Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn ngân sách vào đầu tư XDCB

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nsnn chi đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện thanh liêm, tỉnh hà nam (Trang 30 - 51)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN NSNN CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

1.2 Hiệu quả vốn đầu tư XDCB

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn ngân sách vào đầu tư XDCB

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VĐT thuộc NSNN Một là, công tác quy hoạch và kế hoạch đề ra

Công tác quy hoạch và kế hoạch hoá hoạt động đầu tư (gọi tắt là kế hoạch hoá đầu tư) vừa là nội dung vừa là công cụ quản lý hoạt động đầu tư. Để nâng cao hiệu quả sử dụng VĐT XDCB thì công tác quy hoạch kế hoạch đầu tư phải xuất phát từ nhu cầu của phát triển kinh tế. Mục đích đầu tư cuối cùng của hoạt động đầu tư XDCB là tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở kỹ thuật cho nền sản xuất xã hội. Do đó nhu cầu của nền kinh tế là xuất phát điểm cho việc lập quy hoạch và công tác kế hoạch hoá và phải dựa vào định hướng lâu dài của Nhà nước, phù hợp với quy định của pháp luật.

Kế hoạch đầu tư phải dựa trên khả năng huy động của nguồn lực trong và

Chuyên đề thực tập cuối khóa

ngoài nước đảm bảo tính vững chắc và có mục tiêu rõ rệt. Công tác quy hoạch và kế hoạch phải đảm bảo tính khoa học, tính đồng bộ và tính liên tục. Có như vậy thì hiệu quả sử dụng VĐT XDCB mới được nâng cao, ngược lại công tác quy hoạch, công tác kế hoạch tính khoa học không cao, không xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế, không có mục đích rõ rệt, không có tính bền vững thì dễ gây nên lãng phí thất thoát VĐT XDCB.

Có thể khẳng định quy hoạch ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến hiệu quả của hoạt động đầu tư XDCB. Thực tế đầu tư XDCB trong những năm qua cho thấy, nếu quy hoạch yếu thì tình trạng các công trình không đưa vào sử dụng được hoặc thua lỗ kéo dài phải phá sản như nhà máy xử lý rác, thủ công mỹ nghệ, chợ đầu mối…Quy hoạch dàn trải sẽ làm cho việc đầu tư XDCB manh mún không có hiệu quả. Nhưng nếu không có quy hoạch thì hậu quả lại càng nặng nề hơn. Vì vậy khi đã có quy hoạch cần phải công khai quy hoạch để người dân có quyền được biết. Trên cơ sở quy hoạch, về đầu tư XDCB của Nhà nước, Nhà nước cần phải đưa vào đầu tư, khuyến khích các khu vực vốn khác tham gia đầu tư để tránh tình trạng quy hoạch treo.

Hai là, các chính sách kinh tế

Các chính sách kinh tế là nhóm nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sử dụng VĐT. Đó là chính sách dịch vụ thương mại, chính sách đầu tư…Các chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô, vi mô như chính sách tài khoá (chủ yếu là chính sách thuế và chính sách chi tiêu của Chính phủ), chính sách tiền tệ (công cụ chính sách lãi suất và mức cung tiền), chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách khấu hao...

Chính sách kinh tế góp phần tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực, VĐT được sử dụng có hiệu quả cao hay thấp. Các chính sách kinh tế tác động vào lĩnh vực đầu tư góp phần tạo ra một cơ cấu đầu tư nhất định, là cơ sở để hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý hay không hợp lý cũng như tác động làm tăng

Chuyên đề thực tập cuối khóa

hoặc giảm thất thoát VĐT, theo đó mà VĐT được sử dụng có hiệu quả hay không có hiệu quả

Trong quá trình khai thác sử dụng các đối tượng đầu tư hoàn thành, các chính sách kinh tế tác động làm cho đối tượng này phát huy tác dụng tích cực hay tiêu cực. Tức là làm cho VĐT được sử dụng có hiệu quả cao hay thấp.

