II. TÌM HIỂU ĐIỀU KIỆN SXKD CỦA DOANH NGHIỆP
2.1. Điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa và giáo dục
Thủ đô Hà Nội nằm ở vị trí trung tâm Châu thổ sông Hồng, có vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi, trung tâm chính trị, kinh tế, vǎn hoá, khoa học và đầu mối giao thông quan trọng của cả nước.
Thủ đô Hà Nội đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển du lịch của cả nước nói chung và của Bắc Bộ nói riêng. Lượng khách du lịch quốc tế đến Hà Nội chiếm khoảng 30% lượng khách đến Việt Nam. Với lợi thế là Thủ đô ngàn năm văn hiến, khách du lịch nội địa đến Hà Nội ở vị trí hàng đầu cả nước. Hà Nội còn là trung tâm tiếp nhận và phân phối khách du lịch đến các vùng du lịch phía Bắc và các vùng, miền khác trên lãnh thổ Việt Nam cũng như tới các nước trong khu vực.
2.1.1. Tình hình phát triển kinh tế và các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế
Trong các nhân tố của môi trường vĩ mô thì nhân tố kinh tế là quan trọng nhất và quyết định đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh của Đơn vị. Bởi vì, kinh tế quyết định đến khả năng thanh toán của khách du lịch. Khi kinh tế phát triển, đồng nghĩa với việc thu nhập của người dân cao hơn, đời sống được cải thiện và khi đã thoã mãn được tất cả những nhu cầu thiết yếu thì người ta sẽ có xu hướng chuyển sang thoã những nhu cầu cao hơn, đó là nhu cầu thứ yếu. Khi nắm bắt được tình hình kinh tế phát triển, Đơn vị sẽ tiến hành xây dựng các chương trình du lịch sao cho phù hợp với khả năng thanh toán của khách du lịch.
Khi nền kinh tế tăng trưởng cao kéo theo thu nhập bình quân trên một đầu người của nước tăng lên. Hiện nay thu nhập bình quân trên một đầu người của Việt Nam đạt
NGUYỄN TRẦN THẾ ANH Page 28
trên 700 USD. Với mức thu nhập như vậy, đời sống người dân được tăng lên rất nhiều.
Ngày nay người ta không chỉ nghĩ đến ăn, mặc… mà nhu cầu du lịch cũng đã xuất hiện trong rất nhiều người Việt Nam.
Trong thời gian gần đây được coi là giai đoạn phát triển nhất của ngành du lịch Việt Nam. Thị trường nội địa tăng trưởng ổn định, lượng khách đi du lịch nước ngoài ngày càng gia tăng.
Như vậy tình hình phát triển kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng đã tạo ra rất nhiều điều kiện thuận lợi trong quá trình kinh doanh. Nắm bắt được những điều kiện thuận lợi này, Trung tâm đã xây dựng những chiến lược phát triển du lịch cụ thể để tiếp cận với môi trường kinh tế đầy tiềm năng này.
2.1.2. Môi trường cho sản xuất kinh doanh vận tải – du lịch.
• Về Giao Thông:
Là Thủ đô nằm ở vị trí trung tâm của miền Bắc, nối giao thông từ Hà Nội đến các tỉnh khác của Việt Nam tương đối thuận tiện, bao gồm cả đường không, đường bộ, đường thủy và đường sắt.
Ngoài sân bay quốc tế Nội Bài cách trung tâm khoảng 35km, thành phố còn có sân bay Gia Lâm ở phía Đông, thuộc quận Long Biên. Từng là sân bay chính của Hà Nội những năm 1970, hiện sân bay Gia Lâm chỉ phục vụ cho các chuyến bay dịch vụ của trực thăng, gồm cả dịch vụ du lịch.
Trung tâm nằm đối diện ga Hà Nội, là một thuận lợi cho Trung tâm bởi khi ra khỏi ga du khách là có thể tìm đến ngay Trung tâm để có ngay những thông tin du lịch cần thiết theo nhu cầu. Hà Nôi là đầu mối giao thông của năm tuyến đường sắt trong nước và một tuyến liên vận sang Bắc Kinh (Trung Quốc), đi nhiều nước Châu Âu. Bởi thế lượng khách trong và ngoài nước trong khu vực kinh doanh của Trung tâm là vô cùng lớn và đa dạng.
Các bến xe phía Nam, Gia Lâm, Lương Yên, Nước Ngầm, Mỹ Đình là đầu mối tập trung ô tô chở khách liên tỉnh tỏa đi khắp quốc gia theo các quốc lộ 1A, quốc lộ 2, quốc lộ 3… Về giao thông đường thủy, Hà Nội cũng là đầu mối giao thông quan trọng với bến Phà Đen trên sông Hồng đi các tỉnh trong khu vực như Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình…
• Văn hóa – du lịch:
Hà Nội có quá trình lịch sử lâu dài, nhiều công trình văn hóa kiến trúc, di tích lịch sử nổi tiếng. Hà Nội là một trong những điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước nhất ở Việt Nam bởi dáng vẻ cổ kính, trầm mặc, thanh lịch và vẻ đẹp tiềm ẩn ở thành phố ngàn năm văn hiến này.
Hà Nội hiện có trên 4.000 di tích và danh thắng, trong đó được xếp hạng quốc gia trên 900 di tích và danh thắng (hàng trăm di tích, danh thắng mới được sáp nhập từ Hà Tây và Mê Linh) với hàng trăm đền, chùa, công trình kiến trúc, danh thắng nổi tiếng.
Khu phố cổ Hà Nội cũng là một nét rất riêng của thành phố với những ngôi nhà, con phố còn giữ được dáng vẻ của chúng từ cuối thế kỷ 19. Khách du lịch tới Hà Nội có thể lang thang cả ngày trên những con phố cổ, khám phá những ngóc ngách nhỏ nhắn nơi thì thanh bình, nơi thì bận rộn.
Những địa điểm không thể bỏ qua nếu bạn tham gia vào hành trình khám phá Hà Nội như: Quảng Trường Ba Đình,Văn miếu Quốc Tử Giám, Chùa Một Cột, Hồ Gươm, Hồ Tây, các làng nghề truyền thống như Gốm Bát Tràng, Lụa Vạn Phúc, làng hoa Tây Tựu...
• Môi trường kỹ thuật-công nghệ:
Khoa học công nghệ phát triển không những thúc đẩy nền kinh tế phát triển mà nó còn tác động vào việc nâng cấp, trang bị lại cơ sở vật chất kỹ thuật trong các công ty, doanh nghiệp du lịch. Khi đã được đầu tư một cách thích đáng thì khả năng phục vụ khách của công ty sẽ được tốt hơn, đáp ứng được nhanh nhất mọi nhu cầu của khách du lịch. Bởi vì, nhu cầu đi du lịch nằm trong nhu cầu cao cấp, khách du lịch luôn đòi hỏi được phục vụ một cách tốt nhất.
Do đó, Trung tâm cần phải trang bị lại một cách đồng bộ từ nơi làm việc, cơ sở vật chất kỹ thuật trong Trung tâm. Từ đó sẽ thu hút được khách du lịch đến và tiêu thụ các sản phẩm của Trung tâm, tạo ra uy tín, danh tiếng của Trung tâm trên thị trường trong và ngoài nước.
Khi kỹ thuật-công nghệ đã được áp dụng sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra với tốc độ nhanh, bền vững và ngoài ra nó còn đảm bảo việc giữ gìn vệ sinh môi trường.
2.1.3. Tình hình phát triển và cơ cấu dân cư
Hà Nội có 7.500.000 người, chiếm 7,51% dân số cả nước, xếp thứ 2 về số dân sau thành phố Hồ Chí Minh. Mật độ dân số chung toàn thành phố là 1.926 người/km2, (cao hơn 7,4 lần mật độ dân số cả nước 256 người/km2) và phân bố không đều giữa các quận,
NGUYỄN TRẦN THẾ ANH Page 30
huyện, thị xã. Nơi có mật độ dân số cao nhất là quận Đống Đa 36.550 người/km2, quận Hai Bà Trưng 29.368 người/km2; nơi có mật độ dân số thấp nhất là huyện Ba Vì 576 người/km2.
Dân số sống ở khu vực thành thị có 3.060.000 người và ở khu vực nông thôn là 4.440.000 người. Tỷ trọng dân số ở khu vực thành thị là 40,8%, nhiều hơn 34,75% vào năm 2010 và bằng 10,37% dân số thành thị của cả nước. Tỷ lệ tăng dân số khu vực thành thị bình quân mỗi năm là 3,76%; trong khi đó tỷ lệ này ở khu vực nông thôn là 1,12%.
Hiện tại dân số trong độ tuổi lao động của thành phố Hà Nội đang có 4,29 triệu người, trong đó 97,6% biết đọc biết viết; 22,1% tốt nghiệp phổ thông cơ sở; 46,7% tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên. Những tỷ lệ này đều cao hơn bình quân của cả nước.
Về trình độ chuyên môn kỹ thuật có 26,9% số người 15 tuổi trở lên đã được đào tạo;
trong đó có 3,6% số người có bằng sơ cấp; 7,5% có bằng trung cấp; 2,5% có bằng cao đẳng và 13,3% có bằng đại học trở lên. Những con số này cao gấp đôi bình quân của cả nước (13,3%) và cao hơn cả tỷ lệ số người 15 tuổi trở lên đã được đào tạo của TP Hồ Chí Minh (20,0%).
Trong 4,29 triệu người 15 tuổi trở lên, đã có 3,2 triệu người, bằng 75,0% đang tham gia hoạt động ở các ngành kinh tế; 25% số người còn lại là học sinh, sinh viên, những người nội trợ, những người không có khả năng lao động và không có nhu cầu làm việc; song với gần ắ số người trong độ tuổi lao động chưa được đào tạo, vẫn là lao động giản đơn là một thách thức lớn cho việc tận dụng thời cơ “vàng” của Hà Nội.