Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách dân tộc của Đảng bộ tỉnh Yên Bái từ 1991- 1996

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh yên bái lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc của đảng từ 1991 2006 (Trang 24 - 38)

1.2.1. Chính sách dân tộc của Đảng từ năm 1991- 1996

Sau Đại hội Đảng lần thứ VI việc thực hiện đường lối đổi mới đất nước toàn diện, trong đó có đổi mới chính sách dân tộc đất nước ta đã đạt được những kết quả bước đầu khả quan. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế Đời sống nông dân ở một số vùng nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng sâu, vùng trước đây là căn cứ cách mạng còn quá nghèo, gặp nhiều khó khăn cả về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khoẻ, học hành, văn hoá. Một bộ phận không nhỏ, trong đó có nhiều gia đình thuộc diện chính sách còn nghèo khổ, một số thiếu đói triền miên. Dân chủ và công bằng xã hội trong nông thôn còn bị vi phạm. Bước sang thời kỳ mới với nhiều thời cơ và thách thức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng họp tại Hà Nội từ ngày 24 đến ngày 27-6-1991. Trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” lần đầu tiên Đảng ta đã đưa ra 6 đặc trưng cơ

bản của mô hình chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng. Một trong các đặc trưng đó Đảng ta chỉ rõ: “Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ” [15, tr.9]. Cương lĩnh chỉ rõ: “Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc , tạo mọi điều kiện để

các dân tộc phát triển đi lên con đường văn minh, tiến bộ, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Tôn trọng lợi ích, truyền thống, văn hóa, ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng của các dân tộc. Chống tư tưởng dân tộc lớn và dân tộc hẹp hòi, kỳ thị và chia rẽ dân tộc” [15, tr.16].

Báo cáo chính trị tại Đại hội VII của Đảng xác định: “Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc phát triển đi lên con đường văn minh, tiến bộ, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam” [14, tr.16].

Cụ thể hoá những chủ trương trên trong phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu trong 5 năm 1991-1995 Đảng ta chỉ rõ: Đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc, cùng xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đồng thời phát huy bản sắc tốt đẹp của mỗi dân tộc và chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Đồng thời có chính sách phát triển kinh tế hàng hoá ở các vùng dân tộc thiểu số phù hợp với điều kiện và đặc điểm của từng vùng, từng dân tộc, đảm bảo cho đồng bào dân tộc khai thác được thế mạnh của địa phương để làm giàu cho mình và đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Tôn trọng tiếng nói và có chính sách đúng đắn về chữ viết đối với các dân tộc. Đặc biệt khắc phục tình trạng suy giảm dân số đối với một số dân tộc ít người.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII tiếp tục quan tâm tới sự phát triển của các dân tộc. Nghị quyết đã nêu lên những tồn tại trong vấn đề thực hiện chính sách dân tộc: Đời sống nông dân ở một số vùng nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng sâu, vùng trước đây là căn cứ địa cách mạng còn quá nghèo, gặp nhiều

khó khăn, cả về ăn mặc, ở, đi lại. chăm sóc sức khoẻ, học hành, văn hoá. Một bộ phận không nhỏ, trong đó có nhiều gia đình thuộc diện chính sách, còn nghèo khổ, một số thiếu đói triền miên. Dân chủ, công bằng xã hội trong nông thôn còn bị vi phạm. Từ đó Hội nghị nêu rõ các ngành, các cấp cần có chương trình, kế hoạch cụ thể hoá phát triển kinh tế - xã hội nông thôn vào các địa phương miền núi và vùng đồng bào các dân tộc, gắn với việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị khoá VI và Quyết định 72 của Hội đồng Bộ trưởng trong đó trước mắt cần làm tốt một số vấn đề sau:

Khẩn trương thực hiện giao đất hoặc khoán đất, rừng đến hộ nông dân, kết hợp giải quyết có lý có tình những tranh chấp về đất đai. Giúp đỡ các địa phương miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số xây dựng và thực hiện tốt các dự án thuộc chương trình của Chính phủ ta và do quốc tế tài trợ về giải quyết công ăn việc làm, định canh, định cư, chương trình phủ xanh đồi núi trọc, chương trình thay thế cây thuốc phiện, chương trình chống sốt rét, bướu cổ, xoá đói giảm nghèo, xoá mù chữ, chương trình nước sinh hoạt cho vùng cao, v.v… Giảm bớt các thủ tục phiền hà, các tầng nấc trung gian, đảm bảo đưa vốn, vật tư đến với dân đủ và kịp thời.

Có chương trình xây dựng công nghiệp ở các vùng trung du, miền núi, vùng đồng bào dân tộc để làm đòn bẩy phát triển kinh tế, xã hội trên từng địa bàn.

Khôi phục và mở rộng hoạt động của hệ thống thương nghiệp và tín dụng Nhà nước ở miền núi để cùng các thành phần khác giúp đồng bào phát triển sản xuất, cải thiện đời sống. Thực hiện miễn, giảm thuế đối với những ngành, nghề cần khuyến khích và những mặt hàng cần đẩy mạnh lưu thông phục vụ miền núi. Khôi phục, củng cố và nâng cấp các trục đường giao thông nối liền miền núi với miền xuôi; phát triển giao thông nội tỉnh. Tạo điều kiện cho các địa phương miền núi mở cửa làm ăn với các địa phương trong nước và nước ngoài.

Có chính sách và hình thức thích hợp để đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ cán bộ dân tộc thiểu số và cán bộ công tác ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số. Thống nhất tổ chức và đổi mới hoạt động của các cơ quan làm công tác dân tộc, đảm bảo tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc.

Cùng với những chủ trương, chính sách đúng đắn nói trên, ngày 23-9- 1994 Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Chỉ thị số 45-CT/TW về một số công tác ở vùng dân tộc Mông. Đây là Chỉ thị thể hiện sự quan tâm của Đảng đối với dân tộc chiếm tỷ lệ khá cao ở miền núi. Chỉ ra những tồn tại, khó khăn trong công tác dân tộc với đồng bào Mông và đề ra những giải pháp.

Xuất phát từ vị trí quan trọng và tình hình đặc thù của vùng dân tộc Mông, để thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng và Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị (khoá VI) về chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, nhằm ổn định tình hình chính trị, nâng cao đời sống mọi mặt của dân tộc Mông.

Trên cơ sở phân tích tình hình thực hiện chính sách các địa phương cần làm tốt những vấn đề sau:

Thứ nhất: Tăng cường tuyên truyền giáo dục trong đồng bào Mông về đường lối, chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước nhằm củng cố và tăng cường sự thống nhất về chính trị, tư tưởng, đoàn kết dân tộc, chống âm mưu “diễn biến hoà bình” và những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch.

Thứ hai: Tạo điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao đời sống mọi mặt trong vùng dân tộc Mông. Hướng dẫn, giúp đỡ đồng bào sản xuất, kinh doanh, bố trí lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hướng dẫn đồng bào đưa công nghiệp và công nghệ mới vào sản xuất, cung ứng vật tư, giống, vốn và giúp đồng bào tiêu thụ sản phẩm.

Nhà nước dành riêng một khoản trong ngân sách đầu tư cho miền núi, hỗ trợ cho vùng dân tộc Mông để giải quyết nước ăn, nước sản xuất, đường

giao thông quan trọng và các cơ sở y tế, giáo dục, thực hiện giao đất, giao rừng cho đồng bào; sớm cụ thể hoá chính sách ưu đãi đối với những nơi đồng bào được giao nhiệm vụ bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng đặc chủng.

Các ngành giáo dục, y tế có biện pháp hữu hiệu để xoá mù chữ, củng cố, tăng cường y tế cơ sở, giải quyết các dịch bệnh, nhất là bệnh bướu cổ, sốt rét, phát triển các đội y tế lưu động định kỳ đến các bản làng vùng cao để

chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào. Mở thêm các trường nội trú, đa dạng hoá các chương trình học tập, gắn học với hành để sớm tạo nhiều nguồn cán bộ cho dân tộc Mông.

Các ngành, các cấp có biện pháp cùng các địa phương thực hiện xoá đói, xoá rét, giảm nghèo ở vùng dân tộc Mông, nhất là vùng núi cao, vùng căn cứ cách mạng; trước mắt phấn đấu không để đồng bào đói, rét, chết dịch.

Thứ ba: Làm tốt công tác định canh, định cư. Sắp xếp, bố trí nơi sinh sống hợp lý cho đồng bào, hướng dẫn đồng bào ngành nghề mới khi không có đất sản xuất.

Thứ tư: Kiên trì vận động đồng bào bỏ trồng cây thuốc phiện, hướng dẫn đồng bào sản xuất kinh doanh, trồng cây thay thế có thu nhập tương tự

như khi trồng cây thuốc phiện; tránh khuynh hướng chủ quan, nóng vội, dùng biện pháp hành chính, cưỡng bức. Các cấp chính quyền cần quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả kinh phí Nhà nước đầu tư để giải quyết xoá bỏ cây thuốc phiện và nghiện hút. Xử lý nghiêm các hành vi tham ô kinh phí này và các tội phạm buôn lậu thuốc phiện.

Thứ năm: Công tác tôn giáo ở vùng dân tộc Mông. Thực hiện chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của đồng bào, tuyên truyền, vận động, giáo dục đồng bào thực hiện đúng chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, gắn đạo với đời, bảo đảm đoàn kết dân tộc, đoàn kết giữa người có đạo và không có đạo; đồng thời tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện nếp sống văn hoá mới, xoá bỏ tập tục lạc hậu nặng nề.

Thứ sáu: Củng cố, xây dựng cơ sở Đảng, chính quyền, đoàn thể ở vùng dân tộc Mông theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3. Chăm lo bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ và xây dựng lực lượng cốt cán trong các bản, làng, các dòng họ, trong các chức sắc tôn giáo tạo thành một đội ngũ cán bộ cơ sở vững mạnh ở vùng dân tộc Mông.

Thứ bảy: Các cấp uỷ đảng, các đảng đoàn, ban cán sự đảng các cấp phổ biến khi triển khai chỉ thị này, kiểm điểm những việc làm được và chưa làm được trong thời gian qua, đề ra những biện pháp, phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, đoàn thể Trung ương với các địa phương có dân tộc Mông để thực hiện tốt những nhiệm vụ nêu trong chỉ thị này.

Với những chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ đã cụ thể hoá bằng một số chương trình thực hiện về kinh tế - xã hội, văn hoá…như:

- Chỉ thị 525-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 2/11/1993 về chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội miền núi.

- Văn bản số 1960/KTTH của Chính phủ, ngày 15/4/1994 về thực hiện chính sách trợ giá, trợ giá cước và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm đối với vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa trên toàn bộ địa bàn miền núi.

1.2.2. Sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách dân tộc của Đảng bộ tỉnh Yên Bái từ 1991- 1996

Để tạo thuận lợi, phát huy mạnh mẽ tiềm năng, thế mạnh, khắc phục có hiệu quả những hạn chế, yếu kém, đẩy mạnh công cuộc đổi mới ở từng địa phương, tại kỳ họp ngày 12-8-1991, Quốc hội đã ra quyết định chia Tỉnh Hoàng Liên Sơn thành 2 tỉnh Yên Bái và Lào Cai. Năm 1991 tỉnh Yên Bái được tái thành lập gần trở lại nguyên dạng như trước tháng 5 năm 1955. Cùng với việc tái thành lập Tỉnh, Đảng bộ Yên Bái cũng được tái lập và đi vào hoạt động, bước đầu còn có nhiều khó khăn song Đảng bộ đã nhanh chóng bắt tay vào chỉ đạo các kế hoạch kinh tế - xã hội, xác định rõ là tỉnh miền núi với nhiều dân tộc sinh sống, Đảng bộ đã có nhiều chính sách quan tâm phát triển

đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc trong tỉnh, đoàn kết phấn đấu tiến kịp miền xuôi.

Quán triệt quan điểm cơ bản của Đảng và đường lối của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991), cụ thể hoá vấn đề thực hiện chính sách bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc, phát triển đi lên con đường văn minh, tiến bộ… Đại hội Đảng bộ lần thứ XIII (ngày 15 đến 17 tháng 1 năm 1992) của tỉnh đã xác định rõ nhiệm vụ trong 5 năm tới là: phát huy sức mạnh đoàn kết của nhân dân trong tỉnh giữ vững ổn định chính trị, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội; từng bước cải thiện đời sống của nhân dân, đẩy lùi tiêu cực và đảm bảo công bằng xã hội. Phấn đấu đến năm 1995 tăng thu nhập lên 50%...cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, mở mang dân trí và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, đưa tỉnh Yên Bái từng bước vượt qua cuộc sống khó khăn, thiếu thốn [2, tr.135-136]. Mục tiêu trong 5 năm tới là: phát huy sức mạnh đoàn kết của nhân dân các dân tộc trong tỉnh để khai thác các thế mạnh nông - lâm - công nghiệp, chế biến, dịch vụ và xuất khẩu. Đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm tại chỗ coi trọng cả lúa và màu, nhất là ngô. Phát huy toàn diện thế mạnh chăn nuôi, đưa chăn nuôi trở thành ngành kinh tế quan trọng theo hướng đi lên sản xuất hàng hoá. Từng bước phủ xanh đất trống đòi núi trọc. Phấn đấu đến năm 1995 đưa tổng sản lượng lương thực đạt 160.000 tấn, thực hiện định canh, định cư, giảm nhanh bệnh bướu cổ và trẻ em suy dinh dưỡng, hạ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống 2,23% [2, tr.136].

Đảng bộ đã chỉ đạo tiếp tục thực hiện Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị và Quyết định 72 của Hội đồng bộ trưởng, chương trình định canh, định cư,…

thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, xây dựng chương trình hành động đảm bảo tính toàn diện, đồng bộ, đồng thời chú ý tới trọng điểm, tập trung giải quyết các vấn đề then chốt, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của tỉnh.

Trên tinh thần đó, tháng 3 năm 1993, Ban chấp hành Đảng bộ đã ra Nghị quyết 03 “về tiếp tục đổi mới và phát triển nông - lâm nghiệp toàn diện, xây

dựng nông thôn mới đến năm 2000”. Đây là Nghị quyết đi trước một bước và phù hợp với Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VII) về tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn; là cơ sở để tỉnh chỉ đạo xây dựng sáu chương trình kinh tế - xã hội. Đó là:

Chương trình phủ xanh 374.000 hécta đất trống, đồi núi trọc. Mục tiêu đến năm 2000 đưa tỷ lệ rừng che phủ lên 45% diện tích đất tự nhiên của tỉnh.

Thực hiện chương trình này góp phần giải quyết việc làm và cải thiện đời sống cho 46 vạn dân, trong đó có 16 vạn người dân ở vùng cao.

Chương trình khai thác tổng hợp 2 vạn hécta đất đảo hồ Thác Bà. Tổ chức đưa 4.000 hộ dân ra các đảo lập nghiệp trồng rừng, trồng cây công nghiệp, nuôi cá lồng, xây dựng hồ Thác Bà thành trung tâm kinh tế, du lịch quan trọng của tỉnh.

Chương trình định canh, định cư, tập trung giải quyết dứt điểm 15 xã còn lại, củng cố bốn xã đã định canh nhưng còn du cư, ổn định đời sống đồng bào các dân tộc vùng cao. Gắn chương trình này với việc củng cố hệ thống chính trị, xoá mù chữ, nâng cao dân trí, giải quyết các vấn đề xã hội, xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội vùng cao.

Chương trình giải quyết nước cho sản xuất và cho sinh hoạt: đã đầu tư sửa chữa 390/710 công trình thủy lợi, xây dựng một số công trình thuỷ lợi mới, xây dựng nhà máy nước, lấy nước từ hồ Thác Bà cung cấp nước cho sinh hoạt cho thị trấn Yên Bình và thị xã Yên Bái.

Chương trình phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm - khoáng sản:

đầu tư tăng công suất chế biến chè từ 100 tấn/ngày lên 200 tấn/ngày; đổi mới công nghệ sản xuất sứ, xi măng, vật liệu xây dựng, phát triển ngành chế biến hoa quả.

Chương trình phát triển giao thông, bưu điện, hệ thống điện lực. Nâng cấp các đường 70, 37, 32, Cổ Phúc đi Văn Yên, làm mới, sửa chữa 2.200km đường nông thôn, mở đường ôtô đến 18/38 xã còn lại; nối liền mạng lưới thông tin lên

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh yên bái lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc của đảng từ 1991 2006 (Trang 24 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)