Một số kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc ở Yên Bái

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh yên bái lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc của đảng từ 1991 2006 (Trang 82 - 88)

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ KINH NGHIỆM

3.2. Một số kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc ở Yên Bái

Vận dụng sáng tạo chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng vào thực tiễn địa phương, Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã triển khai và có những giải pháp

tích cực để đẩy mạnh sự phát triển về kinh tế - xã hội, văn hoá - xã hội, an ninh quốc phòng… từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc trong tỉnh. Từ những kết quả và hạn chế, qua thực tiễn lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc của Đảng bộ tỉnh Yên Bái từ năm 1991- 2006, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

Một là: Không ngừng nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm của hệ thống chính trị về nhiệm vụ công tác dân tộc của Đảng.

Công tác dân tộc không chỉ là nhiệm vụ riêng của cơ quan chuyên trách, của các cán bộ làm công tác dân tộc mà được xác định là nhiệm vụ của toàn đảng bộ và cả hệ thống chính trị. Vì thế các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong tỉnh đều phải nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng.

Muốn thực hiện tốt công tác dân tộc trước hết cần nhận thức, quán triệt tốt mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, phải vận dụng sáng tạo những quan điểm, chủ trương đó gắn với thực tiễn đời sống của đồng bào các dân tộc ở địa phương mình. Phải coi việc quán triệt, thực hiện chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số là một bộ phận hữu cơ trong chủ trương, chính sách chung của Đảng và Nhà nước ta, là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Đặc biệt trong giai đoạn cách mạng mới cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong vùng dân tộc làm sao để mỗi người dân đều có thể biết, hiểu và nhận thức đầy đủ về tiếng nói của Đảng trong vấn đề dân tộc. Tập trung tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về dân tộc có hiệu quả, phát huy ý thức tự lực, tự cường của đồng bào dân tộc.

Kết quả thực hiện công tác dân tộc ở Yên Bái trong những năm qua cho thấy việc nâng cao nhận thức về công tác dân tộc đối với cán bộ, đảng viên và

nhân dân có tính chất quyết định đến việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác dân tộc trong tình hình mới. Đảng bộ Yên Bái đã làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và chương trình hành động của Tỉnh uỷ về đại đoàn kết dân tộc, về công tác dân tộc. Thường xuyên tăng cường củng cố tổ chức Đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Hai là: Cần nắm vững và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo những chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng.

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, mọi chủ trương, chính sách của Đảng là có tính phổ biến và được áp dụng trên phạm vi của cả nước với tất cả các dân tộc. Tuy nhiên ở mỗi địa phương, mỗi vùng, miền có những điều kiện không giống nhau, mỗi dân tộc cũng lại có những đặc điểm, tâm lý khác biệt.

Vì vậy, trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc, trên cơ sở những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ địa phương phải vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo sao cho phù hợp nhất với địa phương mình.

Muốn vậy Đảng bộ phải có những hiểu biết đầy đủ, sâu sắc tới điều kiện cụ thể của từng vùng, đặc điểm xã hội, phong tục tập quán, tâm lý… của từng dân tộc để từ đó có thể đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm đem lại kết quả tốt nhất. Tránh rập khuôn, máy móc, có những hình thức, cách làm không phù hợp với tình hình, đặc điểm các vùng dân tộc. Chính sách dân tộc chỉ có thể

được thực hiện có hiệu quả nếu phù hợp với từng điều kiện sinh sống, văn hóa, đặc điểm, tâm lý của đồng bào dân tộc, đáp ứng được mong mỏi của nhân dân.

Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã vận dụng tốt chính sách dân tộc của Đảng, phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương, gắn với từng nhóm dân tộc, đưa ra các giải pháp đáp ứng mong mỏi và tâm lý của đồng bào các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh.

Ba là: Kết hợp hỗ trợ của Trung ương với phát huy tối đa nội lực của địa phương.

Do xuất phát điểm từ một tỉnh miền núi, đời sống kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn vì vậy trong thời gian qua Yên Bái đã nhận được rất nhiều sự

hỗ trợ, đầu tư của Đảng và Nhà nước, với những chính sách phù hợp giúp đồng bào vươn lên thoát nghèo, có cuộc sống no đủ. Tuy nhiên để thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, Đảng bộ tỉnh nhận thức rõ cần phải có sự phát huy nội lực của chính đồng bào dân tộc, của từng hộ gia đình với sự giúp đỡ của cộng đồng để khai thác nguồn lực tại chỗ về đất đai, lao động, tạo cơ hội về việc làm tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc nhằm tạo ra bước chuyển biến mới về đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào.

Trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã cố gắng đưa ra những giải pháp phát triển nhằm phát huy tối đa những tiềm năng sẵn có của địa phương, khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số để đẩy lùi tình trạng nghèo đói giữ được sự ổn định lâu dài.

Bốn là: Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ công tác dân tộc là người dân tộc.

Để góp phần thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng, một trong những giải pháp quan trọng đó là phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc kịp thời đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Cán bộ được đào tạo phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực và trình độ để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Làm tốt công tác cán bộ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện và phát huy quyền làm chủ của dân tộc thiểu số trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Thực tế những năm qua cho thấy, đội ngũ tri thức dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái đã có bước phát triển, trưởng thành và tiến bộ đáng kể. Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chủ trương tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng

cao trình độ chính trị, văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ chủ chốt ở cơ sở hình thức đào tạo dài hạn, ngắn hạn, đặc biệt là các cán bộ người dân tộc, thiểu số đang công tác tại các huyện và xã. Tỉnh thường xuyên tuyển chọn các cán bộ là người dân tộc đào tạo tại trường chính trị của địa phương và các trường Trung ương nhằm nâng cao trình độ lý luận cho các cán bộ làm công tác dân tộc là người dân tộc. Đầu tư cho giáo dục vùng cao, quan tâm tạo nguồn cán bộ từ các trường dân tộc nội trú, có chính sách thu hút, đào tạo bồi dưỡng sử dụng cán bộ một cách hợp lý. Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc phải luôn xác định rõ những khó khăn, vất vả khi tham gia công tác, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, sống giản dị, trung thực, lành mạnh, đoàn kết, bình đẳng, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, phát huy được tài năng, trí tuệ, gắn bó mật thiết với nhân dân, có tình cảm thiết tha với cộng đồng các dân tộc, thường xuyên xây dựng khối đại đoàn kết giữa các dân tộc để phát huy sức mạnh tổng hợp tạo nên niềm tin trong công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số, đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội. Vì vậy trong những năm tiếp theo của thế kỷ XXI, Đảng bộ tỉnh vẫn tiếp tục phát huy và coi đây là kinh nghiệm quan trọng trong việc thực hiện công tác dân tộc.

Năm là: Không ngừng củng cố hệ thống chính trị, đặc biệt là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về công tác dân tộc.

Để đáp ứng những yêu cầu của nhiệm vụ dân tộc trong giai đoạn mới cần chú trọng tăng cường xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, những nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số phải có cấp ủy, lãnh đạo chủ chốt là người dân tộc có trình độ lãnh đạo và năng lực quản lý tốt. Đặc biệt biện pháp có tính then chốt là đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong suốt quá trình thực hiện chính sách dân tộc. Ở Yên Bái, vấn đề tăng cường sự lãnh đạo của Đảng thể

hiện ở kế hoạch phát triển cơ sở đảng ở vùng dân tộc làm hạt nhân lãnh đạo và vận động nhân dân thực hiện chính sách dân tộc. Cụ thể:

- Xem việc quán triệt thực hiện tốt chính sách dân tộc là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp ủy đảng, của tổ chức đảng ở các cơ sở.

- Tăng cường số lượng và chất lượng cán bộ đảng viên là người dân tộc, dân tộc thiểu số.

- Các cơ quan, lãnh đạo cấp ủy thường xuyên bám sát dân, nắm bắt tình hình mới, đề xuất những biện pháp giải quyết đúng đắn, kịp thời, tại chỗ những vấn đề nảy sinh.

Ngoài ra còn chú trọng tới việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính quyền, xây dựng mặt trận và các tổ chức chính trị của quần chúng.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh yên bái lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc của đảng từ 1991 2006 (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)