CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN ĐỐI VỚI KHOẢN MỤC TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC
1.2. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN ĐỐI VỚI KHOẢN MỤC TIỀN
1.2.2. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Trong một cuộc kiểm toán BCTC, lập kế hoạch kiểm toán đóng vai trò vô cùng quan trọng. Mục đích cuối cùng của KTV là đưa ra được ý kiến kiểm toán trên BCKiT, nhằm nhận xét tính trung thực, hợp lý của các thông tin trên BCTC của khách hàng. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra KTV cần phải thu thập được các bằng chứng kiểm toán thích hợp, đầy đủ. KTV phải xác định được các bước cần thực hiện khi đến kiểm toán ở khách hàng cũng như xác định cụ thể về phạm vi, thủ tục cần thiết cho cuộc kiểm toán. Cùng với đó, cuộc kiểm toán luôn bị giới hạn về mặt thời gian và chi phí, đơn vị kiểm toán luôn phải cân nhắc để nhằm đảm bảo được chi phí kiểm toán phù hợp, tránh các khả năng xảy ra hiểu nhầm với khách hàng.
Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng Những lý do đó đưa đến yêu cầu tất yếu cần phải lập kế hoạch cho mỗi cuộc kiểm toán. Lập kế hoạch kiểm toán bao gồm các bước thực hiện sau:
1.2.2.1. Xem xét chấp nhận khách hàng và rủi ro hợp đồng
Khi nhận được đề nghị kiểm toán của khách hàng yêu cầu Công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán, công ty kiểm toán sẽ đánh giá, xem xét có nên hay không chấp nhận đề nghị kiểm toán này.
Đầu tiên, công ty kiểm toán xem xét mục đích kiểm toán của khách hàng là gì? Phải chăng khách hàng thuộc diện đối tượng bắt buộc phải kiểm toán hay công ty tự nguyện kiểm toán nhằm quản trị nội bộ, tham gia dự án đấu thầu...?
Tiếp theo, nếu mục đích kiểm toán hợp lý, hợp pháp, công ty kiểm toán sẽ xem xét giữa vấn đề về thời gian phát hành báo cáo, về nhân lực và năng lực của đơn vị mình liệu có đáp ứng đối với yêu cầu của khách hàng hay không.
Đồng thời, công ty kiểm toán cũng có sự cân nhắc, thận trọng giữa lợi nhuận thu được đi liền với rủi ro kiểm toán của khách hàng này. Cùng với đó, công ty sẽ đánh giá và xem xét về khía cạnh đề nghị kiểm toán được gửi từ một khách hàng cũ của đơn vị hay từ một khách hàng hoàn toàn mới.
Cuối cùng, khi các cấp có thẩm quyền đánh giá chấp nhận khách hàng, công ty kiểm toán sẽ tính toán và quyết định phí kiểm toán và gửi chào phí cho khách hàng.
Ngược lại nếu công ty kiểm toán quyết định không chấp nhận khách hàng thì sẽ phản hồi lại bằng thư từ chối kiểm toán.
Rủi ro hợp đồng kiểm toán có thể hiểu là những sự kiện có thể sẽ xảy ra gây ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc kiểm toán, khiến cho cuộc kiểm toán diễn ra không theo dự kiến. Các nhân tố có thể tác động đến mức độ rủi ro hợp đồng: điều kiện kinh tế - xã hội, mối quan hệ giữa khách hàng với công ty kiểm toán và KTV hoặc với khách hàng hiện tại của công ty kiểm toán, các dịch vụ do công ty kiểm toán cung cấp cho khách hàng có gây ảnh hưởng đến tính độc lập không,… Trên cơ sở đó, KTV có thể đánh giá mức độ rủi ro hợp đồng khi chấp nhận khách hàng là thấp, trung bình hoặc cao.
