Chỉ đạo xây dựng phát triển văn hóa trong những năm đầu tái lập tỉnh Hà Tây 1991 - 1998

Một phần của tài liệu Lãnh đạo của đảng bộ hà tây về xây dựng và phát triển văn hóa trong giai đoạn 1991 2006 (Trang 35 - 43)

Tháng 9/1991 tỉnh Hà Tây được tái lập gồm 14 huyện, thị xã. Dân số trong tỉnh 2.092.000 người.

Đảng bộ tỉnh Hà Tây được tái lập. Công tác tư tưởng văn hóa được tiến hành trong tình hình Liên Xô và các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu vừa tan rã, các thế lực phản động ra sức tuyên truyền, xuyên tạc chủ nghĩa Mác-Lênin, bôi nhọ chủ nghĩa xã hội, gây mất lòng tin, mất đoàn kết trong nội bộ Đảng và nhân dân nhằm hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình” chống phá cách mạng nước ta, kích động việc thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng, xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng, truyền bá tư tưởng, văn hóa đồi trụy, độc hại, đưa lực lượng gián điệp, biệt kích vào phá hoại nước ta; câu kết với bọn phản động, các phần tử cơ hội, bất mãn trong nước tăng cường hoạt động hòng lật đổ chế độ. Nhiệm vụ bảo vệ đất nước còn nặng nề. Cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân vốn đã có lòng tin ở Liên Xô nay trở nên băn khoăn, lo lắng thậm chí một bộ phận dao động mất lòng tin vào chủ nghĩa xã hội.

Trong tình hình đó, để thống nhất nhận thức, Tỉnh ủy tăng cường lãnh đạo công tác tư tưởng, củng cố tổ chức bộ máy Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, cơ quan tham mưu về công tác tư tưởng của cấp ủy. Ngày 19/9/1991 Tỉnh ủy ra thông báo số 03 về tình hình chung của tỉnh và những công tác trước mắt, đã chỉ rõ: Tăng cường công tác tư tưởng, tiếp tục quán triệt cho đảng viên và nhân dân tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, làm thấu suốt quan điểm của Đảng, về tiếp tục đổi mới và tinh thần độc lập tự chủ của Đảng, kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, khắc phục tư tưởng bi quan, dao động trước diễn biến phức tạp ở Liên Xô, cảnh giác với những âm mưu phá hoại của mọi thế lực chống chủ nghĩa xã hội.

Thực hiện phương hướng công tác tư tưởng của Tỉnh ủy, các ngành, các cấp tăng cường tuyên truyền, giáo dục tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Báo Hà Tây ra số đầu tiên đăng nội dung “Những công tác trước

mắt” của Tỉnh ủy, những tin bài phản ánh về truyền thống cách mạng của Đảng và nhân dân trong tỉnh. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tiến hành khảo sát nắm tình hình tư tưởng ở 6 huyện, thị là: Ba Vì, Thị xã Sơn Tây, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài Đức từ Hà Nội chuyển về. Ban thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo các cấp ủy Đảng tổ chức những buổi nói chuyện thời sự giải thích về vụ chính biến ngày 19/8/1991 ở Liên Xô, về những thắng lợi bước đầu trong công cuộc đổi mới của nhân dân ta.

Trọng tâm công tác giáo dục tư tưởng của Đảng bộ là quán triệt thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII. Ban Tuyên giáo tỉnh giúp Tỉnh ủy triển khai kế hoạch học tập cho cán bộ, đảng viên học 6 chuyên đề của Đại hội do Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương soạn thảo, bao gồm:

Những bài học kinh nghiệm và sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta;

Những quan điểm và định hướng lớn về chính sách kinh tế - xã hội; Khoa học - công nghệ, giáo dục, văn hóa; Những định hướng về nhiệm của quốc phòng, an ninh và chính sách đối ngoại; Hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng; Thành tựu và kinh nghiệm bước đầu về tiến hành công cuộc đổi mới.

