Câu 1: ( 1 điểm)
Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật ? Câu 2: ( 2 điểm)
Thường biến là gì ? Phân biệt thường biến với đột biến ? Câu 3: ( 2 điểm)
Thế nào là biến dị tổ hợp? Loại biến dị này xuất hiện trong hình thức sinh sản nào?
Giải thích.
Câu 4: (2.5 điểm)
Ở một loài động vật khi cho giao phối giữa cá thể lông xám, chân thấp với cá thể lông đen, chân cao được F1 lông xám, chân cao. Cho F1 giao phối với nhau:
1. Hãy xác định tỉ lệ kiểu hình ở F2
2. Không cần viết sơ đồ lai hãy xác định tỉ lệ cá thể lông xám, chân cao và tỉ lệ lông xám, chân thấp đồng hợp.
Câu 5: (2.5 điểm)
Một đoạn ADN có T = 800, X = 700 .khi đoạn ADN đó tự nhân đôi 3 lần. Hãy xác định:
a. Số đoạn ADN con được tạo ra?
b. Số nuclêôtit mỗi loại môi trường đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của đoạn ADN đã cho.
--- HẾT ---
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG MÔN: SINH HỌC 9
Đáp án Điểm
Câu 1:
Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật ?
Vì : - Đột biến gen làm thay đổi trong cấu trúc của gen dẫn đến sai lạc ARN nên làm
biến đổi Protein
- Làm phá vỡ mối quan hệ hài hòa đã có trong cơ thể dẫn đến sức sống kém.
0, 5đ
0, 5đ
Câu 2:
Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường, không do sự biến đổi trong kiểu gen
Phân biệt giữa thường biến và đột biến:
Thường biến Đột biến
- Chỉ là những biến đổi kiểu hình không liên quan đến biến đổi kiểu gen
- Biến đổi đồng loạt có hướng xác định
- Các biến đổi nằm trong giới hạn mức phản ứng của kiểu gen
- Thích nghi tạm thời không di truyền được
- Là những biến đổi vật chất di truyền về mặt số lượng và cấu trúc do tác nhân đột biến gây nên
- Vô hướng có thể có lợi, có hại, trung tính
- Các biến đổi vượt ra ngoài mức phản ứng của kiểu gen - Có thể thích nghi hoặc không thích nghi, có thể di truyền được qua sinh sản
1đ
0,25đ
0,25đ 0,25đ 0,25đ
Câu 3:
- Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các gen, trên cơ sở đó tổ hợp lại các tính trạng của bố và mẹ.
- Loại biến dị này xuất hiện trong hình thức sinh sản hữu tính.
- Giải thích : Trong quá trình giảm phân đã xảy ra sự nhân đôi, phân li và tổ hợp tự do của các NST, của các cặp gen tương ứng từ đó tạo nên các loại giao tử khác nhau về nguồn gốc của các alen.
Các loại giao tử này khi được tổ hợp lại trong thụ tinh đã tạo nên nhiều loại hợp tử khác nhau về nguồn gốc NST, nguồn gốc các alen dẫn tới sự tổ hợp lại các tính trạng hay tạo nên các kiểu hình mới ở các thế hệ con.
0.5đ 0.5đ 1,0đ
1. Do F1 thu được 100% lông xám, chân cao suy ra lông xám trội hơn so với lông đen, chân cao trội hơn so với chân thấp P thuần chủng
Quy ước:
Gen A – lông xám Gen a – lông đen Gen B – chân cao
1.5đ
Câu 4:
Gen b – chân thấp
P: AAbb x aaBB
(lông xám, chân thấp) (lông đen, chân cao) GP: Ab aB
F1: AaBb (100% lông xám, chân cao) F1 x F1: AaBb x AaBb
GF1: AB, Ab, aB, ab F2:
9 lông xám, chân cao 3 lông xám, chân thấp 3 lông đen, chân cao 1 lông đen, chân thấp
2. Tỉ lệ lông xám, chân cao đồng hợp tử:
1/4AB x 1/4AB = 1/16AABB Tỉ lệ lông xám, chân thấp đồng hợp tử:
1/4Ab x 1/4Ab = 1/16AAbb
1,0
Câu 5:
a.Số lượng ADN con được tạo ra:
Theo giả thiết ,đoạn ADN con đã cho tự nhân đôi 3 lần.