Cùng với chiến lược CNH đúng đắn, nếu các chính sách kinh tế được xác định phù hợp với hệ thống đồng bộ và nhất quán thì sự nghiệp CNH sẽ thắng lợi, VĐT sẽ mang lại hiệu quả sử dụng cao. Ngược lại, nếu các chính sách kinh tế xác định không phù hợp, thiếu tính hệ thống, thiếu sự đồng bộ và nhất quán thì sự nghiệp CNH sẽ gặp trở ngại, làm cho hiệu quả sử dụng VĐT thấp.

Ba là, công tác tổ chức quản lý vốn đầu tư xây dựng

Tổ chức quản lý VĐT xây dựng là một lĩnh vực rộng bao gồm nhiều nội dung nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh phù hợp với chiến lược phát triển KT - XH trong từng thời kỳ nhất định để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH đất nước. Sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn VĐT do Nhà nước quản lý, chống thất thoát, lãng phí, bảo đảm dự án được xây dựng đúng quy hoạch, mỹ quan, bền vững, đảm bảo môi trường sinh thái, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong đầu tư xây dựng, áp dụng công nghệ tiên tiến với chi phí hợp lý, tổ chức quản lý chặt chẽ theo đúng trình tự XDCB đối với các dự án thuộc nguồn vốn NSNN. Vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan quản lý Nhà nước, chủ đầu tư, tổ chức tư vấn và nhà thầu trong quá trình đầu tư và dây dựng, nhằm sử dụng có hiệu quả VĐT. Chất lượng của công tác quản lý đầu tư sẽ tạo điều kiện cho việc tiết kiệm hay thất thoát, lãng phí VĐT, cũng như tạo điều kiện cho việc tiết kiệm hay thất thoát, lãng phí VĐT, cũng như tạo điều kiện cho các kết quả đầu tư tăng hay giảm về mặt khối lượng và mang lại nhiều hay ít các lợi ích KT - XH khi khai thác sử dụng có kết quả đầu tư này. Chính do những thiếu sót trong công tác quản lý đầu tư và xây

Chuyên đề thực tập cuối khóa

dựng đã làm cho VĐT bị thất thoát, lãng phí. Một số đối tượng đầu tư hoàn thành mang lại hiệu quả sử dụng không như mong muốn về lợi ích KT - XH chính là những nguyên nhân làm cho VĐT kém hiệu quả.

Bốn là, tổ chức khai thác, sử dụng cho các đối tượng đầu tư hoàn thành Tổ chức khai thác, sử dụng các đối tượng đầu tư hoàn thành sẽ tạo ra một khối lượng cung ứng hàng hoá dịch vụ nhất định. So sánh khối lượng hàng hoá dịch vụ này với nhu cầu hàng hoá dịch vụ của nền kinh tế sẽ xác định lợi ích kinh tế của VĐT.

Tổ chức khai thác, sử dụng các đối tượng đầu tư hoàn thành có kết quả tốt hay không lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

Thứ nhất: do tác động của việc chọn mô hình chiến lược CNH, tác động của việc sử dụng các chính sách kinh tế và tác động của các tổ chức quản lý quá trình đầu tư xây dựng. Các nhân tố này tuỳ thuộc vào mức độ đúng đắn, phù hợp của chúng mà có tác động ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến các đối tượng của quá trình đầu tư hoàn thành.

Thứ hai: các nhân tố thuộc bản thân của quá trình tổ chức, khai thác, sử dụng các đối tượng đầu tư hoàn thành như công tác tổ chức điều hành, công tác nghiên cứu triển khai, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, công tác tiếp thị, chiếm lĩnh và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, công tác cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm…

Nhóm nhân tố tổ chức khai thác sử dụng các đối tượng đầu tư hoàn thành, với vị trí riêng có vai trò quan trọng trong sự tác động độc lập và theo mối liên hệ tác động lẫn nhau giữa chúng có thể tác động tổng hợp đến hiệu quả sử dụng VĐT.

