Huy động vốn của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Huy động tiền gửi dân cư tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện văn giang hưng yên ii (Trang 20 - 26)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI DÂN CƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.2. Huy động vốn của ngân hàng thương mại

Theo Nguyễn Văn Tiến (2013): ”Huy động vốn của NHTM là quá trình ngân hàng sử dụng các công cụ, phương thức và biện pháp hợp pháp để động viên các nguồn tài chính trong xã hội với trách nhiệm hoàn trả theo thỏa thuận, làm nguồn vốn đáp ứng nhu cầu cấp tín dụng, đầu tư của nền kinh tế”.

1.1.2.2. Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại

* Đi vay:

Nguồn vốn huy động hay nói cách khác là nguồn đi vay từ khách hàng luôn là nguồn HĐVquan trọng nhất trong tổng nguồn vốn của NHTM. NHTM đi vay khách hàng thông qua hình thức huy động vốn từ việc nhận tiền gửi của khách hàng (khách hàng tổ chức kinh tế, khách hàng cá nhân,....) thông qua các hình thức tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, phát hành giấy tờ có giá,... Tuy nhiên, để đảm bảo HĐKD diễn ra bình thường, khi các ngân hàng thiếu hụt thanh khoản tạm thời, các ngân hàng sẽ phải đi vay trên thị trường liên ngân hàng hoặc vay NHNN.

Vay NHNN:

NHTM được NHNN cho vay thông qua hình thức tái chiết khấu, cầm cố các GTCG, cấp vốn, tái cấp vốn,... trong thời gian rất ngắn (có thể từ vài

giờ đến vài tuần) trong trường hợp các NHTM thiếu hụt dự trữ. NHNN cho các NHTM vay với mức giá nhất định là lãi suất tái chiết khấu. Đây được coi là một công cụ để điều tiết vĩ mô của NHNN trong từng giai đoạn bằng cách hạ thấp hoặc nâng cao lãi suất tái chiết khấu”.

Vay các TCTD khác:

Đây là hoạt động mà các NHTM vay lẫn nhau và vay các TCTD khác qua thị trường liên ngân hàng hoặc thị trường tiền tệ. Những NH có nhu cầu vay để đảm bảo khả năng thanh khoản có thể vay các NHTM khác có nguồn vốn tạm thời chưa sử dụng đến nhằm mục đích đôi bên cùng có lợi. NH đi vay sẽ đảm bảo được khả năng thanh khoản, NH cho vay sẽ được hưởng lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng. Lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng cũng do NHNN quy định trong từng thời kỳ để điều tiết nền kinh tế.

Vay qua thị trường tài chính:

Các NH chủ động huy động nguồn vốn thông qua thị trường tài chính.

Để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động NH trong từng giai đoạn hoặc tăng vốn chủ sở hữu, ngoài huy động vốn qua các nguồn trên thì NHTM có thể HĐV trên thị trường tài chính như: phát hành giấy tờ có giá với thời hạn khác nhau (nợ dài hạn, trung hạn và ngắn hạn). Tùy thuộc vào mục đích và thời gian sử dụng vốn, NHTM sẽ lựa chọn phát hành kỳ phiếu hoặc trái phiếu.

Trái phiếu ngân hàng là một giấy tờ có giá, xác nhận khoản nợ của ngân hàng đối với KH sở hữu trái phiếu với cam kết thanh toán một số tiền xác định vào một ngày xác định trong tương lai với thời hạn xác định cho trước.

Kỳ phiếu ngân hàng là một loại giấy nhận nợ ngắn hạn do ngân hàng phát hành nhằm HĐV trong dân cư, chủ yếu là để phục vụ cho những kế hoạch kinh doanh xác định của ngân hàng như một dự án, một chương trình

kinh doanh…

* Nguồn huy động tiền gửi của khách hàng:

Trong giai đoạn hiện nay, nguồn vốn của NHTM là một phần thu nhập tạm thời nhàn rỗi trong quá trình tiêu dùng, sản xuất và phân phối mà khách hàng gửi vào NH với các mục đích khác nhau. Hay nói cách khác, khách hàng chuyển quyền sử dụng khoản tiền nhàn rỗi đó cho NH và nhận lại một khoản lãi. Ngân hàng đã thực hiện vai trò tập trung và phân phối vốn làm tăng nhanh quá trình luân chuyển vốn trong nền kinh tế, phục vụ và kích thích mọi hoạt động kinh tế phát triển. Đồng thời, chính các hoạt động đó lại quyết định đến sự hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Huy động tiền gửi của NHTM là “hoạt động đặc trưng của NHTM, thông qua hình thức nhận tiền gửi (nhận tiền gửi tiết kiệm, các loại tiền gửi có và không kỳ hạn khác) nhằm tập trung và phân phối vốn nhàn rỗi của một bộ phận cá nhân, tổ chức làm tăng nhanh quá trình luân chuyển vốn trong nền kinh tế.

