẩm mới – vốn đầu tư. Bốn loại vốn bao gồm: vốn chính sách, vốn phát triển kinh tế, vốn tiêu dùng và vốn hỗ trợ xây dựng sửa chữa. Với vốn chính sách – loại vốn dành cho đối tượng nghèo theo tiêu chuẩn của Chính phủ - được TYM nâng mức vay tối đa các vòng, giảm lãi suất xuống còn 5%/năm vào giữa năm 2014 nhằm giúp phụ nữ nghèo dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn. Sau 2 năm thực hiện, có 6.529 lượt thành viên đã vay với số tiền 68,6 tỷ đồng, với dư nợ vốn gần 15 tỷ đồng.

Với việc liên tục cải tiến đặc tính các sản phẩm tín dụng, tiếp tục duy trì tính ưu việt trong phương thức cho vay như không cần thế chấp, món vay trả dần hàng tuần/tháng, món vay được phát trực tiếp đến từng thành viên…, đến tháng 12/2014, TYM đã tiếp cận được 104.376 hỗ nghèo, phát vốn đạt 1,381 tỷ đồng, với dư nợ vồn hơn 758 tỷ đồng, tỷ lệ hoàn trả đạt 99,98%.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của tài chính vi mô cho xoá đói giảm nghèo tại việt nam (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)