1.3 Sự cần thiết sử dụng hiệu quả nguồn vốn NSNN chi đầu tư XDCB

* Các chỉ tiêu sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng VĐT XDCB

Nền kinh tế luôn luôn tồn tại mâu thuẫn, một bên là nhu cầu xã hội có tính vô hạn và một bên là nguồn lực khan hiếm, có hạn để tạo ra sản phẩm hàng hoá và dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu xã hội.

Chuyên đề thực tập cuối khóa

Việc đo lường đánh giá hiệu quả VĐT trở nên rất cần thiết đặc biệt là đối với nền kinh tế kém phát triển có mức thu nhập thấp như nước ta.

Lợi ích của VĐT mang lại bao gồm lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội. Biểu hiện của lợi ích kinh tế là tăng thu nhập quốc dân, nâng cao mức sống làm thay đổi cơ cấu và thúc đẩy nền kinh tế phát triển, từ đó làm tăng thu ngân sách Nhà nước, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm chi phí, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, bảo vệ môi trường…

Lợi ích xã hội biểu hiện lợi ích chính trị, quốc phòng, an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, phát triển văn hoá, tăng cường sự bình đẳng và quyền lợi của các quốc gia dân tộc.

Để đánh giá hiệu quả của hoạt đồng đầu tư, người ta thường sử dụng các nhóm chỉ tiêu sau:

* Nhóm chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả đầu tư chung

- Chỉ tiêu ICOR: dùng để phản ánh mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng qua công thức:

ICOR=I/ Δ GDP

Hay I=ICOR x Δ GDP

Trong đó:

ICOR: là hệ số tỷ lệ giữa vốn đầu tư và tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội

I: là vốn đầu tư.

Δ GDP: mức thay đổi trong tổng sản phẩm quốc nội.

Hệ số ICOR cho biết trong thời kỳ cụ thể muốn tăng thêm 1 đồng GDP thì cần bao nhiêu đồng VĐT. Hệ số này càng thấp thì hiệu quả VĐT càng cao.

Nếu hệ số ICOR không đổi thì tỷ lệ giữa VĐT(I) so với GDP sẽ quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế, (tỷ lệ đầu tư càng cao thì tốc độ tăng trưởng càng cao và ngược lại).

Chuyên đề thực tập cuối khóa

Hệ số ICOR đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng các kế hoạch kinh tế. Đây là chỉ tiêu được sử dụng rộng rãi nhất trong việc tính toán nhu cầu VĐT theo các mô hình kinh tế.

Thông qua việc sử dụng hệ số ICOR chúng ta thấy rõ sự gia tăng VĐT đặt trong mối quan hệ với sự gia tăng GDP. Chỉ tiêu ICOR ở mỗi nước phụ thuộc vào nhiều nhân tố như: cơ cấu kinh tế và hiệu quả đầu tư trong các ngành, các vùng lãnh thổ, cũng như phụ thuộc vào hiệu quả của chính sách kinh tế nói chung. Thông thường ICOR trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp; ICOR trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế chủ yếu phụ thuộc vào việc tận dụng năng lực sản xuất. Do đó ở các nước phát triển, tỷ lệ đầu tư thấp thường dẫn đến tốc độ tăng trưởng thấp.

- Hiệu suất VĐT: Hiệu suất VĐT biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa GDP và VĐT trong kỳ được xác định theo công thức:

Hi = GDP/I Trong đó:

Hi: Hiệu suất vốn đầu tư trong kỳ.

GDP: Tổng sản phẩm quốc nội trong kỳ.

