Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB của Nhà nước phải phù hợp với mục tiêu phát tiển của đất nước và các Nghị quyết của Đại hội Đảng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nsnn chi đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện thanh liêm, tỉnh hà nam (Trang 90 - 93)

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DỬ DỤNG VỐN NSNN CHI ĐẦU TƯ XDCB TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH LIÊM, TỈNH HÀ NAM

3.2 Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn NSNN chi cho đầu tư XDCB

3.2.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB của Nhà nước phải phù hợp với mục tiêu phát tiển của đất nước và các Nghị quyết của Đại hội Đảng

Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đặc biệt là từ năm 1999 đến nay, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành một loạt các Luật, Nghị định, văn bản chỉ đạo cụ thể trong quản lý đầu tư xây dựng, đấu thầu như (số 52/1999/NĐ-CP, số 88/1999/NĐ-CP, số 12/2000/NĐ-CP, số 14/2000/NĐ-CP, số 07/2003/NĐ-CP, số 66/2003/NĐ-CP...), các Bộ, ngành đã ban hành các thông tư

Chuyên đề thực tập cuối khóa

liên tịch, chuyên ngành liên quan. Đến nay, về cơ bản nước ta đã hoàn chỉnh các luật và văn bản hướng dẫn thực hiện quản lý đầu tư xây dựng gồm: Luật Xây dựng năm 2014; Luật Đấu thầu số 43 năm 2015; Luật Đầu tư côngsố 49 năm 2014; Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Nghị định số 32/2015/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, Nghị định số số 30/2015/NĐ-CP ngày 17/3/2015 Quy định chi tiết thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà đầu tư ; NGhị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng...và các văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành có liên quan trong quản lý dự án đầu tư, quản lý vốn đầu tư XDCB. Điều đó, càng khẳng định Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến việc ban hành và thực thi các văn bản pháp luật cũng như luật pháp trong việc quản lý các nguồn vốn đầu tư phát triển, trong đó có đầu tư XDCB. Đổi mới quản lý đầu tư không thể tách rời với quá trình hoàn thiện hệ thống luật pháp và cơ chế quản lý kinh tế nói chung... Thực tế hoạt động đầu tư ở nước ta đang bị chi phối bởi nhiều văn bản dưới luật, trong đó không ít những nội dung quy định trong Nghị định quản lý dự án đầu tư xây dựng chưa nhất quán với các quy chế khác như Quy chế về quản lý sử dụng vốn ODA (Nghị định 38/2013/NĐ/CP); Quy chế đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT trong nước (Nghị định 108/CP), các yếu tố hoà hợp về thủ tục giữa các hình thức đầu tư, sự nhất quán giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài... là những vấn đề cần được xem xét đồng bộ. Trong giai đoạn tới, Quốc hội và Chính phủ cần phải rà soát, bổ sung, sửa chữa các văn bản pháp luật hiện hành cho phù hợp với cơ cấu đầu tư và tốc độ đầu tư hiện nay, trong đó cần lưu tâm đến đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho các địa phương quản lý và thực hiện có hiệu quả công tác đầu tư xây dựng, Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan.

cần nghiên cứu và xây dựng các văn bản dưới luật về công tác đầu tư XDCB

Chuyên đề thực tập cuối khóa

lắp, rườm rà. Đặc biệt là các văn bản liên quan đến công tác chuẩn bị đầu tư, xét duyệt thẩm định dự án, công tác điều tra, xác định giá còn mang tính thống kê đặc trưng, thiếu các danh mục vật liệu. Trước hết, việc ký kết và thực hiện các hợp đồng XDCB phải tuân thủ các quy định tại mục 2 của Luật Xây dựng đã được Quốc hội khóa XIII thông qua và ủy ban thường vụ quốc hội công bố vào ngày 18/6/2014 và Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ về Hợp đồng trong hoạt động xây dựng và các quy định khác của Nhà nước về xây dựng, đấu thầu, sử dụng các nguồn vốn trong và ngoài nước. Bởi vì cùng với sự thay đổi tình hình, giá cả, thì cần quan tâm đúng mức các quy định về quản lý chất lượng công trình trong đó cần xây dựng các chỉ tiêu định lượng, cụ thể và rõ ràng hơn. Nên có chế tài thưởng phạt nghiêm minh, công bằng đối với các công trình XDCB, chủ đầu tư, nhà thầu, người quản lý...

Nhanh chóng hoàn thiện các văn bản pháp quy về quản lý đầu tư XDCB để thực hiện các Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, Luật đấu thầu, Luật xây dựng, Luật phòng chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí...

Ngày 21/3/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 21/NQ-CP về tăng cường công tác phân cấp quản lý. Nay cần tiếp tục rà soát các văn bản pháp quy không còn phù hợp và tăng cường hơn nữa công tác cải cách hành chính, phân cấp trên cơ sở tham khảo ý kiến của địa phương, các bộ, ngành.

Trên cơ sở những nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, UBND tỉnh Hà Nam cần phải tiếp tục ban hành nhiều quyết định chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư XDCB trong phạm vi chức năng và quyền hạn của mình. Vận dụng đúng đắn, linh hoạt cơ chế chính sách của Nhà nước vào thực tiễn của địa phương trong phạm vi quyền hạn của mình. Chú trọng đổi mới cơ chế chính sấch, cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, thu hút vốn và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển, trong đó có XDCB. Tiếp tục rà soát lại, bổ sung, điều chỉnh

Chuyên đề thực tập cuối khóa

chính sách thu hút đầu tư đi đôi với cải cách thủ tục đầu tư. Tỉnh sẽ phân cấp mạnh và nhiều hơn nữa cho các địa phương, sở, ngành trong việc quản lý XDCB, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra giám sát, khen thưởng kịp thời, xử phạt nghiêm minh. Nghiên cứu sắp xếp lại một số Ban quản lý dự án công trình nhằm nâng cao trình độ quản lý, giám sát chất lượng công trình để thực hiện tốt công tác quản lý đầu tư và xây dựng về đấu thầu.

Cần phải đơn giản hoá thủ tục trong các khâu như thẩm tra, thẩm định dự án, ra quyết định đầu tư, cấp vốn, thanh toán, loại bỏ cơ chế thoả thuận, đưa ra các tiêu chí và mẫu hoá các nội dung cần thực hiện.

Kết hợp giữa đầu tư XDCB do địa phương quản lý và đầu tư XDCB do các bộ, Ngành, doanh nghiệp nhà nước quản lý để đạt được hiệu quả quản lý, phân cấp và phối hợp cao như: đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư xây dựng mới và mở rộng, nâng cấp các tuyến giao thông trọng điểm của quốc gia đi qua địa bàn tỉnh như: Mở rộng nâng cấp Quốc lộ 1A (đoạn Phủ Lý – Đoan vĩ), đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, đường nối hai cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình và Hà Nội - Hải Phòng...và các công trình kết cấu hạ tầng và phát triển kinh tế khác.

Tiếp tục cùng với các cấp ở trung ương, rà soát lại hệ thống đơn giá định mức của nhà nước về XDCB để loại bỏ các định mức lạc hậu không còn phù hợp với tình hình hiện nay. Đồng thời xây dựng và ban hành các định mức mới thích hợp với việc thi công, xây lắp với các thiết bị, công nghệ hiện đại và với cơ chế thị trường hiện nay.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nsnn chi đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện thanh liêm, tỉnh hà nam (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)