CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN
1.2. Quy trình ki ểm toán đối với khoản mục tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
1.2.3. Quy trình ki ểm toán đối với khoản mục tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
Lập kế hoạch kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
Xem xét chấp nhận khách hàng và rủi ro hợp đồng
Trước khi chấp nhận một khách hàng để đi đến ký kết hợp đồng kiểm toán, KTV và công ty kiểm toán phải thu thập những thông tin sơ bộ về lĩnh vực hoạt động, loại hình doanh nghiệp, hình thức chủ sở hữu, công nghệ sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý và thực tiễn hoạt động của đơn vị, qua đó đánh giá khả năng có thể thu thập được những thông tin (hiểu biết) cần thiết về tình hình kinh doanh của đơn vị được kiểm toán để thực hiện công việc kiểm toán.
Lập hợp đồng kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm toán
Sau khi quyết định chấp nhận khách hàng, công ty kiểm toán sẽ tiến hành lập hợp đồng kiểm toán và phân công nhóm kiểm toán phù hợp. Hợp đồng kiểm toán được ký kết bao gồm những nội dung sau: Mục tiêu và phạm vi kiểm toán, trách nhiệm của BGĐ khách hàng, thời gian thực hiện cuộc kiểm toán, ăn cứ để tính phí kiểm toán và hình thức thanh toán.
Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động
Các thông tin liên quan đến khả năng cạnh tranh trên thị trường, kể cả thị trường trong nước, khu vực hay thế giới đang mở rộng hay thu hẹp. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán có liên tục hay chỉ mang tính thời vụ.
Các thay đổi trong chu kỳ công nghệ sản xuất, kinh doanh của đơn vị, rủi ro kinh doanh đối với công ty đang áp dụng như công nghệ cao, thị hiếu của thị trường luôn thay đổi. Từ đó tìm ra các vấn đề tiềm ẩn để xác định trọng tâm của phần hành tiền.
Các quy định pháp luật và các chính sách, chế độ cụ thể liên quan đến khoản mục tiền như: KSNB giữa bộ phận kế toán, duyệt ngân sách và quản lý quỹ.
Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh
Thông qua các tài liệu nội bộ mà KTV yêu cầu công ty cung cấp để tìm hiểu những vấn đề liên quan đến các chính sách kế toán đang được áp dụng, phương pháp kế toán, … đồng thời những quy định, quy chế, chính sách áp dụng để kiểm
soát đối với khoản mục tiền.
Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính
Thủ tục phân tích chủ yếu được áp dụng xác định những biến động bất thường để khoanh vùng các khu vực có thể xảy ra sai sót trọng yếu. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều KTV không sử dụng phương pháp này để đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch. Nếu có, KTV hầu như chỉ thực hiện phân tích với BCĐ và BCKTHĐKD mà không áp dụng với Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Ngoài ra, các KTV chưa đi sâu vào việc phân tích kết hợp các thông tin phi tài chính khác như chiến lược kinh doanh, chiến lược tài chính của đơn vị, các chính sách của Nhà nước cũng như các yếu tố khác, để nhận biết và đánh giá sâu sắc hơn các biến động bất thường, từ đó nhận biết các vùng có khả năng chứa đựng rủi ro.
Đánh giá chung kiểm soát nội bộ và rủi ro
Khi tìm hiểu về KSNB của đơn vị được kiểm toán, các KTV cần phải tìm hiểu kỹ về các quy chế, quy định về KSNB của đơn vị, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, các quy định về KSNB tại doanh nghiệp, các quy định về trình tự và sơ đồ hạch toán, hệ thống kế toán. Để đạt được những hiểu biết đó thì KTV sẽ sử dụng các công cụ như: bảng câu hỏi, bảng tường thuật, lưu đồ, …
Với khoản mục tiền, KSNB là thủ tục kiểm soát nhằm bảo vệ sự an toàn với các tài khoản tiền ghi sổ khoản mục tiền đúng đắn và có căn cứ hợp lý, trung thực.
KTV cần thực hiện kỹ thuật kiểm tra từng bước để đảm bảo việc mô tả hệ thống KSNB đúng với hiện trạng của hệ thống.
