Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tây lần thứ XII họp từ ngày 24 - 27/4/1996, Đại hội đã đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ 1992 - 1995 về văn hóa xã hội.
Các hoạt động văn hóa nghệ thuật; thể dục, thể thao có bước phát triển, coi trọng bảo tồn phát huy văn hóa, thể thao dân tộc. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa được triển khai ở một số xã, phường, có tác dụng giáo dục truyền thống và giữ gìn nếp sống lành mạnh. Báo chí, phát thanh có tiến bộ cả về nội dung và hình thức được chuyển đến cơ sở. 99% số xã có đài truyền thanh.
Đại hội đã đề ra nhiệm vụ trong 5 năm tới trên lĩnh vực phát triển văn hóa là văn hóa - xã hội phải được tiến hành theo tinh thần xã hội hóa, giữ gìn và nâng cao những truyền thống đạo đức tốt đẹp và bản sắc văn hóa dân tộc.
Đại hội đánh giá về các hoạt động văn hóa thông tin văn nghệ quần chúng, xây dựng làng văn hóa - gia đình văn hóa phong trào thể dục thể thao rèn luyện thân thể trong các tầng lớp nhân dân đều hoạt động tốt.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tây lần thứ XIII họp từ ngày 24 - 27/12/2000, Đại hội đã đề ra giải pháp trên lĩnh vực văn hóa xã hội: “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc” [2, tr.416].
Hà Tây tiếp tục triển khai thực hiện cuộc vận động toàn dân hưởng ứng phong trào xây đựng gia đình văn hóa, làng văn hóa ở khắp các địa phương trong tỉnh.
Là một tỉnh đông dân cư (2,5 triệu người) với gần 57 vạn hộ gia đình việc phát động phong trào xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnh Hà Tây mang một ý nghĩa rất thiết thực. Xây dựng gia đình văn hóa có thể được coi vừa là đối tượng, vừa là mục tiêu của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Ý thức được vấn đề này, ngay từ khi triển khai phong trào, các địa phương trong tỉnh đã có nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động để nhân dân hiểu và hưởng ứng. Công việc đầu tiên được chú trọng chính là công tác tuyên truyền để mọi người, mọi nhà thấy được ý nghĩa vô cùng thiết thực của việc xây dựng gia đình theo những tiêu chí của gia đình văn hóa. Đó là gia đình ấm no hoà thuận, tiến bộ, khỏe mạnh hạnh phúc. Mọi thành viên trong gia đình đều sống có nề nếp, chấp hành các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, biết giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống.
Ở Hà Tây, phong trào xây dựng gia đình văn hóa đã trở thành một phong trào rộng khắp, thu hút được sự tham gia của hầu hết các tầng lớp nhân dân. Các hộ gia đình ở nông thôn tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng hộ gia đình nông dân văn hóa, trong các hộ công chức thì có cuộc vận động xây dựng gia đình cán bộ công chức văn hóa, trong lực lượng vũ trang phong trào này được cụ thể hoá thành những chỉ tiêu thi đua “xây dựng gia đình quân nhân văn hóa”… Tất cả những phong trào thi đua ở mỗi địa phương, đơn vị như vậy đã thực sự tạo ra một sự chuyển biến rõ rệt, góp phần quan trọng vào
việc xây dựng một nếp sống văn hóa ở mỗi địa bàn dân cư. Chính điều này đã làm tăng tỷ lệ số hộ gia đình đăng ký phấn đấu trở thành gia đình văn hóa, cũng như số hộ đủ tiêu chuẩn được công nhận danh hiệu “gia đình văn hóa”
hàng năm.