I: Tổng mức VĐT trong kỳ

- Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động đầu tư

Các kết quả đạt được do thực hiện đầu tư Hiệu quả hoạt động đầu tư =

Tổng VĐT thực hiện

Công thức này phản ánh mức độ đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ và nâng cao đời sống nhân dân của tổng VĐT đã bỏ ra trong một thời kỳ so với thời kỳ khác (hoặc so với định mức chung). Chỉ tiêu này tỷ lệ thuận với kết quả thu được, kết quả đầu ra nhiều thì hiệu quả đạt được cao. Nó có thể được định lượng thông qua các chỉ tiêu như: Giá trị TSCĐ tăng thêm, số km đường, số nhà máy nước, điện, số m2 nhà tăng thêm…

Chuyên đề thực tập cuối khóa

Để tính hiệu quả VĐT TSCĐ tăng thêm có thể dùng công thức hệ số thực hiện VĐT:

H = FA/I Trong đó:

H: Hệ số thực hiện VĐT.

FA: Giá trị TSCĐ được đưa vào sử dụng trong kỳ.

I: Tổng số VĐT trong kỳ.

Hiệu suất TSCĐ: Hiệu suất TSCĐ ký hiệu (Hfa) biểu hiện sự so sánh giữa khối lượng tổng sản phẩm quốc nội được tạo ra trong kỳ (GDP) với khối lượng giá trị TSCĐ trong kỳ (FA) được tính theo công thức:

H (fa) = GDP/FA

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ nào đó, một đồng giá trị TSCĐ sử dụng sẽ tạo ra bao nhiêu đồng sản phẩm quốc nội.

TSCĐ là kết quả do VĐT tạo ra, do đó hiệu suất TSCĐ phản ánh một cách khái quát hiệu quả VĐT trong kỳ. Chỉ tiêu này được sử dụng rộng rãi trong phân tích kinh tế vĩ mô.

- Hệ số thực hiện VĐT

Hệ số thực hiện VĐT là một chỉ tiêu quan trọng. Nó phản ánh mối quan hệ giữa lượng VĐT bỏ ra với các TSCĐ (kết quả của VĐT) được đưa vào sử dụng. Hệ số được tính theo công thức sau:

H0 = FA/I Trong đó:

H0: Hệ số thực hiện VĐT

FA: Giá trị TSCĐ được đưa vào sử dụng trong kỳ I: Tổng số VĐT trong kỳ

Theo cách tính này hệ số VĐT càng lớn biểu hiện hiệu quả VĐT càng cao

* Nhóm chỉ tiêu kinh tế phản ánh hiệu quả đầu tư cho một dự án cá biệt

Chuyên đề thực tập cuối khóa

Đo lường và đánh giá hiệu quả VĐT ở tầm vi mô là hiệu quả của từng dự án đầu tư, là trọng tâm của việc đo lường và đánh giá hiệu quả VĐT. Các nhà kinh tế học hiện nay thường dùng một số chỉ tiêu sau:

- Thời gian hoàn vốn

Thời gian hoàn vốn là khoảng thời gian khai thác dự án (thường tính bằng năm) mà toàn bộ các khoản thu nhập do dự án mang lại có thể bù đắp đủ toàn bộ VĐT của dự án, số tiền thu hồi này không bao gồm lãi suất phát sinh trả cho việc sử dụng vốn ứng trước. Thời gian hoàn vốn được tính bằng công thức:

T=

i=1 n

Vi

i=1 n

Li+Ki

i= 1,n Trong đó:

Vi: Số VĐT ứng trước năm i

Li: Lợi nhuận ròng bình quân đến năm thứ i Ki: Khấu hao TSCĐ bình quân đến năm thứ i

- Chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần (Net present Value – NPV)

Giá trị hiện tại thuần là tổng lãi ròng của cả đời dự án được chiết khấu về năm hiện tại theo tỷ lệ chiết khấu nhất định.

NPV= ∑BiCi(1+r)i

Hay NPV =

i=0 n

Bi 1

( 1 +r )i−∑i=0

n

Ci 1

( 1 +r )i

Trong đó:

Bi: Lợi ích của dự án, tức là bao gồm tất cả những gì mà dự án thu được (như doanh thu bán hàng, lệ phí thu hồi, giá trị thanh lý thu hồi..)

Chuyên đề thực tập cuối khóa

Ci: Chi phí của dự án, tức là bao gồm tất cả những gì mà dự án bỏ ra (như chi phí đầu tư, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, chi trả, thuế và trả lãi vay..)