Đánh giá rủi ro kiểm soát:
KTV thường đưa ra đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức cao trong các trường hợp sau đây:
- Hệ thống kế toán và KSNB không hiệu quả.
- Hệ thống kế toán và KSNB không đầy đủ.
- KTV không thể thu thập đầy đủ thông tin để đưa ra nhận định về hệ thống kế toán và KSNB tại đơn vị.
Trong trường hợp rủi ro được đánh giá ở mức cao, KTV phải tăng cường các thử nghiệm cơ bản. Ngược lại, nếu rủi ro được đánh giá ở mức thấp thì KTV có thể thu hẹp được phạm vi của thử nghiệm cơ bản.
Xác định mức trọng yếu tổng thể và mức trọng yếu thực hiện tổng thể Trong bước lập kế hoạch kiểm toán, KTV cần xác lập mưc trọng yếu cho tổng thể BCTC và mức trọng yếu cho từng khoản mục để từ đó có ước tính sai lệch có thể chấp nhận được của BCTC cũng như từng khoản mục cho việc điều tra chi tiết.
Mức trọng yếu cho tổng thể BCTC: được xác định rùy ý thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp, thực trạng hoạt động tài chính, mục đích của người sử dụng thông tin. KTV thường căn cứ vào các chỉ tiêu tài chính sau để xác định:
- Doanh thu: 0,5% - 3%
- Lợi nhuận trước thuế: 5% - 10%
- Tổng tài sản: 0,5% - 2%
- Vốn chủ sở hữu: 0,5% - 3%
Mức trọng yếu thực hiện: là mức sai lệch tối đa của khoản mục đó Mức trọng yếu thực hiện = Mức trọng yếu tổng thể x (50% - 70%) Tỷ lệ % để xác định mức trọng yếu thực hiện trong trường hợp:
- Rủi ro kiểm toán là cao: 40% - 55%
- Rủi ro kiểm toán là trung bình: 55% - 75%
- Rủi ro kiểm toán là thấp: 75% - 90%
Thực hiện kiểm toán khoản mục tiền
Đánh giá kiểm soát nội bộ và thử nghiệm kiểm soát
Tìm hiểu kiểm soát nội bộ
Tìm hiểu về mặt thiết kế, ban hành các văn bản, quy chế, nội quy liên quan đến khoản mục tiền và tương đương tiền. Các thủ tục kiểm toán:
- Yêu cầu ban giám đốc và các cá nhân khác như kế toán trưởng, thủ quỹ, kế toán tiền, ... cung cấp quy chế về hạn mức tồn quỹ, hạn mức chi đối với từng chức năng của người đảm nhận được chi, quy định về xét duyệt thanh toán, …
- Đọc các văn bản quy định đó kết hợp phỏng vấn các bộ phận, cá nhân liên quan trong việc thiết kế, ban hành các nội quy, quy chế để từ đó đánh giá trên các khía cạnh: tính đầy đủ của các quy định kiểm soát, tính chặt chẽ và phù hợp của quy chế KSNB đối với đặc điểm đơn vị.
Tìm hiểu về mặt vận hành của quy chế KSNB để xem các quy chế và thủ tục kiểm soát được thiết kế có được thực hiện thường xuyên, liên tục và hiệu quả
không? Các thủ tục kiểm toán:
- Phỏng vấn kế toán trưởng, kế toán tiền và tương đương tiền bằng cách sử dụng bảng hỏi về KSNB các vấn đề liên quan như: việc phân chia trách nhiệm giữa chức năng quản lý, tính toán và theo dõi nguồn tiền ra, vào, hạn mức tồn quỹ, cách thức lựa chọn nơi đầu tư, … được thực hiện như thế nào.
- Xem xét quy định của quy chế tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ về các khoản tiền và các khoản tương đương tiền, sự ủy nhiệm, chữ ký phê duyệt và xem xét hoạt động của sự ủy nhiệm có được tiến hành trong thực tế hay không, đồng thời so sánh với chế độ hiện hành.
Tìm hiểu việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động KSNB: Các nguyên tắc tổ chức hoạt động KSNB bao gồm: bất kiêm nhiệm, phân công, phân nhiệm; phê chuẩn, ủy quyền. Trong quá trình tìm hiểu và đánh giá về KSNB, KTV cần phải xem xét liệu các nguyên tắc này có được đảm bảo không.
Thử nghiệm kiểm soát
Việc nghiên cứu đánh giá KSNB của đơn vị được triển khai thực hiện đánh giá trên hai góc độ: Việc thiết kế có phù hợp đảm bảo khả năng kiểm soát hay không và quá trình tổ chức thực hiện có đảm bảo tính liên tục nhằm duy trì tính hiệu lực trong quá trình hoạt động của đơn vị hay không? Cụ thể các thử nghiệm kiểm soát (TNKS) là:
- Quan sát quy trình thu tiền, xét duyệt thanh toán, việc ghi nhận trên sổ kế toán, ... để thu thập bằng chứng về việc thực hiện các quy chế.
- Kiểm tra dấu hiệu của KSNB đối với việc tập hợp và ghi sổ, cộng dồn và kết chuyển chính xác. Ngoài ra, cần kiểm tra dấu hiệu của KSNB đối với việc thu, chi trên sổ chi tiết và sổ cái.
- Kiểm tra tính kịp thời của việc ghi sổ với cộng sổ của tiền và các khoản tương đương tiền.
- So sánh chi tiết danh sách nhận tiền từ sổ quỹ với nhật ký thu tiền với các bảng kê tiền gửi vào ngân hàng và với tài khoản Phải thu khách hàng để xác minh xem nhân viên có chiếm dụng tiền để chi tiêu không hay còn gọi là gian lận gối đầu.
- Chọn mẫu để so sánh giữa khoản chi đã ghi trong nhật ký chi tiền với tài khoản Phải trả cho người bán và với các chứng từ có liên quan.
- Kiểm tra chọn mẫu số tiền ghi vào sổ sách và so sánh với số tiền trên chứng
từ, đồng thời kiểm tra sự phê duyệt của người có thẩm quyền.
- Kiểm tra sự lựa chọn nơi đầu tư ngắn hạn, hạn mức đầu tư, thời gian đầu tư, hiệu quả mang lại có được thông qua bởi người có thẩm quyền không.
- Kiểm tra các biên bản hay các chứng từ khác để tìm bằng chứng liên quan đến các hạn chế về khả năng sử dụng số dư tiền gửi ngân hàng (Bao gồm các tài khoản ngoại tệ và các số dư giữ tại nước ngoài).
Kết quả: Sau khi áp dụng các thủ tục để đánh giá KSNB và dựa vào các bằng chứng thu thập được, KTV đưa ra quyết định về mức độ rủi ro kiểm soát của đơn vị.
Nếu mức rủi ro là thấp thì KTV có thể tin tưởng vào KSNB của đơn vị và ngược lại.
Đó sẽ là căn cứ để KTV quyết định về phạm vi thử nghiệm cơ bản.
Thủ tục phân tích
Phân tích thông tin tài chính
- Phân tích ngang (phân tích xu hướng): KTV so sánh số dư các khoản tương đương tiền năm nay so với năm trước. Qua đó nhìn nhận một cách toàn diện và nhanh chóng xác định các yếu tố bất thường và xác định nguyên nhân.
- Phân tích dọc (phân tích tỷ suất): Sử dụng phân tích tỷ lệ giữa số dư tiền, tương đương tiền với tổng số dư tài sản ngắn hạn, so sánh tỷ lệ năm nay với năm trước, các tỷ suất về tiền và khả năng thanh toán.
Phân tích thông tin phi tài chính
Căn cứ vào các thông tin thu thập được về tình hình kinh doanh, môi trường kinh doanh, các sức ép từ bên trong và bên ngoài đơn vị ... để đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố này đến chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền, cũng như xu hướng biến động của các tài khoản này. Ví dụ, trước tình hình đại dịch toàn cầu Covid –19 nền kinh tế của Việt Nam chịu tác động mạnh mẽ và trực tiếp, nhất là các ngành du lịch, dịch vụ, giải trí. Bởi vậy, khi kiểm toán ngành nghề như kinh doanh khách sạn, nhà hàng cao cấp thì dòng tiền vào và ra sẽ có sự thay đổi lớn, nguồn đầu tư ngắn hạn cũng sẽ giảm. Việc hiểu biết các thông tin phi tài chính sẽ giúp KTV có cái nhìn thực tế, phù hợp với tình hình của ngành và của cả nền kinh tế.
