CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI DÂN CƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2. HUY ĐỘNG TIỀN GỬI DÂN CƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1. Khái niệm huy động tiền gửi dân cư của Ngân hàng thương mại
Huy động tiền gửi dân cư là hoạt động mà các NHTM rất quan tâm, chú trọng khai thác nguồn vốn này bằng rất nhiều các hình thức huy động khác nhau, do đó, rất khó để có thể tìm ra một định nghĩa bao quát hết được tất cả các mảng nghiệp vụ huy động tiền gửi dân cư.
Do vậy, tác giả đưa ra khái niệm về huy động tiền gửi dân cư: “Huy động tiền gửi dân cư là hoạt động ngân hàng thu hút các khoản tiền chưa sử dụng của dân cư bằng nhiều hình thức khác nhau với cam kết nắm giữ an toàn và hoàn trả đủ gốc, lãi đúng theo thỏa thuận”.
1.2.2. Đặc điểm của huy động tiền gửi dân cƣ đối với các Ngân hàng thương mại
Thứ nhất, huy động tiền gửi dân cư có tính thanh khoản cao. Với số lượng khách hàng dân cư là rất lớn đòi hỏi ngân hàng luôn luôn sẵn sàng đáp ứng được yêu cầu thanh toán khi khách hàng có nhu cầu, cả khi đó là khoản tiền gửi chưa đến hạn thanh toán. Sự thay đổi, đặc biệt là tiền gửi ngắn hạn, làm thay đổi nhu cầu thanh khoản của ngân hàng.
Thứ hai, nguồn vốn huy động từ dân cư có tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của NHTM và đây thường là mục tiêu mà các NH đặt ra trong kế hoạch tăng trưởng nguồn vốn hàng năm của ngân hàng mình.
Mặc dù số tiền gửi của một cá nhân nhỏ hơn nhiều so với đối tượng khác như các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp,... nhưng số lượng cá nhân gửi tiền trong toàn xã hội lại là rất lớn. Do đó nguồn vốn huy động từ dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động của NHTM.
Thứ ba, nguồn vốn huy động từ dân cư thường có kỳ hạn ngắn
Tiền gửi thanh toán của đại bộ phận dân cư mục đích là để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc sản xuất kinh doanh nên nó được luân chuyển liên tục không cố định, không vì mục tiêu sinh lời. Do đó những khoản tiền này được duy trì trong thời gian ngắn.
Chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động từ dân cư của NHTM là các khoản tiền gửi tiết kiệm CKH. Các khách hàng thường có nhu cầu gửi tiền tiết kiệm với kỳ hạn dưới 12 tháng để có thể vừa hưởng lãi suất vừa có thể linh hoạt rút tiền khi có nhu cầu cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh mang lại lợi nhuận cao hơn lãi suất mà NH chi trả. . Đồng thời, gửi kỳ hạn ngắn cũng là yếu tố giúp khách hàng có thể linh hoạt điều chỉnh kỳ hạn gửi khi lãi suất ngân hàng có biến động. Do vậy, người dân thường lựa chọn gửi tiền tiết kiệm với kỳ hạn ngắn.
Thứ tư, nguồn vốn huy động từ dân cư có tính ổn định hơn so với nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế khác
Dân cư gửi tiền vào NHTM phần lớn là dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm với lãi suất và thời hạn được xác định khi gửi tiền. Khi có nhu cầu đột suất, người dân có thể tất toán trước hạn nhưng phần lớn khách hàng gửi tiền cho đến khi đáo hạn để lấy lãi hoặc gia hạn. Do đó, kỳ hạn gửi thực tế của các khoản tiền gửi dân cư thường dài hơn kỳ hạn ghi trên sổ tiết kiệm (hay còn gọi là kỳ hạn danh nghĩa). Ngược lại, phần lớn tiền gửi của tổ chức kinh tế được duy trì trên tài khoản thanh toán, chỉ chiếm phần nhỏ và kỳ hạn thường ngắn do nhu cầu về thanh toán cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đối tượng khách hàng này liên tục và chủ yếu. Do đó vốn huy động từ dân cư ổn định hơn nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế.