Ta co: Số đoạn ADN được tạo ra: 2n = 23 = 8 b.Số nucleotit mỗi loại của đoạn ADN ban đầu:
A = T = 800 G = X = 700
- Số nucleotit mỗi loại môi trường phải cung cấp cho đoạn ADN ban đầu tự nhân đôi 3 lần là:
Amt = Tmt = AADN(2n - 1) = 800(23 – 1 )= 5600 Gmt = Xmt(2n - 1) = 700(23 - 1) = 4900
0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ
0,75đ 0,75đ TỔNG
CỘNG 10
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
MÔN: SINH HỌC 9
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (2 điểm) Nêu nội dung của quy luật phân li độc lập? Tại sao ở những cây hoa trồng bằng hạt thường có màu sắc hơn cây hoa trồng bằng cành?
Câu 2. (2 điểm)
a/ Vì sao nói nhiễm sắc thể được coi là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào?
b/ Tại sao nhiễm sắc thể phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau? Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kì trước của nguyên phân thoi phân bào bị phá hủy.
Câu 3. (1.5 điểm) So sánh nguyên tắc tổng hợp ADN với m ARN?
Câu 4. (1.5 điểm)
a/ Quan sát tiêu bản ở 1 tế bào người ta thấy tế bào này mang bộ NST bị biến đổi về số lượng. Do sơ suất người ta chỉ quan sát thấy ở NST số 3 có 3 alen kí hiệu là aaa . Hãy xác định dạng đột biến của tế bào trên?
b/ Nêu phương pháp phân biệt cơ thể trên với cơ thể bình thường?
Câu 5. (2 điểm) Một người có 45 nhiễm sắc thể (44 nhiễm sắc thể thường + XO). Hãy giải thích về sự bất thường của nhiễm sắc thể giới tính này và cho biết: Người này là nam hay nữ? Mắc bệnh gì? Biểu hiện ra sao?
Câu 6. (1 điểm) Xét 2 gen ở một cá thể có chiều dài 4080 A0 , gen thứ nhất có tổng số 3120 liên kết hiđrô. Gen thứ 2 trên mạch 1 của gen có tỉ lệ các loại Nucleotit là A: G: T:
X = 1:2:3:4. Tính số lượng từng loại ncleotit của gen?
--- HẾT ---
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG MÔN: SINH HỌC 9
Câu Đáp án Điểm
1
* Nội dung:Các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
0.5
* Những cây hoa trồng bằng hạt chính là kết quả của sinh sản hữu tính có giảm phân và thụ tinh.
- Trong giảm phân tạo giao tử: Do sự phân li và tổ hợp của các NST đã dẫn đến hình thành nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST.
- Trong thụ tinh tạo hợp tử: Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong thụ tinh đã tạo ra nhiều loại hợp tử mang những tổ hợp NST khác nhau. Đây chính là nguyên nhân chính làm xuất hiện biến dị tổ hợp phong phú
- Cây trồng bằng cành chính là kết quả của sinh sản vô tính, chỉ có quá trình nguyên phân nên cây đó có kiểu gen giống như cây mẹ. Do đó không xuất hiện biến dị tổ hợp.
Vì vậy những cây hoa trồng bằng hạt thường có nhiều màu sắc hơn cây hoa trồng bằng cành.
0.25 0. 5 0. 5
0. 25
2
a/ Nhiễm sắc thể được coi là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào:
- NST chứa ADN mang gen chứa thông tin di truyền.
- NST có khả năng tự nhân đôi và phân li trong nguyên phân tạo sự ổn định NST ở tế bào con so với tế bào mẹ.
- NST có khả năng phân li trong giảm phân tạo ra các giao tử chứa bộ NST đơn bội, đồng thời qua thụ tinh thì các giao tử đực và giao tử cái kết hợp tạo trở lại bộ NST lưỡng booijj trong hợp tử giúp ổn định bộ NST và thông tin di truyền ở tế bào con.
b/
- Nhiễm sắc thể phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau vì:
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho sự tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
+ Tạo điều kiện cho NST kép tách tâm động và phân li về 2 cực của tế bào.
+ Tạo ra hình dạng đặc trưng của bộ NST trong tế bào của mỗi loài.
- Nếu thoi phân bào bị phá hủy ở kì trước thì:
+ Tại kì giữa các nhiễm sắc thể không không đính lên thoi phân bào được.
+ Tại kì sau các NST không di chuyển về 2 cực của tế bào nên NST không phân li bình thường dẫn đến sự hình thành thể đa bội.
0.25 0.25 0.5
0.5
0.5
3
* Gièng nhau:
- Nguyên tắc khuôn mẫu: Đều dùng mạch ADN làm mạch khuôn để tổng hợp.
- Nguyên tắc bổ sung: Là nguyên tắc cặp đôi giữa các bazơnitric.
* Khác nhau:
Tổng hợp ADN Tổng hợp ARN
- Cả hai mạch đơn của ADN dùng làm khuôn tổng hợp hai phân tử ADN míi.
- Nguyên tắc bổ sung: A mạch khuôn liên kết với T môi trường.
- Nguyên tắc bán bảo toàn: Trong mỗi phân tử ADN con có một mạch ADN mẹ còn mạch mới được tổng hợp.
- Chỉ một mạch trong hai mạch của ADN (một đoạn ADN) làm khuôn tổng hợp ARN.
- A mạch khuôn liên kết với U môi trường.
- Không có nguyên tắc bán bảo toàn. Mạch ARN được tổng hợp mới hoàn toàn
0.25 0.25
0.5 0.25 0.25
3
a/
- Nếu đột biến xảy ra ở tất cả các cặp NST thì đây là đột biến tam bội thể(3n)
- Nếu biến đổi chỉ xảy ra ở cặp NST số 3 hoặc ở 1 số cặp NST thì đây là đột biến dị bội
b/ Phương pháp phân biệt:
- Dựa vào đặc điểm hình thái: nếu là thể tam bội (3n) thì cơ quan phát triển mạnh hơn, to hơn bình thường. Còn nếu là thể dị bội thì biểu hiện các tính trạng không bình thường và gây hại
- Làm tiêu bản nhiễm sắc thể: đếm số lượng NST trên tiêu bản cần xác định và so sánh với dạng bình thường 2n
0.25 0.25
0.5 0.5
4
Giải thích:
- Do xảy ra đột biến trong quá trình giảm phân tạo giao tử của bố hoặc mẹ
Cặp NST giới tính không phân ly tạo giao tử đột biến (22A + O) Trong thụ tinh giao tử đột biến kết hợp với giao tử bình thường (22A + X)
hợp tử (44A+XO).
Sơ đồ minh hoạ:
♀ (44A+XX) x ♂ (44A+XY) ĐB BT
GP: (22A+XX); (22A+O) (22A+X); (22A+Y) (44A + XO)
hoặc ♀ (44A + XX) x ♂ (44A+XY) BT ĐB
GP: (22A + X) (22A + XY) ; (22A+O) (44A+XO)
- Giới tính: Là nữ - Mắc bệnh: Tớc nơ
0.75
0.25
0.25 0.25 0.25
- Biểu hiện: Lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển, vô sinh,… 0.25
5 * Xác định số lượng từng loại Nu của mỗi gen.
2 gen dài bằng nhau => tổng số Nu bằng nhau N = (4080: 3, 4). 2 = 2400 (Nu)
- Xét gen 1: Theo NTBS ta có 2 A + 2 G = 2400 2 A + 3G = 3120
Số lượng từng loại Nu mỗi loại của gen A= T= 480(Nu) G= X= 720(Nu) - Xét gen 2 ta có: A1 : G1 : T1 : X1 = 1 :2 :3 :4 ta có
Số lượng từng loại Nu của 2gen là
A=T= A1+ T1 = 4/10. N/2= 4. 1200/10 =480( Nu) G=X= G1+ X1 = 6/10. N/2= 3. 1200/10 = 720( Nu)
0.25
0.25
0.5
--- HẾT ---
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
MÔN: SINH 9
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1(1,0đ): Phân biệt thể đa bội với thể dị bội? Làm thế nào để nhận biết được thể đa bội?
Câu 3(2,0đ): Thế nào là nhiễm sắc thể kép và cặp nhiễm sắc thể tương đồng? Phân biệt sự khác nhau giữa nhiễm sắc thể kép và cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
Câu 4(2,0đ):
a/ Tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam/nữ xấp xỉ 1:1? Nói rằng, người mẹ quyết định giới tính của con là đúng hay sai? Tại sao?
b/ Một bạn học sinh nói rằng: bố mẹ truyền cho con của mình các tính trạng đã được hình thành sẵn. Bằng kiến thức đã học, hãy cho biết ý kiến trên của bạn học sinh có đúng không? Giải thích?
Câu 4: (2,0 điểm):
a. Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật qua nhiều thế hệ sẽ dẫn tới thoái hóa giống ? Cho ví dụ ?
b. Kiểu gen ban đầu của giống như thế nào thì tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết sẽ không gây thoái hóa giống ?
Câu 5(3,0đ):
Lai hai ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh ngắn và thân đen, cánh dài, F1 thu được toàn ruồi thân xám, cánh dài. Cho ruồi F1 tạp giao ở F2 thu được 101 ruồi thân xám, cánh ngắn, 199 ruồi thân xám, cánh dài và 100 ruồi thân đen, cánh dài.
Biện luận viết sơ đồ lai từ P đến F2? Biết mỗi tính trạng do một gen quy định.
--- HẾT ---
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG MÔN: SINH 9
Câu Đáp án Biểu
điểm 1
(1,0đ)
Thể dị bội Thể đa bội
- Số lượng NST thay đổi xảy ra ở 1 hay 1 số cặp NST nào đó theo hướng tăng hay giảm như: 2n-1.
2n+1, 2n-2
- Tế bào có số NST luôn tăng theo bội số của n và lớn hơn 2n như 3n, 4n, 5n,...
- Thay đổi kiểu hình ở 1 số bộ phận nào đó trên cơ thể, thường gây ra các bệnh hiểm nghèo.
- Thực vật đa bội thường có cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng mạnh, chống chịu tốt với điều kiện môi trường
* Có thể nhận biết thể đa bội bằng mắt thường qua các dấu hiệu hình thái, sinh lí của cơ thể, thể đa bội thường có kích thước tế bào to, các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn thể lưỡng bội
- Làm tiêu bản, quan sát đếm số lượng NST của loài.
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ 2
(2,0đ)
- NST kép: gồm 2 Crômatit giống hệt nhau và đính nhau ở tâm động, / hoặc có nguồn gốc từ bố hoặc có nguồn gốc từ mẹ.
- Cặp NST tương đồng: gồm 2 NST giống nhau về hình dạng và kích thước, / 1 chiếc có nguồn gốc từ bố, 1 chiếc có nguồn gốc từ mẹ.
Sự khác nhau:
NST kép Cặp NST tương đồng
- Chỉ là 1 NST gồm 2 crômatit dính nhau ở tâm động
- Gồm 2 NST đồng dạng - Chỉ 1 nguồn gốc: hoặc từ bố
hoặc từ mẹ
- Có 2 nguồn gôc: 1 từ bố, 1 từ mẹ
- 2 crômatit hoạt động như 1 thể thống nhất
- 2 NST của cặp tương đồng hoạt động độc lập nhau
0,5đ 0,5đ
0,25đ 0,25đ 0,5đ 3
(2,0đ)
a/ - Nêu được cơ chế xác định giới tính ở người Nam: XX, Nữ: XY
Sơ đồ lai:
-->Trên qui mô lớn, tỉ lệ nam/nữ xấp xỉ 1:1
(Học sinh có thể giải thích bằng lời vẫn cho điểm tối đa)
- Nói người mẹ quyết định giới tính của con là sai, vì giao tử mang NST Y để tạo hợp tử XY (phát triển thành con trai) được hình thành từ người bố.
b/
- Nói bố mẹ truyền cho con tính trạng đã hình thành sẵn là sai.
0,5đ 0,5đ
0,25đ
0,25đ
- Vì: Bố mẹ chỉ truyền cho con kiểu gen qui định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường. Kiểu gen tương tác với môi trường để hình thành kiểu hình (tính trạng).
0,5đ
4 (2,0đ)
a. Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật qua nhiều thế hệ sẽ dẫn tới thoái hóa giống:
- Tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết qua nhiều thế hệ thì con cháu có sức sống kém dần, năng suất giảm, bộc lộ những tính trạng xấu, xuất hiện quái thai ...
- Vì: các cặp gen dị hợp đi vào trạng thái đồng hợp, trong đó có gen lặn ( thường có hại ) được biểu hiện. Qua các thế hệ, tỉ lệ đồng hợp tăng dần, tỉ lệ dị hợp giảm dần.
- Ví dụ:
b. Nếu kiểu gen ban đầu là đồng hợp về các gen trội có lợi thì tự thụ phấn hoặc giao phối cân huyết qua nhiều thế hệ sẽ không dẫn tới thoái hóa giống.
0,5đ
0,5đ
0,25đ 0,75đ
5 (3,0đ)
Biện luận viết sơ đồ lai từ P đến F2. - Xác định trội lặn:
Lai hai ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh ngắn và thân đen, cánh dài, F1 thu được toàn ruồi thân xám, cánh dài. Vậy tính trạng thân xám là tính trạng trội, thân đen là tính trạng lặn, tính trạng cánh dài là tính trạng trội, cánh ngắn là tính trạng lặn.(theo quy luật phân li của Menđen)
- Quy ước gen:
B: thân xám b: thân đen V: cánh dài v: cánh ngắn
- Xét tỉ lệ kiểu hình về tính trạng màu sắc thân ở F2:
thân xám : thân đen = 3:1. Suy ra cả bố và mẹ đều có kiểu gen Bb
SĐL: P: Thân xám x Thân xám Bb x Bb GP: B ; b B ; b F1 Tỉ lệ kiểu gen: 1BB : 2Bb : 1bb
Tỉ lệ kiểu hình: 3 thân xám: 1 thân đen - Xét tỉ lệ kiểu hình về tính trạng kích thước cánh ở F2
cánh dài : cánh ngắn = 3:1. Suy ra cả bố và mẹ đều có kiểu gen Vv
SĐL: P: Cánh dài x Cánh ngắn Vv x Vv GP: V ; v V ; v F1 Tỉ lệ kiểu gen: 1VV : 2Vv : 1vv
Tỉ lệ kiểu hình: 3 cánh dài: 1 cánh ngắn - Xét sự di truyền đồng thời cả hai tính trạng: tỉ lệ KH F2
+ Nếu các gen quy định tính trạng phân li độc lập thì:
(3 thân xám: 1 thân đen) (3 cánh dài: 1 cánh ngắn) = 9thân xám, cánh dài:3thân xám, cánh ngắn:3thân đen, cánh dài:1 thân đen, cánh ngắn
0,5đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
0,25đ
+ Nhưng tỉ lệ đề bài là 1thân xám, cánh ngắn:2thân xám, cánh dài:1thân đen, cánh dài. Vậy các gen không phân li độc lập mà di truyền liên kết.
- F1 dị hợp hai cặp gen, F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là 1:2:1, suy ra F1 có kiểu gen dị hợp tử chéo Bv
bV - Bố mẹ thuần chủng
thân xám, cánh ngắn kiểu gen Bv/ Bv ; thân đen, cánh dài có kiểu gen bV/bV
SĐL: P: thân xám, cánh ngắn x thân đen, cánh dài Bv bV
Bv x bV GP: Bv bV
F1: Bv/ Bv( 100% thân xám, cánh dài)
F1 x F1: thân xám, cánh dài x thân xám, cánh dài
Bv x Bv bV bV GF1: Bv ; bV Bv ; bV F2: Bv Bv bV T LKG: 1 : 2 : 1 Bv bV bV
TLKH: 1thân xám, cánh ngắn:2thân xám, cánh dài:1thân đen, cánh dài.
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
Tổng 10
điểm Lai hai ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh ngắn và thân đen, cánh dài, F1 thu được toàn ruồi thân xám, cánh dài. Cho ruồi F1 tạp giao ở F2 thu được 101 ruồi thân xám, cánh ngắn, 199 ruồi thân xám, cánh dài và 100 ruồi thân đen, cánh dài.
Biện luận viết sơ đồ lai từ P đến F2? Biết mỗi tính trạng do một gen quy định.
--- HẾT ---
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
MÔN: SINH HỌC 9
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1.(1,5 điểm)
Tại sao ở những loài sinh sản hữu tính xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp?
Câu 2. (1,5 điểm)Trong chu kì nguyên phân của tế bào, ở mỗi kì hãy chọn 1 đặc điểm quan trọng nhất về biến đổi hình thái của NST và ý nghĩa của sự biến đổi đó?
Câu 3.(1,5 điểm)Giả sử một cây có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn qua nhiều thế hệ, hãy cho biết:
- Hiện tượng di truyền nào xảy ra?giải thích?
- Viết kiểu gen của các dòng thuần có thể được tạo ra về 3 cặp gen trên?
Câu 4.(1,5 điểm)Một tế bào có hàm lượng ADN trong nhân là 8,8 pg qua một lần phân bào bình thường tạo ra hai tế bào con đều có hàm lượng ADN trong nhân là 8,8 pg.a,Tế bào trên đã trải qua quá trình phân bào nào? Giải thích?b,Sự khác nhau của phân chia tế bào chất của tế bào thực vật và tế bào động vật thể hiện như thế nào? Vì sao lại có sự khác nhau đó?
Câu 5.(1,5 điểm)a. Tại sao có những loài mật độ cao nhưng độ thường gặp lại thấp, ngược lại có những loài độ thường gặp cao nhưng mật độ lại thấp?b. Có nhận xét gì về số lượng cá thể của mỗi loài ở vùng có độ đa dạng loài cao và vùng có độ đa dạng loài thấp? Nêu ví dụ và giải thích?
Câu 6.( 2,5 điểm) Ở quả cà chua, quả đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng. Thực hiện phép lai giữa 2 giống cà chua, thu được tất cả các cây F1 đều có quả màu đỏ.a, Biện luận và lập sơ đồ của phép lai trên?b, Làm thế nào để xác minh các cây F1 thu được nói trên là thuần chủng hay không thuần chủng? Giải thích và minh họa bằng sơ đồ lai?
--- HẾT ---