Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của tài chính vi mô cho xoá đói giảm nghèo tại việt nam (Trang 74 - 77)

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN

2.5.2. Những tồn tại, hạn chế

2.5.2.1. Thiếu các quy định quản lý TCVM một cách rõ ràng.

Không có khung pháp lý rõ ràng khiến cho TCVM thường được nhìn nhận là một công cụ xã hội hơn là một phần của khu vực tài chính.

Trong một thời gian dài chính phủ ở cấp trung ương và địa phương đã nhìn nhận TCVM là một công cụ xã hội và nhân đạo để xóa đói giảm nghèo thay vì coi đây là một công cụ kinh tế để tăng trưởng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính của người nghèo. Do đó, thiếu các thông tin hướng dẫn hoạt động như xác định đối tượng, mục tiêu, phương pháp cho vay, cơ cấu thể chế cho các tổ chức TCVM.

2.5.2.2. Về cơ cấu tổ chức của các tổ chức tài chính vi mô.

Những tổ chức TCVM bán chính thức được Chính phủ công nhận nhưng nó vẫn chưa được thể chế hóa và quản lý bởi Ngân hàng Nhà nước trong thực hiện chức năng tài chính. Khu vực bán chính thức thường là nhỏ và chỉ chiếm khoảng 5% thị phần tín dụng nông thôn. Đa số các tổ chức TCVM được tài trợ bởi các tổ chức phi chính phủ... Do vây, đa số các tổ chức tài chính vi mô bán chính thức có những hạn chế sau – Đây cũng là những hạn chế lớn nhất của các tổ chức này.

 Những dự án của các tổ chức phi chính phủ quốc tế thường là phục vụ cho những mục tiêu xã hội ngắn hạn trong đó có kết hợp với dịch vụ tài chính. Sau khi dự án cho tài chính vi mô hoàn thành thì họ lại chuyển sang những dự án mới vì vậy tài chính vi mô thiếu sự bền vững.

 Các tổ chức phi chính phủ quốc tế không có những chiến lược dài hạn cho khu vực tài chính vi mô.

 Thiếu sự rõ ràng trong việc sở hữu nguồn vốn

Luận văn tốt nghiệp Kinh tế

 Cơ chế tài chính vi mô thiếu những kỹ năng chuyên nghiệp, nhân viên thường là làm việc bán thời gian.

 Thiếu cơ cấu rõ ràng

 Thiếu hệ thống kiểm soát nội bộ

 Thiếu khung pháp lý để phát triển tổ chức và huy động vốn 2.5.2.3. Khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay còn hạn chế.

Hiện nay, các tổ chức TCVM bán chính thức không được phép vay vốn từ các ngân hàng thương mại hoặc từ các ngân hàng đầu tư nước ngoài.

Trên thực tế, các tổ chức này đã phải dựa chủ yếu vào cá khoản đóng góp và viện trợ của các tổ chức NGO hoặc các tổ chức đoàn thể trong nước và điều đó làm hạn chế rất lớn khả năng của các tổ chức này.

2.5.2.4. Tất cả các tổ chức tài chính vi mô đang thiếu sự hiểu biết về tài chính và tài chính vi mô.

Sự kết hợp giữa các tổ chức tài chính vi mô và các dịch vụ khuyến nông là chưa hiệu quả. Sau nhiều năm hoạt động, hầu hết các tổ chức tài chính vi mô vẫn chưa đạt tới trình độ chuyên môn cần thiết về tài chính vi mô. Một vấn đề nghiêm trọng hơn là tổ chức tài chính vi mô đang thiếu văn hóa cho vay thương mại: nó cung cấp những vốn vay ưu đãi từ chính phủ đến các hộ gia đình nghèo thông qua các đoàn thể địa phương (như Hội Nông dân và Hội Phụ nữ), và được Chính phủ bao cấp hết mọi khoản mất mát và rủi ro của vốn vay

2.5.2.5. Phần lớn các chương trình TCVM quá nhỏ và phân tán nên không tạo được tác động lớn và bền vững.

Do hầu hết các tổ chức cung cấp TCVM là tổ chức phi chính phủ đa mục đích, trọng tâm ban đầu của họ là phát triển cộng đồng địa phương chứ

Luận văn tốt nghiệp Kinh tế

không phải là phát triển một mạng lưới cấp quốc gia các tổ chức tài chính phục vụ người nghèo. Do vậy, tài chính vi mô Viêt Nam đã phát triển một cách rời rạc, mỗi tỉnh hoặc địa phương hoạt động một cách riêng rẽ với những mục đích và mục tiêu của mình. Thiếu sự liên kết mang tính mạng lưới giữa các tổ chức cung cấp tài chính vi mô ở Việt Nam.

2.5.2.6. Thiếu nguồn nhân lực tổng hợp về TCVM và đơn vị chuyên trách theo dõi, giám sát hoạt động của các tổ chức TCVM.

Do đặc điểm hoạt động riêng biệt của các TCTVM bán chính thức không chuyên môn hóa trong lĩnh vực tài chính nông thôn, nhiều tổ chức không thực hiện thu thập và quản lý dữ liệu thường xuyên. Trong số 44 TCTCVM bán chính thức gửi báo cáo cho nhóm công tác tài chính vi mô MFWG, 70% có tỷ lệ tự vững cao hơn 100%. Do thiếu tính chuẩn hóa trong tính toán, các TCTCVM bán chính thức quản lý tài chính không theo một khuôn mẫu nhất định, các chi phí tài chính hạn chế (rất ít vốn đi vay), năng lực và kỹ năng quản lý dựa chủ yếu vào các tổ chức quần chúng hợp tác như hội phụ nữ và hội nông dân. Do vậy hiệu quả và tính chuyên nghiệp cũng như sự minh bạch không cao.

Luận văn tốt nghiệp Kinh tế

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của tài chính vi mô cho xoá đói giảm nghèo tại việt nam (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)