Qua việc học tập 6 chuyên đề, cán bộ, đảng viên nhận thức rõ về 5 bài học kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam; về kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn; về những phương hướng cơ bản trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ quá độ là: “vừa mang tính nguyên tắc bảo đảm không chệch hướng xã hội chủ nghĩa, vừa quán triệt tinh thần đổi mới cho phép không lặp lại sai lầm cũ” [17, tr.112]. Đồng thời, cán bộ, đảng viên đã nhận thức “khoa học và công nghệ”,

“giáo dục và đào tạo” là quốc sách hàng đầu. Tỉnh ủy đã quán triệt sâu sắc trong toàn Đảng bộ, các ngành đoàn thể về 4 nội dung công tác tư tưởng văn hóa là:

- Làm cho thế giới quan Mác-Lênin và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội.

- Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc trong nước, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại để làm cho nền văn hóa Việt Nam vừa tiên tiến, vừa đậm đà bản sắc dân tộc.

- Xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá của con người, với trình độ tri thức đạo đức, thể lực, thẩm mỹ ngày càng cao.

- Chống tư tưởng văn hóa phản tiến bộ, trái với những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc và những giá trị cao quý của loài người, trái với phương hướng đi lên chủ nghĩa xã hội.

Thực tế của công tác tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII và kết quả mở lớp học 6 chuyên đề do Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương chỉ đạo đã củng cố lòng tin trong cán bộ, đảng viên và nhân dân vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc đổi mới đất nước, chống lại các luận điệu phản động, âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, động viên nhân dân quyết tâm thực hiện các mục tiêu của Đại hội VII và nhiệm vụ chính trị của tỉnh.

Tháng 3/1992 Đảng bộ Hà Tây tổ chức Đại hội lần thứ XI. Chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh, Tỉnh ủy tổ chức phát hành cuốn Lịch sử Đảng bộ Hà Tây, tập I, 1926 - 1945 góp phần giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh kể từ khi chủ nghĩa Mác-Lênin truyền bá vào Hà Đông - Sơn Tây cho tới khi Đảng bộ lãnh đạo nhân dân giành chính quyền cách mạng thắng lợi. Đại hội đề ra nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, củng cố hệ thống chính trị, đã chỉ rõ: “Công tác tư tưởng, chính trị là nhiệm vụ rất quan trọng cần được chỉ đạo chặt chẽ, thường xuyên, làm cho mọi cán bộ, đảng viên có lập trường tư tưởng vững vàng trước mọi diễn biến tình hình, vững tin vào đường lối đổi mới đúng đắn, độc lập sáng tạo của Đảng. Nâng cao trình độ lý luận, kiến thức quản lý kinh tế - xã hội. Vận dụng đúng đắn vào địa phương các quan điểm chính sách đổi

mới của Đảng… Cải tiến phương pháp công tác tư tưởng, khai thác các nhân tố mới và dùng nhiều hình thức thích hợp với từng đối tượng khác nhau”.

Về công tác khoa giáo, Nghị quyết nêu rõ: “Đổi mới hoạt động xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa và thể thao…” [48, tr.354].

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ tỉnh ủy, Ban tuyên giáo đã chỉ đạo Đài Phát thanh tỉnh, Báo Hà Tây, Sở Văn hóa Thông tin và các ngành hữu quan trong công tác khoa giáo, cấp uỷ các cấp, các đoàn thể bám sát phương hướng công tác chính trị, tư tưởng do Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra.

Quá trình phổ biến, tuyên truyền các Nghị quyết của Đảng đã làm cho cán bộ, đảng viên, quần chúng nhận thức rõ yêu cầu của công cuộc đổi mới theo cương lĩnh Đại hội VII là “toàn diện, đồng bộ và không lệch hướng”, đồng thời chống phá âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch xuyên tạc chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo đảm sự thống nhất chính trị và tư tưởng trong toàn Đảng; uốn nắn những quan điểm lệch lạc, những nhận thức mơ hồ, dao động về tư tưởng; đấu tranh chống những biểu hiện cơ hội, lợi dụng dân chủ để truyền bá những quan điểm trái với đường lối của Đảng; chống tư tưởng hữu khuynh và giáo điều, chống bảo thủ.

Công tác Tuyên giáo tuyên truyền xây dựng “nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” xây dựng con người Việt Nam về trí tuệ, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống có nhân cách tốt đẹp, có bản lĩnh vững vàng ngang tầm với sự nghiệp đổi mới vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Nhân dân hiểu rõ sự nghiệp giáo dục đào tạo là “quốc sách hàng đầu” nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, là chăm lo bồi dưỡng nhân lực phục vụ sự nghiệp cách mạng; thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình.

Thực hiện Chỉ thị 08 (3/1992) của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VII về tăng cường lãnh đạo quản lý nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác báo chí, xuất bản, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tiến hành khảo khảo sát công tác

văn hóa thông tin, báo chí giúp Tỉnh ủy đánh giá tình hình và ra Chỉ thị số 03 (20/2/1992) về lãnh đạo, quản lý công tác báo chí và xuất bản. Tỉnh ủy đã đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất Đài phát thanh tỉnh, huyện, củng cố mở rộng hệ thống đài truyền thanh xã, bước đầu tăng trang, tăng kỳ tờ Báo Hà Tây. Khởi công xây dựng Đài truyền hình tỉnh. Từ tháng 2/1995, Đài Truyền hình tỉnh bắt đầu phát sóng. Đấy là một dấu mốc về công tác tuyên truyền bằng báo chí, một binh chủng đắc lực trong công tác tuyên giáo của Đảng bộ tỉnh bao gồm cả: báo viết, báo nói và báo hình. Đài truyền hình tỉnh mỗi tuần phát sóng 4 buổi, thời gian từ 150 - 180 phút đã góp phần quan trọng về công tác tư tưởng của Đảng bộ. Từ tháng 1/1994, Báo Hà Tây phát hành 3 kỳ trong tuần và tăng lên 8 trang ở số ngày thứ Bảy. Các chương trình phát thanh - truyền hình và Báo Hà Tây đã bảo đảm những nội dung thông tin tuyên truyền về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và của tỉnh;

tuyên truyền tình hình kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, những điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực đáp ứng một phần nhu cầu thông tin cho cán bộ, đảng viên, nhân dân trong tỉnh. Mặt khác, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy còn phối hợp với Sở Văn hóa - Thông tin, Công an tỉnh hướng dẫn kiểm tra việc thi hành Luật xuất bản và Nghị định 79/CP của Chính phủ (11/1993) và sau đó là Chỉ thị số 64/CT-TW, ngày 22/5/1995 về tăng cường lãnh đạo, quản lý, lập lại trật tự kỷ cương trong các hoạt động văn hóa trên địa bàn tỉnh nhằm đưa các hoạt động văn hóa đi đúng hướng của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII.

Song công tác tư tưởng văn hóa của Đảng bộ cũng có những khó khăn do mặt trái của cơ chế thị trường và sự phá hoại của các thế lực thù địch, nhiều vấn đề xã hội nảy sinh nhất là tình hình thiếu việc làm, tệ nạn xã hội gia tăng, tình trạng vi phạm luật đất đai, quản lý tài chính ở cơ sở đã gây mâu thuẫn trong nội bộ nông thôn, có nơi đã trở thành điểm nóng kéo dài như Minh Đức (Ứng Hòa), Song Phương (Hoài Đức), Quảng Bị (Chương Mỹ)…

Một số cán bộ, đảng viên còn hoang mang chưa tin sự lãnh đạo về công tác tư tưởng văn hóa của Đảng bộ.

Thực hiện kế hoạch của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương và Thông tri số 18 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, ngày 18/12/1995, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy mở hội nghị sơ kết đánh giá gần 3 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII về công tác Văn hóa - văn nghệ. Hội nghị nhận thấy: Các cấp ủy, chính quyền, ngành Văn hóa Thông tin đã bám sát Nghị quyết của Trung ương, của tỉnh về các chủ trương, biện pháp củng cố, xây dựng phát triển sự nghiệp văn hóa văn nghệ chuyên nghiệp và phong trào quần chúng; đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, từng bước xây dựng làng văn hóa gắn với quá trình xây dựng nông thôn mới; đấu tranh chống sự sa sút về đạo đức, lối sống, đẩy lùi hủ tục lạc hậu và tệ nạn xã hội;

chống khuynh hướng lệch lạc trong lĩnh vực sáng tác, xuất bản, biểu diễn nghệ thuật, tăng cường quản lý Nhà nước về các hoạt động văn hóa - văn nghệ. Phần lớn văn nghệ sỹ nhận thức rõ vị trí của sự nghiệp văn hóa, văn nghệ với chiến lược phát triển con người, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong công cuộc đổi mới. Do vậy, hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ chiến lược phát triển con người, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong công cuộc đổi mới. Hoạt động văn học nghệ thuật sôi động, nhưng giữ vững định hướng, thực hiện đúng mục tiêu trong sáng tác, phong phú về hình thức, thể loại.

Nhiều di tích văn hóa và cách mạng được xếp hạng, cấp bằng công nhận.

Hoạt động thông tin tuyên truyền bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh.

Tuy nhiên, một số ngành, một số cơ sở nhận thức về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế xã hội chưa thống nhất, công tác quản lý về văn hóa có mặt còn yếu kém, tệ nạn xã hội chậm được đẩy lùi.

Hội nghị đề ra 5 biện pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 và Nghị quyết 6 của Tỉnh ủy trên các mặt: tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đường lối phát triển văn hóa - văn nghệ của Đảng; đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa hướng vào các nội dung: gia đình ấm no, hòa thuận, bình đẳng, nề nếp, tiến bộ; củng cố và phát triển hoạt động thông tin, thư viện, nhà văn hóa; đầu tư cho hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng; củng cố phát huy vai trò Hội văn học nghệ thuật, Hội nhà

báo, đoàn nghệ thuật, tập hợp tài năng, sáng tạo những tác phẩm có giá trị, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, đóng góp vào công cuộc đổi mới đất nước và nhiệm vụ cụ thể của địa phương.

Việc tổ chức sơ kết Nghị quyết Trung ương 4 về công tác Văn hóa - văn nghệ và tổng kết công tác huấn học trong 4 năm (1992 - 1995) đã giúp cho Tỉnh ủy có những biện pháp chỉ đạo sát hợp hơn nhằm nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng.

Tháng 4/1996, Đảng bộ tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ VIII. Đại hội đề ra phương hướng nhiệm vụ công tác tư tưởng từ năm 1996 - 2000 là: Đổi mới hình thức, nội dung, phương pháp công tác chính trị tư tưởng nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao đời sống tinh thần và văn hóa của nhân dân trong điều kiện mới, giữ vững và tăng cường sự thống nhất về chính trị và tinh thần trong xã hội.

Từng bước tăng thêm cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác tư tưởng, công tác giáo dục lý luận và quản lý Nhà nước, nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý Nhà nước đối với công tác thông tin đại chúng, phát triển các hoạt động văn hóa; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; kết hợp với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; ngăn chặn các loại văn hóa độc hại, góp phần nâng cao sức chiến đấu bảo vệ Đảng, bảo vệ lý tưởng cách mạng, củng cố quốc phòng an ninh, nâng cao cảnh giác cách mạng làm thất bại âm mưu

“diễn biến hòa bình” [15] của các thế lực thù địch.

Để tăng cường giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đảng viên, và nhân dân, tháng 2/1997, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Chỉ thị số 16 về đẩy mạnh công tác biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương, lịch sử cách mạng ngành, đoàn thể. Thực hiện Chỉ thị 16, các cấp ủy Đảng, các ngành đẩy mạnh tổ chức sưu tầm nghiên cứu, biên soạn và xuất bản sách lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và ngành mình. Tỉnh ủy chỉ đạo ngành Văn hóa thông tin nghiên cứu bảo vệ, công nhận các di tích cách mạng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng.

Một phần của tài liệu Lãnh đạo của đảng bộ hà tây về xây dựng và phát triển văn hóa trong giai đoạn 1991 2006 (Trang 35 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)