Kết quả: Áp dụng thủ tục phân tích, căn cứ vào kết quả nhận được mà KTV sẽ tìm hiểu nguyên nhân giải thích cho sự biến động của các khoản mục (sau khi đã loại bỏ các yếu tố ảnh hưởng hợp lý) từ đó xác định các yếu tố bất hợp lý để định
hướng cho việc kiểm tra chi tiết.
Kiểm tra chi tiết
Các thủ tục kiểm toán chi tiết luôn cho KTV những bằng chứng đáng tin cậy nhất vể cơ sở dẫn liệu được trình bày trên BCTC của khách hàng. Tuy nhiên, việc thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết thường tốn kém và mất nhiều thời gian, do vậy để xác định quy mô mẫu chọn để thực hiện kiểm tra chi tiết phụ thuộc vào kết quả đánh giá sau khi thực hiện thủ tục kiểm soát và thủ tục phân tích cơ bản.
Một số thủ tục kiểm toán trong kiểm tra chi tiết như sau:
Bảng 1.1: Các thủ tục kiểm toán và mục tiêu kiểm toán tương ứng
Kiểm tra chi
tiết
- Đối chiếu số dư đầu kỳ trên sổ kế toán với số dư trên hồ sơ kiểm toán năm trước.
- Phân tích bảng kê chi tiết của tài khoản tiền và tương đương tiền, đối chiếu số dư trên sổ cái
- Ghi chép chính xác
- Chứng kiến kiểm kê.
- Gửi thư xác nhận ngân hàng, các tổ chức nhận khoản đầu tư.
- Hiện hữu - Đầy đủ
- Quyền và nghĩa vụ - Kiểm tra việc khóa sổ nghiệp vụ thu chi bất thường. - Hiện hữu
- Đầy đủ - Kiểm tra việc xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái của
các khoản tiền và tương đương tiền có gốc ngoại tệ tại thời điểm cuối kỳ.
- Đánh giá
- Xem xét các khoản tiền, các khoản đầu tư và tương đương tiền có được phân loại đúng đắn không.
- Đánh giá chung về sự phân loại và dễ hiểu các khoản tiền và tương đương tiền, chú ý về thuyết minh về các khoản tiền của đơn vị bị ngân hàng phong tỏa, tạm giữ và tương đương tiền có được trình bày về lãi suất hay làm tải sản đảm bảo cho khoản vay nào không.
- Trình bày và thuyết minh
Nguồn: Giáo trình kiểm toán Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
Kết thúc kiểm toán
Soát xét giấy tờ làm việc và đánh giá kết quả
Sau khi kết thúc công việc kiểm toán với khoản mục này, KTV tiến hành tổng hợp kết quả kiểm toán của khoản mục để làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến nhận xét và lập Báo cáo kiểm toán. Trước khi đưa ra kết luận, KTV phải thực hiện các thủ tục phân tích để đánh giá về độ tin cậy của kết quả kiểm toán, các bằng chứng thu thập được cũng như các thủ tục kiểm toán đã thực hiện để quyết định có cần thực hiện thêm các thủ tục bổ sung hay không. Kết quả kiểm toán này được thể hiện dựa trên GTLV của KTV.
Các nội dung chủ yếu thể hiện bao gồm:
- Sai sót đã tìm ra hoặc không có sai phạm khi kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản. Mức độ ảnh hưởng của các sai phạm đó đến BCTC.
- Nguyên nhân sai lệch là hợp lý hay không hợp lý.
- Tổng hợp các bút toán điều chỉnh sai phạm đã tìm ra.
- Kết luận về việc đạt được mục tiêu kiểm toán hay chưa và lưu ý các vấn đề khác. Nếu chưa đạt được, KTV phải chỉ rõ ra những hạn chế mà KTV không thể đạt được, không thể thực hiện các thủ tục kiểm toán thay thế.