Các hình thức huy động tiền gửi gồm:

- Phân loại theo đối tượng: gồm tiền gửi của tổ chức, doanh nghiệp và tiền gửi dân cư .

+ Tiền gửi dân cư: Tiền gửi dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động của các NHTM. Là khoản tiền tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng được gửi vào ngân hàng nhằm mục đích an toàn và sinh lời.

Đây là nguồn vốn vô cùng quan trọng quyết định sự thành công trong hoạt động của NH nên các ngân hàng luôn đưa ra các mức lãi suất hấp dẫn, linh hoạt theo kỳ hạn đồng thời mở rộng mạng lưới huy động.

+ Tiền gửi của tổ chức, doanh nghiệp: Với sự phát triển ngày càng nhanh của nền kinh tế thị trường. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp ngày càng phát triển thì nhu cầu thanh toán nhanh chóng,

chính xác của các tổ chức, doanh nghiệp ngày càng lớn. Do đó, các doanh nghiệp gửi tiền nhằm sử dụng những tiện ích trong thanh toán của ngân hàng.

Các NHTM mở tài khoản thanh toán, nhận tiền gửi từ các tổ chức, doanh nghiệp và tiến hành thanh toán theo yêu cầu của chủ tài khoản. Đây là nguồn vốn “giá rẻ” mà NHTM huy động được nhiều nhất do nhu cầu thanh toán liên tục với số tiền lớn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh chứ không phải mục đích gửi tiền là lợi nhuận. Tuy nhiên, nguồn vốn này thường không ổn định, có mức độ biến động số dư tài khoản lớn do nhu cầu thanh toán và tùy thuộc vào quy mô cũng như loại hình doanh nghiệp.”

- Phân loại theo thời hạn gửi tiền: gồm tiền gửi có kỳ hạn (CKH) và tiền gửi không kỳ hạn (KKH).

+ Tiền gửi CKH: Là khoản tiền gửi mà người gửi tiền lựa chọn ngay khi gửi tiền vào ngân hàng và được rút ra khi đến hạn. Có nhiều loại kỳ hạn để khách hàng lựa chọn theo nhu cầu sử dụng hoặc theo lãi suất huy động tiền gửi của NH từng kỳ hạn. Theo quy định, ngân hàng có quyền từ chối thực hiện yêu cầu rút trước hạn của người gửi tiền với khoản tiền gửi chưa đến hạn. Tuy nhiên, người gửi tiền vẫn được NH cho rút tiền khi chưa đến hạn nhưng phải báo trước với số lượng tiền rút ra lớn và chỉ được hưởng mức lãi suất khá thấp, thường là lãi suất KKH tại thời điểm rút tiền.

+ Tiền gửi KKH: là khoản tiền có thể rút ra bất kỳ lúc nào, thời gian gửi không xác định. KH có thể rút tiền ra bất cứ lúc nào theo nhu cầu tài chính của mình. Mục đích của KH gửi loại hình tiền gửi KKH này chủ yếu vì mục đích thanh toán và sử dụng tiện ích của NH, không phải để hưởng lãi. Lãi suất được hưởng của tiền gửi KKH thường không cao, thường là lãi suất thấp nhất trong biểu lãi suất huy động của các NHTM .

- Phân loại theo mục đích: Gồm tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm + Tiền gửi thanh toán: “Là khoản tiền gửi mà các tổ chức, cá nhân,....

gửi tiền vào tài khoản của mình mở tại NH nhằm mục đích thanh toán cho các nhu cầu tiêu dùng hoặc thanh toán cho nhà cung cấp để đáp ứng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Lãi suất tiền gửi thanh toán thường là rất thấp nhưng người gửi tiền sẽ được NH cung cấp các dịch vụ tiện ích đi kèm với mức phí hấp dẫn. Các khoản làm tăng tiền gửi thanh toán của KH đều được NH “ghi có” vào tài khoản và được ngân hàng “ghi nợ” khi thực hiện các nhu cầu thanh toán chuyển tiền đi trả cho nhà cung cấp dịch vụ trong phạm vi số dư có trong tài khoản của KH. Tiền gửi thanh toán là một trong những nguồn vốn biến động nhiều nhất và ngân hàng khó có thể dự báo được về quy mô tiền gửi giao dịch có thể huy động. Hiện nay, các NHTM đều muốn tăng tỷ trọng nguồn tiền gửi thanh toán này trong tổng nguồn vốn của NH vì đây là nguồn vốn giá rẻ và là cơ sở để ngân hàng tăng thu dịch vụ tiện ích đi kèm.”

+ Tiền gửi tiết kiệm: “là khoản tiền tạm thời nhàn rỗi mà các cá nhân, tổ chức gửi vào ngân hàng với mục đích hưởng lãi suất theo kỳ hạn gửi. Khi gửi tiền, người gửi tiền được ngân hàng trả cho một quyển sổ tiết kiệm đối với cá nhân hoặc hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn đối với tổ chức với các điều khoản về số tiền gửi, ngày gửi, lãi suất, ngày đến hạn,.... để chứng minh cho khoản tiền tiết kiệm của mình. Ngày đáo hạn, KH sẽ được NH trả một khoản tiền lãi trên số tiền mà KH đã gửi vào NH với mức lãi suất tương ứng. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao hơn nhiều so với lãi suất tiền gửi thanh toán và khoản chi lãi tiết kiệm thường chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi trong hoạt động của NHTM.”

* Các nguồn khác: “Ngoài các nguồn huy động vốn chính như đã nêu ở trên, HĐV của các NHTM còn được thực hiện qua các hoạt động uỷ thác (ủy thác đầu tư, ủy thác giải ngân, uỷ thác cho vay, …. ), nguồn trong các hoạt động thanh toán (ví dụ: tiền ký quỹ bảo lãnh, thanh toán qua séc, …). Ngoài ra, các khoản nợ chưa phải trả như bảo hiểm, thuế, lương, các khoản chờ

thanh toán khác … cũng làm tăng nguồn vốn tạm thời của các NHTM.” 1.1.2.3. Vai trò của hoạt động huy động vốn đối với ngân hàng thương mại

Huy “động vốn là cơ sở để NH tiến hành mọi HĐKD: Là DN kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ nên vốn vừa là phương tiện nhưng cũng vừa là đối tượng kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, các NH luôn quan tâm tới việc tăng trưởng và tăng trưởng một cách bền vững nguồn vốn huy động.”

Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng

Các “DN thông thường khác cạnh tranh về khoa học công nghệ, sản phẩm đầu ra, người lao động, giá thành sản phẩm … Ngân hàng là loại hình doanh nghiệp đặc biệt nên yếu tố then chốt quyết định năng lực cạnh tranh lại là vốn. Các yếu tố khác như: người lao động, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, sản phẩm dịch vụ, kỹ thuật,… chỉ là những điều kiện cần thiết để NH có thể thu hút được nguồn vốn lớn hơn, từ đó giúp NH phát triển hoạt động tín dụng, đa dạng hóa các HĐKD, tăng khả năng cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận.

Ngoài ra, NH có vốn lớn giúp NH có năng lực tài chính trên thị trường tiền tệ, liên kết, liên doanh,...”Điều này góp phần phân tán rủi ro cho ngân hàng.

Quyết định năng lực thanh toán, đảm bảo vị thế và uy tín của ngân hàng trên thương trường:”Có được sự tin tưởng của khách hàng vào ngân hàng là yếu tố quyết định đến sự thành công trong hoạt động cũng như tồn tại của NH. Ngân hàng có nguồn vốn càng lớn thì năng lực thanh toán, khả năng đa dạng về các khoản mục đầu tư, cho vay với phạm vi và khối lượng lớn hơn các ngân hàng có nguồn vốn nhỏ của ngân hàng càng cao, đặc biệt là sự cân đối giữa kỳ hạn huy động vốn và kỳ hạn cho vay. Do vậy, nếu các yếu tố khác không đổi thì năng lực chi trả ngân hàng sẽ tỷ lệ thuận với nguồn vốn và uy tín của ngân hàng.”

Ngoài ra,”sự ổn định về vốn cũng là yếu tố rất quan trọng. Với lượng vốn ổn định thì việc hoạch định cung ứng đầu tư, cho vay với thời hạn ngắn,

trung và dài hạn cũng dễ dàng hơn. Điều này giúp NH có thể lượng hóa được lợi nhuận thu được trong tương lai khá chính xác.”

Một phần của tài liệu Huy động tiền gửi dân cư tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện văn giang hưng yên ii (Trang 20 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)