CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất
3.2.1. Tình hình quản lý đất đai của tỉnh Vĩnh Phúc những năm gần đây Trong những năm gần đây Vĩnh Phúc đã đạt được một số thành tựu trong công tác quản lý nhà nước về đất đai cụ thể như sau:
* Tình hình đo đạc BĐĐC, cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, lập HSĐC, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai.
+ Tình hình đo đạc bản đồ địa chính chính quy.
Tính đến hết năm 2009 tỉnh Vĩnh Phúc đã đo xong 5 huyện, thành, thị gồm: Phúc Yên, Vĩnh Yên, Bình Xuyên, Yên Lạc, Tam Dương, Vĩnh Tường (riêng huyện Mê Linh đã đo xong và bàn giao về thành phố Hà Nội). Diện tích đo vẽ xong đến hết năm 2009 được 533,45/1234,65 km2 đạt 43% diện tích tự nhiên toàn Tỉnh.
* Công tác cấp GCNQSDĐ, lập HSĐC, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Thực hiện Nghị quyết số: 07/2007/QH12 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008 và Nghị quyết số: 02/2008/NQ-CP ngày 09/01/2008 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2008, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Chỉ thị số: 02/2008/CT-BTNMT ngày 04/12/2008 về thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thành cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập Hồ sơ địa chính. Tính đến hết tháng 06/2011, tình hình thực hiện các công việc cụ thể như sau:
- Công tác cấp giấy chứng nhận QSDĐ.
Kết quả cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân:
Từ 01/7/2004 (ngày Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành) đến hết tháng 6/2011 toàn tỉnh đã cấp được 30.937 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các loại cho các hộ gia đình, cá nhân.
Trong đó:
- Đất nông nghiệp: 579 Giấy;
- Đất ở: 29.888 Giấy;
- Đất Lâm nghiệp: 470 Giấy.
- Kết quả cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho tổ chức:
Từ 01/7/2004 đến hết tháng 7 năm 2011 toàn tỉnh đã cấp được 580 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức với tổng diện tích 1.792,81 ha.
Tính chung, bao gồm cả trước và sau Luật Đất đai năm 2003 đến hết tháng 7 năm 2011 đã cấp được 1.658 điểm đất của các tổ chức với 2607,38 ha, đạt trên 10% diện tích. Số điểm đất của các tổ chức còn lại cần cấp là 1.062 điểm đất với diện tích 22.350,61 ha.
+ Công tác lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai.
Tính đến tháng 5/2011 toàn tỉnh đã đo đạc, lập BĐĐC cho 5/9 huyện, thành, thị trên toàn tỉnh, theo chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, việc đo đạc lập BĐĐC phải gắn với việc cấp Giấy chứng nhận, xây dựng hồ sơ địa chính. UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tích cực trong công tác triển khai thực hiện, chỉ đạo việc đo đạc BĐĐC gắn liền với việc hoàn thiện công tác cấp Giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính.
- Công tác thu hồi đất:
Tính từ năm 2003 đến nay UBND tỉnh đã ra quyết định thu hồi đất để thực hiện trên 2.000 dự án công trình với diện tích đất thu hồi là 7.121,09 ha
- Công tác giao đất, cho thuê đất:
Tính từ năm 2003 đến nay UBND tỉnh đã giao đất cho 1076 dự án với diện tích 2.915,3 ha. Trong đó:
- Giao đất có thu tiền sử dụng đất với diện tích 348,74 ha. Gồm:
+ 25 dự án đô thị với diện tích có thu tiền sử dụng đất 267,8 ha.
+ Quy hoạch để UBND huyện, thị giao đất ở 95,94 ha.
- Giao đất không thu tiền sử dụng đất 2.570,88 ha.
- Cho thuê đất 757,5 ha. Trong đó có 326 doanh nghiệp không sử dụng vốn ngân sách nhà nước với diện tích giao cho thuê là 679,02 ha.
- Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Tính từ năm 2003 đến nay do có nhiều thay đổi chính sách về đất đai đặc biệt là vấn đề bồi thường giải phóng mặt bằng nên tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng để giao đất cho các Dự án đầu tư gặp rất nhiều khó khăn nhất là các Dự án phát triển kinh tế kể cả trong và ngoài khu, cụm công nghiệp.
- Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật đất đai.
Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND tỉnh chỉ đạo, Sở Tài nguyên và Môi trường lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm về việc sử dụng đất, thực hiện dự án đầu tư của các tổ chức được nhà nước giao, cho thuê đất trên địa bàn tỉnh và công tác thanh tra hành chính, thanh tra đột xuất theo chỉ đạo. Qua thanh tra, kiểm tra cho thấy: Nhìn chung việc sử dụng đất của các dự án đầu tư được giao đất, cho thuê đất trên địa bàn tỉnh dần đi vào ổn định. Nhiều dự án được giao đất chỉ sau một năm triển khai xây dựng đã đi vào sản xuất, kinh doanh có hiệu quả góp phần to lớn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh và giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân địa phương.
Tuy nhiên, qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời nhiều sai phạm trong quá trình sử dụng đất. Thanh tra, kiểm tra và xử lý ra quyết định thu hồi đất của 59 dự án (diện tích 193,48 ha). Giao cho Ban bồi thường giải phóng mặt bằng tỉnh quản lý 11 khu đất còn lại 48 khu đất đã giao cho các doanh nghiệp khác.
3.2.2. Tình hình sử dụng đất của tỉnh Vĩnh Phúc
Theo số liệu kiểm kê năm 2011 tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 123.650,04 ha, tăng 552,23 ha so với Kiểm kê năm 2005 (đã điều chỉnh sau khi trừ diện tích huyện Mê Linh). Nguyên nhân cơ bản là do hoàn thành công tác đo đạc bản đồ địa chính tại các huyện Bình Xuyên, Tam Dương, Yên Lạc và việc điều chỉnh lại diện tích tự nhiên theo công văn số 759/BTNMT- ĐKTKĐĐ ngày 28/02/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trong đó:
- Đất nông nghiệp: 86.709,73 ha, giảm 903,17 ha so với năm 2005;
- Đất phi nông nghiệp: 34.778,73 ha tăng 2244,42 ha;
- Đất chưa sử dụng: 2.161,58 ha, giảm 789,01 ha so với năm 2005;
Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất đai của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011
STT Loại đất Mã Diện tích (ha) Tỷ lệ
(%)
Tổng diện tích tự nhiên 123650.04 100
1 Đất nông nghiệp NNP 86709.73 70.13 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 48231.9 39.00 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 41883.82 33.87
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 8023.10 6.48
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 32804.62 26.53
1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 10778.23 8.71
1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 6617.21 5.35
1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 15409.18 12.46
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 2283.44 1.84 1.4 Đất nông nghiệp khác NNK 39.74 0.03 2 Đất phi nông nghiệp PNN 34778.73 28.13
2.1 Đất ở OTC 7128.66 5.76
2.1.1 Đất ở nông thôn ONT 5649.94 4.56
2.1.2 Đất ở đô thị ODT 1478.72 1.19
2.2 Đất chuyên dung CDG 18679.84 15.10 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 169.63 0.13 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 820.15 0.66 2.5 Đất sông suối, mặt nước
chuyên dùng SMN 7965.75 6.44
2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 14.70 0.011 3 Đất chưa sử dụng CSD 2161.58 1.74 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 917.88 0.74 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 1021.45 0.82
3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 222.25 0.17
(Nguồn: Sở Tài nguyên & Môi trường Vĩnh Phúc)[24]