Xem xét những sự kiện phát sinh sau ngày lập báo cáo
Sau ngày ký báo cáo kiểm toán BCTC, về mặt hình thức thì KTV không có bất cứ trách nhiệm tiếp tục rà soát nào. Nhưng trên thực tế, sau ngày ký báo cáo kiểm toán có thể phát sinh những sự kiện có ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC của đơn vị được kiểm toán và vì vậy nó sẽ có ảnh hưởng tới báo cáo kiểm toán BCTC đơn vị này. Ví dụ, doanh nghiệp bị thua kiện phải bồi thường, nợ phải thu không thu được với số tiền quá lớn, những tình tiết mới phát hiện về một loại tài sản có sai phạm, dấu hiệu về phá sản, ... Trong trường hợp này, KTV sẽ phải xem xét cụ thể từng trường hợp để có biện pháp xử lý phù hợp.
Trường hợp thứ nhất, những sự kiện xảy ra sau ngày ký báo cáo kiểm toán nhưng trước thời điểm công bố BCTC của đơn vị. Trong trường hợp này, KTV xem xét về khả năng có hay không phải điều chỉnh BCTC và thảo luận với người chịu trách nhiệm về BCTC của đơn vị.
Trường hợp thứ hai, những sự kiện xảy ra sau khi BCTC được công bố. Trong
trường hợp này nếu phát hiện ra những ảnh hưởng trọng yếu với BCTC vào thời điểm ký BCTC thì KTV phải cân nhắc lại việc phát hành lại báo cáo kiểm toán. Nếu người chịu trách nhiệm phát hành BCTC của khách hàng đồng ý thì KTV thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung và phát hành lại báo cáo kiểm toán đã được điều chỉnh. Ngược lại, nếu khách hàng không đồng ý thì KTV sẽ tiến hành theo luật định để ngăn ngừa khả năng sử dụng BCTC đã phát hành có sai sót trọng yếu chưa được phát hiện.
Xem xét giả định hoạt động liên tục của khách hàng
Do yêu cầu của các chuẩn mực kế toán nên KTV cần xem xét về giả thiết hoạt động liên tục mà doanh nghiệp đã sử dụng trong việc lập BCTC. “Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 570 – Hoạt động liên tục” quy định: “Khi lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán cũng như khi đánh giá và trình bày ý kiến nhận xét trong báo cáo kiểm toán, KTV và công ty kiểm toán phải luôn xem xét sự phù hợp của giả định “hoạt động liên tục” mà doanh nghiệp đã sử dụng để lập và trình bày báo cáo tài chính”.
Khi đánh giá khả năng liên tục hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, KTV cần xem xét, phân tích các yếu tố tích cực và tiêu cực tác động đến khả năng này.
Yếu tố tích cực là các yếu tố giúp doanh nghiệp bảo đảm hoạt động liên tục của doanh nghiệp, như khả năng gia hạn nợ vay, cấp tiền tài trợ, bạn hàng tiếp tục cung cấp hàng với điều kiện chậm trả nợ, có cơ chế phù hợp, ... Còn yếu tố tiêu cực là các yếu tố bất lợi làm tăng khả năng ngừng hoạt động của doanh nghiệp, như gia hạn nợ vay, tiếp tục lỗ lớn, thị trường thu hẹp, … Tùy theo tính trọng yếu của vấn đề, KTV có trách nhiệm đánh giá và phát hành báo cáo kiểm toán phù hợp theo từng trường hợp cụ thể. Đối với khoản mục tiền thì việc đánh giá hoạt động liên tục sẽ được giảm thiểu và nhẹ nhàng hơn nhiều so với những khoản mục khác.
Phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý
Sau khi tiến hành xong công việc ở trên, KTV lập và phát hành báo cáo kiểm toán dựa theo chuẩn mực kiểm toán hiện hành. Báo cáo kiểm toán là văn bản được KTV soạn thảo để trình bày ý kiến chính thức của mình về tính trung thực, hợp lý của những thông tin được kiểm toán. Báo cáo kiểm toán là sản phẩm cuối cùng của công việc kiểm toán và có vai trò quan trọng.
Theo chuẩn mực VSA 700 ý kiến kiểm toán có hai loại như sau: