CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI DÂN CƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI DÂN CƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3.1. Các nhân tố khách quan Môi trường kinh tế - xã hội
Khi nền kinh tế bị khủng hoảng, suy thoái, sản xuất kinh doanh trở nên khó khăn hơn, thu nhập của người dân bị giảm sút khiến nguồn tiết kiệm của người dân giảm xuống, HĐV từ dân cư tại ngân hàng sẽ giảm. Ngược lại, khi nền kinh tế phát triển sẽ thúc đẩy mọi hoạt động, sản xuất kinh doanh, giúp người dân gia tăng thu nhập, từ đó cũng làm tăng nguồn tiết kiệm của người dân, ngân hàng sẽ dễ dàng HĐV với khối lượng lớn hơn và tính ổn định cũng cao hơn, tạo nguồn vốn cho các HĐKD của ngân hàng, từ đó làm tăng vốn tự có của NH.
Cơ chế chính sách của Nhà Nước
Hoạt động của ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào các quy định của Nhà nước và hoạt động huy động tiền gửi dân cư cũng không phải là ngoại lệ. Vì hoạt động ngân hàng chịu sự rủi ro rất lớn và tác động trực tiếp đến toàn bộ nền kinh tế nên hoạt động HĐV của ngân hàng phải tuân thủ nhiều quy định pháp luật như: như Luật doanh nghiệp, Luật NHNN, Luật các tổ chức tín dụng, …Theo quy định của NHNN, các NHTM phải đảm bảo hệ số an toàn vốn (CAR) tối thiểu là 9%,hay quy định về tỷ lệ vốn huy động được dùng để cấp tín dụng, mức DTBB đối với nguồn vốn huy động được.
Hoạt “động HĐV từ dân cư cũng chịu sự tác động của CSTT: CSTT với mục đích tăng trưởng nền kinh tế sẽ giúp người dân gia tăng thu nhập, từ đó gia tăng các khoản tiền nhần rỗi gửi vào NH để gia tăng nguồn thu. CSTT cũng gián tiếp làm thay đổi mức lãi suất HĐV, từ đó ảnh hưởng đến lượng vốn huy động của các NHTM. Khi NHNN thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ gián tiếp nới lỏng hoặc thắt chặt” khả năng “tạo tiền” của các NHTM, từ đó
ảnh hưởng đến lãi suất HĐV từ dân cư và ngược lại. Hoạt động cung ứng tiền ra lưu thông của NHNN với mong muốn giảm lạm phát dẫn đến các NHTM buộc phải HĐV từ dân cư, làm lãi suất HĐV dân cư tăng lên.
Thu nhập, tập quán và thói quen tiêu dùng của dân cư
Thu nhập “của người dân quyết định đến khối lượng cũng như chất lượng của nguồn HĐV của các NHTM. Người dân có thu nhập cao thì khả năng họ để dành nguồn tiền tiết kiệm càng lớn, tiền gửi vào ngân hàng sẽ tăng lên và ngược lại.
Hoạt động của ngân hàng dựa trên sự tin tưởng giữa KH và ngân hàng.
Do vậy, nếu ngân hàng không có được sự tin tưởng từ người dân thì ngân hàng không thể tồn tại và phát triển được.
Thói quen tiêu dùng của người dân ảnh hưởng rất lớn đến công tác HĐV của các ngân hàng.Nếu người dân có thói quen tiêu dùng hơn là tiết kiệm thì nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư sẽ thấp, từ đó làm hoạt động HĐV của ngân hàng sẽ gặp khó khăn hơn và ngược lại nếu người dân luôn có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn là để chi tiêu thì nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư sẽ tăng, làm nguồn HĐV từ dân cư của NH cũng dễ huy động hơn.”
Ngoài ra, tập quán cất trữ tiền mặt của người dân cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động HĐV của ngân hàng. Ví dụ như nếu người dân có thói quen cất trữ tài sản dưới dạng vàng hay bất động sản thì nguồn tiền nhãn rỗi sẽ được sử dụng để mua vàng hay bất động sản, từ đó khiến nguồn tiền huy động của các ngân hàng sẽ hạn chế. Thói quen sử dụng tiền mặt để giao dịch cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng tạo tiền của ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến mọi hoạt động của ngân hàng.
1.3.2. Các nhân tố chủ quan Uy tín của ngân hàng
Đây” là tài sản vô hình quan trọng nhất của ngân hàng vì khi ngân hàng
có uy tín sẽ tạo ra sự tin tưởng và hình ảnh đẹp trong lòng KH, khách hàng sẽ tin tưởng vào ngân hàng, giúp ngân hàng HĐV với khối lượng và chất lượng vốn tốt hơn, tiết kiệm chi phí huy động. Một ngân hàng có uy tín dù có mức lãi suất thấp hơn vẫn sẽ dễ dàng thu hút vốn hơn các ngân hàng khác”.
Các hình thức HĐV và chất lượng các dịch vụ do ngân hàng cung ứng và hệ thống mạng lưới
Đa “dạng hoá các hình thức HĐV sẽ đáp ứng được nhu cầu của mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp, từ đó gia tăng khả năng thu hút nguồn vốn trong nền kinh tế của ngân hàng. Khi các NHTM có những hình thức HĐV đa dạng và linh hoạt, có hệ thống mạng lưới hoạt động rộng khắp và chất lượng hoạt động được nâng cao sẽ thu hút KH đến với ngân hàng ngày càng nhiều, giúp hoạt động HĐV của ngân hàng trở lên dễ dàng hơn và ngược lại.
Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của hệ thống ngân hàng, các NHTM đã không ngừng nỗ lực để đổi mới phong cách giao dịch, đầu tư công nghệ nghệ mới, gia tăng các gói dịch vụ phục vụ KH, mở rộng mạng lưới và lĩnh vực hoạt động nhằm thu hút tối đa nguồn vốn từ dân cư.”
Chiến lược kinh doanh của ngân hàng
Bất kỳ” ngân hàng nào khi tiến hành HĐKD đều có một chiến lược kinh doanh cụ thể. Thông qua xác định vị thế hiện tại của mình trên thị trường, những điểm mạnh, điểm yếu của mình kết hợp với dự đoán những cơ hội và thách thức trong môi trường kinh doanh và sự thay đổi của nền kinh tế, ngân hàng có thể xây dựng cho mình một chiến lược phù hợp. Một chiến lược kinh doanh phù hợp sẽ giúp ngân hàng HĐV một cách hiệu quả, từ đó mở rộng HĐKD, nâng cao vị thế, gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường. Và ngược lại, nếu ngân hàng xây dựng chiến lược kinh doanh không phù hợp sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng, từ đó sẽ ảnh hưởng đến vị thế và năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Thông qua chiến lược kinh doanh các
ngân hàng có thể đưa ra quyết định về tỷ lệ các loại vốn huy động, thu hẹp hay mở rộng hoạt động HĐV từ đó sẽ làm tăng hay giảm chi phí huy động.”
Chất lượng hoạt động tín dụng
Hoạt “động tín dụng sẽ quyết định đến hoạt động huy động tiền gửi của ngân hàng. Khi hoạt động tín dụng kém hiệu quả sẽ làm thất thoát vốn dẫn đến lòng tin của dân chúng vào ngân hàng bị giảm đi, ngân hàng sẽ rất khó khăn cho việc HĐV nhàn rỗi trong dân cư. Ngược lại, nếu hoạt động tín dụng đạt hiệu quả sẽ giúp các doanh nghiệp, các TCKT kinh doanh có hiệu quả, nâng cao thu nhập cho xã hội, đời sống của dân cư ngày càng nâng cao đồng nghĩa nguồn vốn nhàn rỗi ngày càng tăng, tạo cho nguồn vốn ngân hàng huy động ngày càng tăng trưởng để thực hiện đầu tư cho các chu kỳ sản xuất tiếp theo.”
Trình độ công nghệ thông tin của ngân hàng
Cơ” sở vật chất càng khang trang hiện đại, công nghệ tiên tiến sẽ tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức mà vẫn phục vụ cho KH một cách tốt nhất, tạo lòng tin cho KH. Ngược lại, một ngân hàng có công nghệ lạc hậu sẽ khiến quá trình giao dịch tốn nhiều thời gian hơn, mức độ chính xác thấp, tốn kém chi phí sẽ khiến KH cảm thấy khó chịu, không hài lòng, từ đó mất niềm tin vào ngân hàng. Trong thực tế cũng cho thấy, KH có xu hướng sử dụng và tin tưởng vào một ngân hàng có trình độ công nghệ cao. Điều này sẽ giúp ngân hàng huy động vốn một cách dễ dàng hơn.”
Năng lực, trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của nhân viên ngân hàng
Nhân “viên ngân hàng chính là bộ mặt, hình ảnh, là người đại diện của ngân hàng trước công chúng. Do vậy, nếu nhân viên ngân hàng có trình độ chuyên môn, thực hiện các giao dịch chính xác, nhanh chóng, có hiệu quả với tác phong giao dịch và thái độ phục vụ tốt, sẽ tạo ấn tượng tốt đối với KH, thu
hút được nhiều KH hơn. Từ đó giúp ngân hàng dễ dang hơn trong việc HĐV.
Công tác quảng cáo, khuyến mãi…
Hiện nay, các NHTM đã áp dụng khoa học công nghệ vào các hình thức quảng cáo, khuyến mãi… Thông tin quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị đã và đang phát triển mạnh mẽ trong cơ chế thị trường. Tùy thuộc và chiến lược và phát triển cũng như nguồn lực tài chính và khả năng marketing mà mỗi nhà quản trị ngân hàng sẽ sử dụng các phương thức quảng cáo, khuyến mãi,…
phù hợp trong từng giai đoạn. Mặc dù việc đầu tư cho các hoạt động này còn khá ít ở Việt Nam song đây cũng là kênh kêu gọi HĐV hiệu quả trong môi trường cạnh tranh để huy động tiền gửi.”
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong Chương 1, Luận văn đã làm rõ được những vấn đề cơ bản về HĐV nói chung và HĐV trong dân cư tại NHTM, bao gồm: NHTM và hoạt động HĐV của NHTM trong nền kinh tế thị trường; Hoạt động HĐV của NHTM; Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động tiền gửi dân cư của NHTM. Những lý luận này sẽ là cơ sở để đánh giá thực trạng huy động tiền gửi dân cư tại Agribank Chi nhánh Huyện Văn Giang Hưng Yên II, từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị trong Chương 3.
CHƯƠNG 2