Bảng 2.1. Số hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa từ năm 2000 - 2005 ở Hà Tây
2000 2003 2005
Số hộ đạt GĐ văn hóa
% so với số hộ
Số hộ đạt GĐ văn
hóa
% so với số hộ
Số hộ đạt GĐ văn
hóa
% so với số hộ
Toàn tỉnh 290757 56,0 377655 67,0 450842 80,0
Hà Đông 16624 77,0 28910 78,0 26000 82,0
Sơn Tây 13337 57,0 18984 73,0 21307 79,0
Ba Vì 29150 59,0 35463 71,0 36051 81,0
Phúc Thọ 23791 68,0 26740 73,0 23347 75,0
Đan Phượng 20000 65,0 23000 75,0 25500 80,0
Hoài Đức 26200 62,0 29500 70,0 31000 75,0
Quốc Oai 16200 54,0 20230 64,0 23456 72,0
Thạch Thất 19263 61,0 22300 66,0 26652 80,0 Chương Mỹ 24500 44,0 35000 62,0 35917 63,0 Thanh Oai 29178 64,0 31709 86,0 34622 79,0 Thường Tín 21714 47,0 29163 60,0 33000 76,0 Phú Xuyên 32000 71,0 37456 82,0 42760 87,0
Ứng Hòa 13000 29,0 30000 65,0 33000 73,0
Mỹ Đức 5800 15,0 9200 27,0 12300 98,0
Nguồn: Sở Văn hóa Thông tin Hà Tây (2007), Niên giám thống kê, ngành Văn hóa Thông tin tỉnh Hà Tây, thời kỳ 1955 - 2005, tr.302.
Sở Văn hóa Thông tin đã tổ chức các Hội nghị biểu dương gia đình văn hóa tiêu biểu toàn tỉnh [46, tr.302]:
- Tháng 5/2000 có 100 hộ gia đình văn hóa tiêu biểu. Trong đó: 20 hộ được Bộ tặng bằng khen, 20 hộ được Tỉnh tặng bằng khen; 60 hộ được Sở tặng giấy khen.
- Tháng 6/2002 có 105 hộ gia đình văn hóa tiêu biểu. Trong đó: 25 hộ được Bộ tặng bằng khen, 30 hộ được Tỉnh tặng bằng khen; 50 hộ được Sở tặng giấy khen.
- Tháng 5/2004 có 100 hộ gia đình văn hóa tiêu biểu. Trong đó: 20 hộ được Bộ tặng bằng khen, 15 hộ được Tỉnh tặng bằng khen; 60 hộ được Sở tặng giấy khen.
Theo số liệu thống kê “Kết quả phối hợp giữa Sở Văn hóa Thông tin với hội Nông dân tỉnh Hà Tây trong phong trào xây dựng gia đình nông thôn văn hóa”.
Bảng 2.2. Số hộ đăng ký và đạt danh hiệu gia đình văn hóa từ năm 1999 - 2005
Năm Tổng số hộ gia đình toàn tỉnh
Số hộ đăng ký
Số hộ đạt gia đình văn hóa
% đạt so tổng số hộ
1999 515.335 327.889 259.451 50,35
2000 521.278 314.000 290.757 55,78
2001 521.290 400.000 321.012 61,58
2002 550.780 421.000 350.921 63,71
2003 552.780 407.408 377.655 68,32
2004 563.559 452.227 393.564 69,84
2005 588.569 479.025 450.842 76,60
Nguồn: Sở Văn hóa Thông tin Hà Tây (2007), Niên giám thống kê, ngành Văn hóa Thông tin tỉnh Hà Tây, thời kỳ 1955 - 2005, tr.303.
Như vậy, đến cuối năm 2005, toàn tỉnh đã có 479.025 lượt hộ gia đình đăng ký phấn đấu xây dựng gia đình văn hóa và 450.842/588.569 hộ gia đình đạt danh hiệu văn hóa. Số gia đình văn hóa trong tỉnh đã đạt tỷ lệ 76,60%, tăng 26,25% so với năm 1999 (mỗi năm tăng bình quân 4,375%).