1.2.3. Các hình thức huy động tiền gửi dân cư của các Ngân hàng thương mại
*Tiền gửi thanh toán
Tiền gửi thanh toán của dân cư là khoản tiền mà các cá nhân duy trì số
dư trên tài khoản thanh toán của mình mở tại các NHTM nhằm thực hiện các giao dịch thanh toán qua tài khoản, sử dụng các dịch vụ tiện ích mà ngân hàng cung cấp như: chuyển tiền, thu hộ, chi trả hộ tiền điện nước, cước viễn thông, gửi rút tiền cho sinh hoạt hàng ngày, nạp tiền điện tử, phát hành và sử dụng thẻ,…. nên số dư nguồn tiền gửi này ít nhạy cảm với lãi suất. Hiện nay, với dân trí của dân cư được cải thiện, thanh toán không dùng tiền mặt được áp dụng triệt để, nhiều ngân hàng áp dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử rất thuận tiện cho khách hàng nên nguồn tiền gửi thanh toán dân cư ngày càng tăng cao với chi phí trả lãi thấp. Tuy nhiên, do tính không ổn định nên các NHTM sử dụng nguồn vốn này cũng phải hết sức cẩn thận, tránh rủi ro thanh khoản ảnh hưởng đến hoạt động chung của NH.
Nguồn vốn huy động thông qua tiền gửi thanh toán thì ngân hàng phải trả chi phí thấp, nguồn vốn giá rẻ, tuy nhiên nguồn vốn này được xếp vào nguồn không bền và ngắn hạn.
* Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền nhàn rỗi của dân cư gửi vào ngân hàng với mục đích hưởng lãi theo định kỳ, hoặc tiết kiệm cho việc sử dụng tiền trong tương lai. Loại tài khoản này không được sử dụng các dịch vụ, tiện ích thanh toán của NHTM. Tuy nhiên, khách hàng có thể sử dụng khoản tiền gửi tiết kiệm này để vay tiền NH. Đây là kênh huy động vốn truyền thống của NH và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động của NH.
Có hai loại tiền gửi tiết kiệm:
- Tiền gửi tiết kiệm KKH: Đây là khoản tiền gửi có lãi suất rất thấp, thường các NH quy định bằng lãi suất tiền gửi thanh toán. Khi có nhu cầu rút tiền, khách hàng có thể rút một phần hay toàn bộ số dư tài khoản tiết kiệm KKH này mà không cần báo trước cho NH.
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Là sản phẩm tiền gửi mà gửi người tiền
xác định trước thời hạn gửi tiền và chỉ được rút ra khi đến hạn. Tuy nhiên, người gửi tiền vẫn có thể rút trước hạn nếu chấp nhận mức lãi suất rất thấp.
Do tính ổn định của nguồn vốn này khá cao, ngân hàng thường sử dụng nguồn vốn này cho các hoạt động kinh doanh của mình nên mức lãi suất mà ngân hàng phải trả khá cao.
1.2.4. Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động huy động tiền gửi dân cƣ của Ngân hàng thương mại
1.2.4.1. Quy mô, tốc độ tăng tiền gửi dân cư
Tiền gửi dân cư được các ngân hàng sử dụng vào hoạt động cho vay và đầu tư khác để kiếm lời như một nguồn vốn chính, hoạt động huy động vốn dân cư sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nên các ngân hàng luôn chú trọng trong việc kiểm soát lượng vốn huy động từ dân cư. Các ngân hàng cần xác định cụ thể nhu cầu huy động vốn từ dân cư và các kế hoạch thực hiện rõ ràng, chi tiết. Nếu lượng vốn quá ít sẽ buộc các ngân hàng phải huy động thêm từ các nguồn khác với chi phí cao hơn mà tính ổn định chưa chắc đã được đảm bảo. Ngược lại, nếu như lượng vốn huy động quá lớn khiến các ngân hàng không có khả năng cho vay hết, khi đó ngân hàng vẫn phải trả lãi đầy đủ cho khách hàng trong khi không có nguồn thu lãi. Do vậy, nếu ngân hàng không xác định được quy mô vốn huy động dự kiến sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng.
Khi xác định được quy mô huy động cụ thể, các NHTM sẽ dễ dàng hơn trong việc xây dựng và triển khai các chương trình, sản phẩm huy động vốn cụ thể.
Quy mô huy động vốn dân cư là chỉ tiêu phản ánh về số lượng huy động vốn dân cư trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu số lượng huy động vốn dân cư gia tăng qua các thời kỳ thì chứng tỏ việc mở rộng huy động vốn dân cư có hiệu quả.