R: tỷ suất chiết khấu

n: số năm hoạt động kinh tế của dự án (tuổi thọ kinh tế của dự án) i: Thời gian của dự án (i= 0,n ).

Nếu dự án có NPV > o thì dự án khả thi về mặt tài chính.

Nếu cần phải xem xét nhiều dự án đầu tư XDCB đã khả thi về mặt tài chính nhưng loại trừ lẫn nhau thì phương án có NPV lớn nhất là phương án đánh giá về mặt tài chính.

Nếu các phương án của lợi ích dự án như nhau thì phương án có giá trị hiện tại của chi phí nhỏ nhất, phương án đó đánh giá nhất về mặt tài chính.

Nhược điểm của chỉ tiêu này là phải đưa vào lãi suất chiết khấu được lựa chọn. Lựa chọn lãi suất chiết khấu rất phức tạp vì có nhiều cách thức và mỗi cách thức kết quả khác nhau. Thông thường lãi suất chiết khấu được xác định bằng lãi suất thu lợi tối thiểu có thể chấp nhận được (vốn dài hạn, vốn ngắn hạn, vốn cổ phần..) và lãi suất vay trên thị trường vốn.

- Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (Internal Rate ò Return – IRR)

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) là tỷ suất chiết khấu mà ứng với nó giá trị hiện tại thuần (NPV) bằng 0

Biểu hiện dưới dạng công thức là:

NPV= ∑BiCi(1+r)i

= 0

Hay

i=0 n

Bi 1

( 1 + r )i

=∑

i=0 n

Ci 1

( 1 + r )i

IRR cho biết tỷ lệ lãi vay tối đa mà dự án có thể chịu đựng được. Nếu phải vay với lãi suất lớn hơn IRR thì dự án NPV<0, tức là thua lỗ.

Chuyên đề thực tập cuối khóa

Khác với chỉ tiêu khác, chỉ tiêu IRR không có một công thức toán học nào cho phép tính trực tiếp. Trong thực tế IRR được tính thông qua phương pháp nội suy, tức là phương pháp xác định một giá trị gần đúng giữa hai giá trị đã chọn.

Theo phương pháp này, cần lựa chọn tỷ suất chiết khấu nhỏ hơn (r1) sao cho ứng với nó có NPV dương nhưng gần 0, còn tỷ lệ chiết khấu lớn hơn (r2) sao cho ứng với nó có NPV âm nhưng sát 0, r1 và r2 phải sát nhau, cách nhau không quá 0,05%, IRR cần tính (ứng với NPV=0) sẽ nằm trong khoảng giữa hai tỷ suất r1 và r2. Việc nội suy IRR được thể hiện theo công thức sau:

IRR= r1+

NPV1

NPV2NPV1(r2−r1)

Trong đó:

r1: Tỷ suất chiết khấu nhỏ hơn.

r2: Tỷ suất chiết khấu lớn hơn.

NPV1: Giá trị hiện tại thuần là số dương nhưng gần 0 được tính theo r1

NPV2: Giá trị hiện tại thuần là số âm nhưng gần 0 được tính theo r2

- Tỷ số lợi ích/chi phí (B/C)

Tỷ số lợi ích/chi phí (B/C) là tỷ số giữa hiện giá thu nhập và hiện giá chi phí được tính theo công thức:

B/C =

∑(1+iBt

tt)t

Ct

(1+itt)t

Trong đó:

Bt: là lợi ích trong năm t (thu nhập tại năm t) itt: Lãi suất tính toán

n: Năm cuối ứng với tuổi thọ kinh tế của dự án.

Ct: Chi phí về vốn đầu tư tại năm t + chi phí vận hành hàng năm t + chi phí bảo hành tại năm t.

Kết quả tính được từ công thức trên:

Chuyên đề thực tập cuối khóa

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nsnn chi đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện thanh liêm, tỉnh hà nam (Trang 30 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)