Do đánh giá đúng vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây đựng đời sống văn hóa”
và phong trào “xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa”, ngay từ những năm
2000, Sở Văn hóa - Thông tin với tư cách là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo của tỉnh đã xây dựng chương trình hoạt động liên tịnh với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, với Ban chấp hành Hội Nông dân tập thể, Liên đoàn lao động, Tỉnh đoàn thanh niên…, thoả thuận về trách nhiệm của các Sở, ngành, đối với công tác vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực tham gia hưởng ứng phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa. Mặt Trận Tổ quốc tỉnh xác định nhiệm vụ trọng tâm, đề ra chủ trương thi đua thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở khu dân cư, gắn phong trào này với thực hiện công bằng xã hội, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, mừng thọ, thực hiện quy ước làng văn hóa, ủng hộ quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, “Ngày vì người nghèo” và các hoạt động từ thiện khác. Uỷ ban nhân dân tỉnh đã tổ chức ngày hội “Đại đoàn kết dân tộc”, biểu dương khu dân cư tiên tiến tiêu biểu, tích cực phát động quần chúng tham gia hưởng ứng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới, thực hiện Nghị quyết 09 của Chính phủ về phòng, chống tội phạm và chương trình quốc gia về phòng chống ma tuý, các tệ nạn xã hội, kết hợp vận động các tổ chức cơ sở xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, gắn việc phát triển kinh tế xã hội với thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công, hộ nghèo, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn...
Hội Nông dân tỉnh yêu cầu các cấp hội từ tỉnh đến cơ sở tích cực vận động gia đình hội viên đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, phát động phong trào “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, làm giàu” “Đoàn kết tương trợ giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới”. Phong trào đã được đông đảo hội viên ở các địa phương tích cực hưởng ứng.
Đây chính là những tác động hết sức tích cực đối với phong trào xây dựng làng văn hóa ở khắp các huyện, thị trong tỉnh. Qua 5 năm, cuộc vận động đã trở thành phong trào rộng lớn, huy động và khai thác được nhiều tiềm năng về nhân lực, vật lực, nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, tinh thần
cho nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Số lượng các làng được công nhận danh hiệu làng văn hóa ngày càng tăng, thực sự đã và đang tạo ra một diện mạo mới trong đời sống văn hóa của tỉnh Hà Tây.
Căn cứ vào điều kiện cụ thể của tỉnh Hà Tây, trên cơ sở tiếp thu hướng dẫn của Cục Văn hóa - Thông tin cơ sở, tại kỳ họp thứ 6, Hội đồng Nhân dân tỉnh Hà Tây khoá XIII (tháng 1/2003) đã ban hành quy chế công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, làng văn hóa, khu phố văn hóa. Những tiêu chuẩn cơ bản là:
+ Có đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển, + Có đời sống tinh thần văn hóa lành mạnh, phong phú.
+ Có môi trường cảnh quan sạch đẹp.
+ Thực hiện đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Những tiêu chí được ban hành như trên đã đáp ứng được yêu cầu của cuộc vận động và phù hợp với điều kiện địa phương. Vì thế trong thời gian từ năm 2003 - 2005, phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, khu phố văn hóa ở Hà Tây đã có một sự chuyển biến tích cực. Số lượng các gia đình văn hóa, làng văn hóa, khu phố văn hóa tăng đều hàng năm ở tất cả các địa bàn trên tỉnh.
Kết quả cụ thể theo Niên giám ngành Văn hóa - Thông tin tỉnh Hà Tây:
Bảng 2.3. Số làng, khu phố được công nhận văn hóa, giai đoạn 2000 - 2005
Năm Số làng, khu phố hiện có
Số làng, khu phố được công nhận
văn hóa
Chia cấp công nhận Cấp tỉnh
công nhận
cấp huyện, thị xã công nhận
2000 2081 68 67 1
2001 2081 73 72 1
2002 2081 85 6 79
2003 2081 91 0 91
2004 2081 87 3 84
2005 2081 126 62 64
Nguồn: Sở Văn hóa Thông tin Hà Tây (2007), Niên giám thống kê, ngành Văn hóa Thông tin tỉnh Hà Tây, thời kỳ 1955 - 2005, tr.306.
