Điều kiện kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại sở tài nguyên và môi trường vĩnh phúc giai đoạn 2007 – 2011 (Trang 54 - 57)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hôi tỉnh Vĩnh Phúc

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Tỉnh Vĩnh Phúc thuộc Vùng đồng bằng Sông Hồng, Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ và vùng Thủ đô Hà Nội. Vĩnh Phúc có nhiều tuyến giao thông quan trọng: đường bộ, đường sắt, đường sông, gần sân bay quốc tế Nội Bài. Vĩnh Phúc là vùng đất có bề dày lịch sử - văn hóa lâu đời, với hàng trăm di tích lịch sử - văn hóa gắn với các địa danh nổi tiếng. Người dân Vĩnh Phúc có truyền thống lao động cần cù, hiếu học, thông minh, năng động và sáng tạo.

3.1.2.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp

Trong những năm gần đây kinh tế Vĩnh Phúc đã có những thay đổi đáng kể, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ giảm tỷ trọng nông nghiệp..

Trong năm 2011 sản xuất Nông nghiệp của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực. Tổng diện tích đất nông nghiệp hiện nay là 86709.73 ha, chiếm 70,13%

tổng diện tích tự nhiên.

3.1.2.2. Tình hình phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Thành tựu trên có đóng góp quan trọng của các nhà đầu tư, của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tỉnh Vĩnh Phúc luôn nỗ lực hơn để cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh: Đẩy mạnh công tác quy hoạch và chuẩn bị đầu tư;

tập trung giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu đến hàng rào các Khu công nghiệp; đào tạo nguồn nhân lực; phát triển Khu đô thị, dịch vụ, du lịch; giải quyết kịp thời kiến nghị và thủ tục hành chính cho doanh nghiệp… nhằm tạo điều kiện tốt nhất để các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Đến hết tháng 6/2011, toàn tỉnh đã thu hút 634 dự án, trong đó có 120 dự án FDI với tổng vốn đầu tư trên 2,35 tỷ USD và 514 dự án DDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là 31.165 tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao, sớm thu hồi vốn tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô sản xuất tại Vĩnh Phúc. Hiện nay, đã có một số Tập đoàn kinh tế lớn của các quốc gia đã quan tâm và quyết định đầu tư tại Vĩnh Phúc: Các Tập đoàn: Toyota, Honda (Nhật Bản), Piaggio (Italia), Vinacapital, Foxconn, Compal (Đài Loan)...

3.1.2.3. Tình tình xây dựng cơ sở hạ tầng - Hệ thống giao thông:

Là tỉnh có vị trí đắc địa nên cơ sở hạ tầng được đầu tư và coi trọng cụ thể:

Hiện nay, quốc lộ 2 Hà Nội - Hà Giang chạy qua địa phận Vĩnh Phúc với trên 50 km, song song với đường sắt Hà Nội - Lào Cai qua Vĩnh Phúc.

Quốc lộ 2B từ Vĩnh Yên đi khu nghỉ mát Tam Đảo, quốc lộ 2C từ Vĩnh Yên qua Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô đi Tuyên Quang. Đây là những tuyến đường bộ mang tầm chiến lược đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của miền Bắc. Bên cạnh đó, các đường nối từ vùng đồng bằng lên miền núi cũng khá phong phú, như đường 12, 13, 23, 40, 129... với tổng chiều dài trên 302 km.

Hiện nay Bộ Giao thông vận tải đang mở các đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai qua Vĩnh Phúc, làm cầu Vĩnh Thịnh qua sông Hồng trên địa bàn huyện Vĩnh Tường sang Sơn Tây và đang thi công đường cao tốc Hà Nội- Vĩnh Yên theo phương thức BOT.

- Về đường thủy: Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có các con sông lớn chảy qua: Sông Hồng, sông Lô. Vì thế, việc xây dựng các cảng Chu Phan, Vĩnh Thịnh, Như Thụy để vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa thiết bị, máy móc từ cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh về Vĩnh Phúc sẽ có nhiều thuận lợi. Hệ thống sông ngòi trong ranh giới lập quy hoạch đô thị Vĩnh Phúc có tổng chiều dài 118.90km gồm các con sông như: Sông Phan, Sông Cà Lồ, Sông Cánh, Sông Ba Hanh, Sông Tranh, Sông Mây, sông Cầu Bồn.