1.2.2.2. Ký kết đồng kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm toán
Sau khi khách hàng đồng ý với mức phí kiểm toán, đơn vị kiểm toán lập hợp đồng kiểm toán BCTC. Trong hợp đồng ghi cụ thể nội dung kiểm toán, trách nhiệm giữa các bên liên quan, cam kết của đôi bên. Đồng thời, hợp đồng kiểm toán cũng thể hiện rõ phí dịch vụ và phương thức thanh toán. Sau khi đôi bên ký kết, hợp đồng có hiệu lực, công ty kiểm toán sẽ chỉ định, phân công nhóm kiểm toán phù hợp để
Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng phụ trách thực hiện kiểm toán khách hàng. Nhóm kiểm toán được lựa chọn phải có đủ kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn và thực tế đồng thời hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. Nhìn chung, nhóm kiểm toán thường bao gồm: Trưởng nhóm kiểm toán và các trợ lý kiểm toán. Tùy thuộc vào quy mô, thời gian cuộc kiểm toán và các điều kiện khác, số lượng thành viên của một nhóm kiểm toán là khác nhau.
1.2.2.3. Tìm hiểu các thông tin của khách hàng và môi trường hoạt động kinh doanh
Khi tìm hiểu về khách hàng, đầu tiên KTV cần phải tìm hiểu, phân tích và đánh giá về đặc trưng ngành và những rủi ro kinh doanh của đơn vị khách hàng.
Điều này cho phép nhóm kiểm toán có cái nhìn toàn diện, tổng thể đặc điểm kinh doanh của khách hàng, xem xét khả năng xảy ra các rủi ro kinh doanh để có định hướng kiểm toán phù hợp.
Thứ hai, KTV cần quan tâm đến các chế tài, quy định hiện hành trong lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. Đặc biệt, đối với những lĩnh vực kinh doanh đặc thù, có những chế tài, quy định đặc biệt riêng, kiểm toán viên cần xem xét kỹ lưỡng để phục vụ tốt cho quá trình kiểm toán khách hàng.
Thứ ba, vì hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế luôn bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau nên kiểm toán viên cần quan tâm đến tình hình kinh tế vĩ mô. KTV cần xem xét tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, công nghệ và tự nhiên để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng. Bên cạnh đó, việc thu thập và nghiên cứu kết quả kiểm toán và hồ sơ kiểm toán những năm trước của khách hàng cũng là điều cần thiết cho KTV trong giai đoạn này.
Cuối cùng, trong bước này, kiểm toán phải nhận diện bên liên quan của khách hàng. Đối với bên liên quan, luôn nghi ngờ khả năng tồn tại các giao dịch ảo với khách hàng. Nghĩa là các giao dịch này có giá trị cao hơn hoặc thấp hơn giá trị thị trường. Thông qua những giao dịch với bên liên quan, khách hàng có thể làm sai lệch kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ.
1.2.2.4. Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh
Kiểm toán viên thực hiện tìm hiểu hồ sơ, tài liệu giấy tờ, phỏng vấn khách hàng để biết được chính sách kế toán đã được áp dụng trong kỳ kiểm toán. Đồng thời, kiểm toán viên quan sát, xem xét tài liệu, tiến hành phỏng vấn lãnh đạo, nhân viên trong đơn vị để hiểu rõ về quy trình sản xuất kinh doanh trong đơn vị. Hệ
Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng thống hóa được các quy trình sản xuất kinh doanh chính và trọng yếu nhằm phục vụ cho việc phân công công việc kiểm toán.
Tiền là một loại tài sản đặc biệt, nó có liên quan tới nhiều chu trình như doanh thu, chi phí, công nợ và hầu hết các tài sản khác của doanh nghiệp.
Sơ đồ 1. 5: Mối quan hệ giữa tiền và các chu trình nghiệp vụ khác
Nguồn: Slide kiểm toán tài chính 1 năm 2019 1.2.2.5. Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ BCTC
Trưởng nhóm kiểm toán thực hiện phân tích tổng quát BCTC và so sánh các chỉ số tài chính của khách hàng với các đơn vị trong ngành hoặc với đối thủ cạnh tranh, so sánh sô liệu năm nay và các năm trước. KTV cần xem xét liệu có tồn tại các biến động bất thường hay không? Từ đó sẽ tìm hiểu thêm để rõ hơn về đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng, rủi ro của khách hàng. Khi KTV tìm được các khoản mục trọng yếu với mức biến động cụ thể thì sẽ phân công công việc cho KTV có năng lực và trình độ tương ứng.
Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng Để có thể có những đánh giá chung về KSNB của khách hàng, KTV cần tìm hiểu về môi trường kiểm soát tại doanh nghiêp, các quy định tại doanh nghiệp, sự tuân thủ của nhân viên, chủ trương của ban lãnh đạo doanh nghiêp,… Để tìm hiểu về KSNB, KTV có thể sử dụng bảng tường thuật, bảng hỏi, phỏng vấn, quan sát,…
KTV dựa trên những hiểu biết về KSNB của doanh nghiệp và kinh nghiệm của bản thân để đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát. KTV nên nhận diện những điểm mạnh, điểm yếu của KSNB làm căn cứ để giảm thiểu hay mở rộng quy mô các thử nghiệm cơ bản.
1.2.2.7. Xác định mức trọng yếu
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VAS) 320, mức trọng yếu được hiểu như sau:
- Những sai sót, bao gồm cả việc bỏ sót, được đánh giá trọng yếu nếu những sai sót này, khi xét riêng lẻ hoặc tổng hợp lại, được xem xét ở mức độ hợp lý, có thể gây ảnh hưởng tới quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính;
- Những xét đoán về mức trọng yếu được thực hiện trong từng trường hợp cụ thể và bị ảnh hưởng bởi quy mô hay bản chất của sai sót, hoặc được tổng hợp của cả hai yếu tố trên;
- Những xét đoán về các vấn đề trọng yếu đối với người sử dụng báo cáo tài chính phải dựa trên việc xem xét các nhu cầu chung về thông tin tài chính của nhóm người sử dụng, như các nhà đầu tư, ngân hàng, chủ nợ,… Những ảnh hưởng có thể có của các sai sót đến một số ít người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính mà nhu cầu của họ có nhiều khác biệt so với phần lớn những người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính sẽ không được xét đến
Có 2 mức trọng yếu KTV cần xác định, bao gồm: Mức trọng yếu tổng thể BTCT và mức trọng yếu thực hiện tổng thể.
Xác định mức trọng yếu tổng thể BCTC thường được xác định bằng cách: Lấy tiêu chí lực chọn x tỷ lệ % xác định. Ngoài ra tùy thuộc vào xét đoán chuyên môn của KTV, mức trọng yếu tổng thể BCTC có thể xác định bằng một số cách khác.
Tiêu chí lựa chọn có thể là một số tiêu chí sau: Lợi nhuận trước thuế, tổng doanh thu, tổng tài sản, tổng vốn chủ sở hữu…
Mức trọng yếu thực hiện tổng thể là mức trọng yếu được toàn bộ nhóm kiểm toán sử dụng lúc thực hiện cuộc kiểm toán. Thông thường, mức trọng yếu thực hiện tổng thể nằm trong khoảng từ 50% - 70% mức trọng yếu tổng thể BCTC. Tùy thuộc vào đánh giá rủi ro của các cấp quản lý, rủi ro cao thì sẽ chọn ở mức càng thấp.
Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng Đồng thời, các thành viên nhóm kiểm toán cũng tiến hành xác định mức trọng yếu thực hiện từng khoản mục (Ngưỡng sai sót có thể chấp nhận được đối với từng khoản mục).
1.2.2.8. Thiết kế Chương trình kiểm toán
Chương trình kiểm toán khoản mục tiền là chi tiết các bước công việc cần thực hiện khi kiểm toán. KTV căn cứ vào những nhận định ban đầu có được về khách hàng để thiết kế chương trình kiểm toán cho phù hợp với thực trạng khoản mục tiền và chi phí kiểm toán. Nếu hệ thống KSNB đối với khoản mục tiền của khách hàng được đánh giá là hữu hiệu thì chương trình kiểm toán sẽ được thiết kế với nhiều các trắc nghiệm kiểm soát (hay trắc nghiệm công việc) và giảm bớt các trắc nghiệm cơ bản (trắc nghiệm phân tích và trắc nghiệm trực tiếp số dư). Ngược lại nếu hệ thống KSNB của khách hàng được đánh giá là không hữu hiệu thì chương trình kiểm toán sẽ tăng các trắc nghiệm trực tiếp số dư đối với khoản mục tiền.