Công thức xác định sự gia tăng huy động tiền gửi dân cư:
Gia tăng tiền
gửi dân cƣ = Quy mô tiền gửi dân
cƣ năm t - Quy mô tiền gửi dân cƣ năm (t - 1)
Tốc độ tăng trưởng vốn huy động từ tiền gửi dân cư thể hiện khả năng mở rộng quy mô vốn huy động từ tiền gửi dân cư của NHTM qua các năm, cho thấy vốn huy động từ tiền gửi dân cư biến đổi theo xu hướng như thế nào và khả năng kiểm soát của NHTM đến nguồn vốn huy động này. Nếu tốc độ tăng trưởng ổn định sẽ tạo thế chủ động cho NHTM trong việc hoạch định chiến lược phát triển lâu dài cũng như tạo sự yên tâm tin tưởng tới dân cư gửi tiền và đầu tư vào ngân hàng. Mặt khác chỉ tiêu này thể hiện khả năng canh tranh của ngân hàng đối với các NHTM khác trong hoạt động huy động vốn từ tiền gửi dân cư. Đây là chỉ tiêu mang tính thời điểm. Sự gia tăng hoặc sụt giảm của chỉ tiêu này cho thấy sự gia tăng hoặc sụt giảm của hoạt động huy động vốn từ tiền gửi dân cư của ngân hàng.
Tốc độ tăng trưởng tiền gửi dân cƣ năm t (%) =
Mức độ biến động quy mô tiền gửi dân cƣ năm t Tổng tiền gửi dân cƣ năm (t-1)
Việc mở rộng quy mô vốn tiền gửi dân cư một cách liên tục với tốc độ tăng trưởng vốn tiền gửi dân cư ngày càng cao chứng tỏ quy mô hoạt động của ngân hàng ngày càng lớn.
1.2.4.2. Cơ cấu tiền gửi dân cư
Cơ cấu tiền gửi dân cư là chỉ tiêu tương đối phản ánh thành phần và tỷ trọng của các loại tiền gửi dân cưtheo các tiêu chí phân loại nhất định trong tổng tiền gửi dân cư trong một thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu này phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa các loại tiền gửi dân cư. Cơ cấu vốn cần đa dạng, cân đối trong đó cần đảm bảo một tỷ lệ hợp lý giữa vốn huy động từ dân cư ngắn hạn với trung hạn và dài hạn, giữa nội tệ và ngoại tệ,…. Mỗi nguồn vốn huy động từ dân cư có điểm mạnh, điểm yếu riêng biệt trong việc huy động và khai thác.
Do đó sự biến đổi về cơ cấu tiền gửi dân cư sẽ kéo theo sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng vốn và theo đó là sự thay đổi về lợi nhuận, mức độ an toàn của ngân hàng.
Huy động nguồn vốn từ dân cư nhiều với kỳ hạn dài, lãi suất cao thì chi phí trả lãi nhiều và ngược lại với cùng nguồn vốn huy động từ dân cư đó với kỳ hạn ngắn hơn với lãi suất thấp hơn thì chi phí trả lãi của NH lại giảm. Đó là 2 mặt của quá trình huy động vốn nên để huy động vốn từ dân cư có hiệu quả, các NH cần xác định cơ cấu HĐV tiền theo kỳ hạn, theo đối tượng huy động, theo loại tiền,… để có chiến lược huy động vốn hiệu quả nhất. Cơ cấu HĐV từ dân cư được xác định bằng tỷ lệ của mỗi loại tiền gửi mà NH huy động được trong tổng vốn của NH.
Cách xác định:
Tỷ trọng từng loại tiền gửi dân cƣ =
Quy mô của loại tiền gửi cần xác định
x 100%
Tổng nguồn tiền gửi dân cƣ
Nguồn “vốn nào có tỷ trọng càng lớn cho thấy NH đang làm tốt công tác huy động nguồn vốn đó. Ngoài ra, tỷ lệ này cũng đánh giá được xu hướng gửi tiền cũng như chính sách huy động vốn từ dân cư của NH qua từng thời kỳ. Từ đó có thể đánh giá hoạt động HĐV từ dân cư của ngân hàng và mức độ hoàn thành chỉ tiêu khi ngân hàng thay đổi cơ cấu nguồn vốn.”
1.2.4.3. Tỷ trọng tiền gửi dân cư trong tổng vốn huy động
Tỷ trọng tiền gửi dân cƣ =
Quy mô tiền gửi dân cƣ
x 100%
Tổng quy mô vốn huy động
Đây là “một chỉ tiêu tương đối quan trọng, phản ánh tương qua giữa huy động tiền gửi dân cư và tổng nguồn huy động vốn của ngân hàng. Dựa vào chỉ tiêu này các nhà quản lý nắm bắt được tình hình huy động vốn từ dân cư và có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp với kinh doanh của ngân hàng đã đặt ra từng
thời kỳ.”
1.2.4.4. Số lượng khách hàng có số dư tiền gửi dân cư
Chỉ “tiêu này thể hiện số lượng KHCN đang có giao dịch tiền gửi tại NHTM đến thời điểm cuối kỳ đánh giá, qua so sánh các kỳ để thấy được tốc độ tăng trưởng quy mô khách hàng.
Số lượng KHCN “gửi tiền có ảnh hưởng đến mở rộng huy động vốn của ngân hàng. Số lượng khách hàng gửi tiền tăng phản ánh việc huy động vốn của ngân hàng được mở rộng. Không những thế, số lượng khách hàng gia tăng còn thể hiện lòng tin của khách hàng vào ngân hàng”.
1.2.4.5. Chi phí huy động tiền gửi dân cư
Chi “phí huy động tiền gửi dân cư gồm chi phí trả lãi và chi phí phi lãi suất. Chỉ tiêu này có thể được xác định qua 2 chỉ tiêu: Chi phí trả lãi tiền gửi dân cư và chi phí phi lãi suất. Chi phí trả lãi tiền gửi dân cư là số liệu cho biết trung bình NH phải chi trả một khoản tiền là bao nhiêu cho KH để huy động được 1 đồng vốn. Chỉ tiêu chi phí phi lãi suất cho biết để huy động được 1 đồng vốn, ngân hàng sẽ phải trả bao nhiêu tiền cho các chi phí khác như: chi phí quản lý, chi phí quảng cáo, chi phí marketing,” …
Khi hi phí huy động iền gửi dân cư ở mức thấp nhất thì hoạt động HĐV được coi là có hiệu quả nhất. Để đạt được điều này thì các ngân hàng phải xây dựng mức lãi suất hợp lý mà vẫn hấp dẫn KH gửi tiền đồng thời không để tăng chi phí quá cao và vẫn phải đảm bảo mức lãi suất cạnh tranh so với các NH khác và đảm bảo mức lãi suất quy định của NHNN.
1.2.4.6. Thị phần huy động tiền gửi dân cư
Tăng “trưởng về thị phần trong hoạt động huy động vốn từ tiền gửi dân cư là việc gia tăng theo số quy mô nguồn vốn từ tiền gửi dân cư của NHTM so với tổng nguồn vốn từ tiền gửi dân cư trên thị trường.
Thị phần ngày càng tăng chứng tỏ quy mô huy động vốn từ tiền gửi dân
cư càng tăng, hoạt động huy động vốn từ tiền gửi dân cư càng được tăng cường. Ngân hàng nào chiếm được thị phần lớn sẽ có lợi thế thống trị thị trường. Vì chiến lược chiếm thị phần, nhiều ngân hàng sẵn sàng chi phí lớn và hi sinh nhiều lợi ích khác.”
1.2.4.7. Sự phù hợp giữa huy động tiền gửi dân cư và sử dụng vốn
Nếu” huy động được nguồn vốn có tính ổn định càng cao thì sẽ tạo ra nguồn vốn vững chắc cho hoạt động cấp tín dụng và đầu tư. Tuy nhiên, lãi suất huy động của nguồn vốn này khá cao và nếu tỷ lệ này chiếm tỷ trọng lớn trong khi hoạt động cho vaytrung, dài hạn lại hạn chế thì lợi nhuận của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng vì nguồn thu từ cho vay trung dài hạn thấp trong khi lãi suất phải trả cho nguồn HĐV dài hạn là khá cao. Vì vậy, việc cân đối cơ cấu nguồn vốn sẽ quyết định đến chất lượng HĐKD của ngân hàng.
HĐV và sử dụng vốn là hai hoạt động không thể tách rời của NHTM.
Các ngân hàng luôn phải cân đối tổng thể nguồn vốn huy động với các hình thức cho vay. Ngân hàng cần cân đối giữa nguồn HĐV dài hạn với cho vay trung, dài hạn và cân đối giữa nguồn HĐV ngắn hạn với cho vay ngắn hạn để đảm bảo tính thanh khoản cho ngân hàng cũng như tối đa hóa lợi nhuận.”
1.2.4.8. Sự hài lòng của khách hàng đối với hoạt động huy động tiền gửi dân cư
Sự hài lòng của khách hàng đối với hoạt động huy động tiền gửi dân cư càng cao, hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng càng được đánh giá có chất lượng. Khi khách hàng hài lòng họ sẽ mong muốn được tiếp tục sử dụng sản phẩm trong tương lai, sẵn sàng giới thiệu sản phẩm họ đang sử dụng đến người thân, bạn bè, đồng nghiệp.