- Về đường sắt: có 30km đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua 4 huyện trong ranh giới quy hoạch với 4 ga hành khách và 01 hàng hoá.

- Đường hàng không, ngay từ năm 1941, phát xít Nhật đã cho xây dựng sân bay Hương Gia trên địa bàn Vĩnh Phúc nhằm phục vụ cho nhu cầu quân sự. Hoà bình lập lại tại khu vực Đa Phúc - Kim Anh, Nhà nước ta đã xây dựng sân bay quân sự Đa Phúc, về sau sân bay này được cải tạo xây dựng thành sân bay Nội Bài, sân bay quốc tế quan trọng nhất ở khu vực phía Bắc.

- Giáo dục:

Tỉnh Vĩnh Phúc có hệ thống giáo dục - đào tạo khá hoàn chỉnh, đặc biệt là giáo dục phổ thông. Đây là cơ sở nền tảng để tỉnh nhanh chóng cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, phát triển thành một trung tâm giáo dục và đào tạo của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và phía Bắc. Năm 2008 ngành giáo dục - đào tạo phát triển cả về quy mô, chất lượng, cơ sở vật chất. Mạng lưới trường, lớp, đội ngũ giáo viên được củng cố và dần ổn định, gần 100% giáo viên phổ thông đạt chuẩn trở lên.

- Dân số và Lao động:

Lao động là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế, xã hội của mỗi vùng, mỗi Quốc gia. Cũng giống như tình trạng chung của toàn quốc, mật độ dân số ở Vĩnh Phúc không đều, tập trung dày ở đô thị và thưa thớt ở nông thôn, miền núi. Ví dụ năm 2007 cao nhất ở thành phố Vĩnh Yên (1.663

người/km2) và các huyện đồng bằng như Yên Lạc (1.387 người/km2), Vĩnh Tường (1.390 người/km2), nhưng thấp ở các huyện miền núi, trung du như Tam Đảo (291 người/ km2), Lập Thạch (666 người/ km2). Điều bất hợp lí là vùng đồng bằng có đất đai màu mỡ, thuận lợi phát triển nông nghiệp, chỉ chiếm hơn 18% diện tích của tỉnh nhưng lại tập trung tới hơn 29% dân số.

Đồng thời nó là yếu tố có vai trò đặc biệt trong quá trình sản xuất. Tình hình dân số và lao động của tỉnh được thể hiện qua biểu 4.1 cho thấy: Tổng dân số của tỉnh năm 2011 là 1.014.488 khẩu, bình quân tăng 1,1%/ năm. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm đều hàng năm. Năm 2011 là 1,1% bình quân giảm 0,02%/năm. Năm 2011 với dân số 1.014.488 người, đây là nguồn nhân lực dồi dào song dân số nông thôn còn chiếm tỷ lệ cao ( 77.01%). Dân số đô thị chiếm 22,99%. Dân số trong độ tuổi lao động là 519.418 người chiếm 51,2%

dân số. Cụ thể thể hiện qua bảng 3.1.

Bảng 3.1: Tình hình dân số và lao động của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011

STT Chỉ tiêu Dân số(người) Tỷ lệ (%)

1 Tổng dân số 1.014.488 100

2 Dân số trong độ tuổi lao động 519.418 51,20 3 Dân số ngoài độ tuổi lao động 495.070 48,80

4 Dân số thành thị 233.200 22,99

5 Dân số nông thôn 781.288 77,01

( Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2011) [23]

Tỉnh có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống. nhưng dân tộc kinh chiếm đại đa số, mật độ dân số phân bố không đều đông đúc ở thành thị và thưa dần ở nông thôn, vùng núi hẻo lánh. Dân số vừa là động lực vừa là thách thức cho phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại sở tài nguyên và môi trường vĩnh phúc giai đoạn 2007 – 2011 (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)