Tuy nhiên do nhận thức không đầy đủ về giá trị đích thực danh hiệu
“văn hóa” của làng, nên một số địa phương đã xuất hiện tình trạng chạy theo phong trào, chỉ quan tâm đến số lượng mà không chú trọng đúng mức đến chất lượng hiệu quả cũng như phát huy danh hiệu văn hóa trong việc động viên, giáo dục mọi thành viên của cộng đồng hăng hái tích cực, tự giác tham gia vào các hoạt động xây dựng làng xã và chăm lo xây dựng gia đình văn hóa. Thực trạng này còn được biểu hiện cả trong quan điểm xem xét của một số cấp ủy, chính quyền địa phương khi kiểm tra, đánh giá các tiêu chí công nhận làng văn hóa. Do bệnh thành tích, một số Ban chỉ đạo của các xã đã cố ý bao che hoặc xem nhẹ những tồn tại yếu kém của cơ sở, không trung thực khách quan khi đánh giá về tỷ lệ hộ nghèo, về số lượng các đối tượng vi phạm pháp luật hoặc mắc tệ nạn xã hội, số người sinh con thứ 3… Tất cả những biểu hiện này đã làm hạn chế phần nào ý nghĩa thiết thực và giá trị nhân văn của danh hiệu làng văn hóa. Để kịp thời chấn chỉnh những biểu hiện này và cũng là để phù hợp với sự biến đổi chung của đất nước cả trên lĩnh vực kinh
tế và văn hóa xã hội, cần thiết phải nâng cao vai trò, trách nhiệm của gia đình, dòng họ và cộng đồng dân cư trong cuộc đấu tranh ngăn chặn, phòng ngừa xu hướng ngày càng gia tăng các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, đặc biệt là các loại tội phạm và tệ nạn có liên quan đến ma túy, mại dâm. Mặt khác từ giữa năm 2005, Chính phủ đã ban hành quy định mới về tiêu chí hộ nghèo. Với quan điểm phải tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa”, tại kỳ họp thứ 6, Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tây khóa XIV tháng 2/2006 vừa qua đã thông qua Nghị quyết số 02/2006/NQ/HĐND về Quy chế sửa đổi một số chương, điều về tiêu chuẩn xét công nhận gia đình văn hóa, làng văn hóa. Việc điều chỉnh, sửa đổi tuy không nhiều, nhưng lại là những quy định rất cần thiết và phù hợp với yêu cầu của phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa trong điều kiện mới. Nhưng sửa đổi được quy định cụ thể là:
- Đời sống kinh tế: Số hộ nghèo trong làng, tối đa không quá 8% (với làng đồng bằng, đồi gò, bán sơn địa), 12% (đối với làng miền núi) và mỗi năm số hộ thoát nghèo phải đạt 1,5% đến 2%.
- Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần: Làng phải tích cực đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn sử dụng và nghiện ma túy…
- Xây dựng giữ gìn môi trường cảnh quan sạch đẹp: Làng phải đạt 90%
hộ gia đình dùng nước sạch, có quy hoạch nghĩa trang nhân dân.
- Thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy chế sửa đổi có ghi: Làm tốt công tác hòa giải, không để phát sinh những mâu thuẫn phức tạp dẫn đến khiếu nại, tố cáo; xây dựng khu dân cư tiên tiến , có quan hệ tốt với các làng xã, xung quanh.
- Mục tiêu của phong trào xây dựng gia đình văn hóa - làng văn hóa theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Hà Tây lần thứ XIV là phấn đấu đến năm 2010 đạt 85% số hộ gia đình văn hóa, 60% làng, khu phố đạt danh hiệu làng văn hóa, khu phố văn hóa và 45% cơ quan đơn vị đạt chuẩn hóa. Nâng cao
chất lượng gia đình văn hóa, làng văn hóa, khu phố văn hóa. Ngăn chặn có hiệu quả tình hình gia tăng của các loại tội phạm và tệ nạn xã hội.
Xây dựng làng, khu phố văn hóa - phải đồng thời với củng cố xây dựng các thiết chế văn hóa cơ sở. Công tác vận động thực hiện xã hội hóa, xây dựng làng, khu phố văn hóa đã được các tầng lớp nhân dân đồng tình hưởng ứng và tham gia tích cực; đặc biệt là sự đóng góp công sức, tiền của góp phần cùng Nhà nước xây dựng, nâng cấp, tu bổ các công trình văn hóa, kiến thiết cơ sở hạ tầng. Thiết chế văn hóa nói chung, nhà văn hóa xã, phường, thị trấn nói riêng chính là nơi nhân dân tham gia hoạt động, phổ biến và sáng tạo văn hóa. Vì vậy Nhà văn hóa hay Trung tâm văn hóa cấp xã, thị trấn là một thiết chế văn hóa không thể thiếu được khi xây dựng và nâng cấp đời sống văn hóa cơ sở trong giai đoạn hiện nay.
Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), Kế hoạch thực hiện kết luận Hội nghị Trung ương 10 của Tỉnh ủy Hà Tây đã nhấn mạnh 5 quan điểm chỉ đạo, 10 nhiệm vụ cụ thể và 4 giải pháp lớn nhằm xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa giai đoạn 2000 - 2005; cùng với thực hiện xã hội hóa văn hóa - xã hội, cần tập trung xây dựng các tụ điểm sinh hoạt văn hóa ở các xã nông thôn, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc và kháng chiến. Qua 5 năm triển khai thực hiện, đến năm 2006 toàn tỉnh đã có hàng nghìn tụ điểm sinh hoạt văn hóa, trong đó có trên 300 điểm đã được cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới thành nhà văn hóa đa chức năng ở địa bàn dân cư. Điển hình là huyện Đan Phượng, Phú Thọ đã có chính sách hỗ trợ từ 10 - 20 triệu đồng cho mỗi nhà văn hóa làng, cụm dân cư được xây dựng, nâng cấp có sức chứa trên 100 chỗ ngồi có khuôn viên rộng. Hỗ trợ 4 triệu đồng cho các xã, thị trấn để mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa văn nghệ. Huyện Thường Tín trích 0,05% ngân sách cho công tác xây dựng đời sống văn hóa. Hàng năm, Sở Văn hóa Thông tin ngoài ngân sách thực hiện chương trình, mục tiêu phát triển sự nghiệp văn hóa thông tin, tu bổ di tích, đã dành hàng tỷ đồng mua sắm thiết bị hoạt động văn hóa thông tin, hỗ
trợ sách cho thư viện, in quy ước, đầu tư cho 46 câu lạc bộ gia đình văn hóa ở cơ sở làng, xã, khu phố.
Có thể nói rằng, củng cố xây dựng thiết chế văn hóa giữ vai trò chủ đạo tạo điều kiện để thực hiện các phong trào vận động xã hội, chính sách xã hội, là nơi hướng dẫn, bồi dưỡng hạt nhân, nơi tham gia các hoạt động phổ biến, sáng tạo văn hóa của cộng đồng, góp phần đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh, xây dựng gia đình văn hóa, làng, khu dân cư văn hóa làm cho phong trào phát triển đồng bộ, bền vững [57, tr.11].
Cùng với phong trào xây dựng làng văn hóa, khu phố văn hóa, củng cố xây dựng thiết chế văn hóa, các cấp ủy và chính quyền địa phương ở Hà Tây đã lãnh đạo xây dựng kho sách lưu động mở rộng đối Tượng bạn đọc, thực hiện xã hội hóa việc lưu giữ và phát huy văn nghệ dân gian, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong tỉnh.
a) Xây dựng kho sách lưu động mở rộng đối tượng phục vụ bạn đọc.
Trong 5 năm (2000 - 2005), mạng lưới thư viện, tủ sách cơ sở ở Hà Tây ngày càng được củng cố và phát phát triển cả về số lượng và chất lượng. Năm 2006 toàn tỉnh có 363 thư viện, tủ sách văn hóa, 325 tủ sách pháp luật và 694 tủ sách ở các trường học. Phong trào đọc và làm theo sách báo ngày càng được nhân dân hưởng ứng. Bình quân mỗi cơ sở có khoảng 450 bản sách, 5 loại báo, tạp chí, nhưng chủ yếu do quyên góp và tài trợ, một số thư viện, tủ sách có vốn sách phát triển: Thư viện làng Thái Bạt (Ba Vì) có 2800 bản sách;
Thư viện làng Bình Vọng (Thường Tín) có 3.524 bản sách; Thư viện làng Chúc Sơn (Chương Mỹ) có 1.700 bản sách…
Tháng 4/2003 Thư viện Hà Tây đã tiến hành xây dựng kho sách lưu động luân chuyển về cơ sở. Mục tiêu của xây dựng kho sách lưu động: nâng cao các hoạt động của mạng lưới thư viện, tủ sách cơ sở, đáp ứng nhu cầu của mọi tầng lớp nhân dân, làm cho đời sống văn hóa tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên.