1.1 Sự hình thành và đặc trưng của nước rác
1.1.2 Đặc trưng nước rác
1.1. .1 Đ c trưng nước rác củ một s bãi ch n p trên thế giới
Hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước rác mới (tươi) cao hơn rất nhiều so với nước rác đã chôn lấp lâu năm. Tỷ lệ BOD5/COD trong khoảng 0,4-0,6 đối với nước rác tươi; 0,005-0,2 đối với nước rác cũ, ở thời điểm này thành phần hữu cơ
trong nước rác chủ yếu là axit humic và axit fulvic, đây là những chất hữu cơ khó phân hủy sinh học [11, 30].
Ở phần lớn các nước phát triển, rác được phân loại tại nguồn. Theo thành phần hóa học, mỗi loại rác được xử lý bằng phương pháp khác nhau. Các loại rác có thể tái chế như kim loại, giấy, nhựa, thủy tinh… được thu hồi. Rác thải giàu hữu cơ được sử dụng làm phân compost, sản xuất khí sinh học. Các loại rác thải có nhiệt trị cao được đốt. Các chất thải rắn khác thường được chôn lấp. Đối với các nước đang phát triển, rác thải chưa được phân loại tại nguồn và phương pháp xử lý rác thải chủ yếu là chôn lấp hợp vệ sinh. Thành phần nước rác được thể hiện trong Bảng 1.1.
Bảng 1.1 cho thấy nước rác ở một số quốc gia trên thế giới cũng bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ cao: dao động từ hàng nghìn đến chục nghìn mg/l. Đặc biệt là nồng độ amoni đều rất cao.
Bảng 1.1 Đặ ưng ủ nước rỉ rác một số quốc gia trên thế giới. [26, 29, 51, 52, 76, 79, 81, 91, 102]
Bãi chôn lấp Thông số
Đơn vị
Châu Âu Châu Mỹ Châu Á Châu Phi
Istanbul Komurcuo
da (Thổ Nhĩ
Kỳ)
Piedmont (Italia)
Aigeira (Hy Lạp)
Bãi Pereira Columbia -
Bãi Clover Bar Canada
Matuail (Banglade
sh)
Ibb (Yemen)
Kuala Sepetang (Malaysia)
Khon- Kaen (Thái lan)
Nyanza (Rwanda)
Ouled Fayet (Algeria)
pH mg/l 7,8 - 8,15 7,2-8,3 8,3 6,93 8,45 8,05 7,45 8,0 8,1
COD mg/l 24.040 4.314 4.925 4.350-65.000 1.090 1.630 19.860 855 13.240 2.343 3.847
BOD5 mg/l 15.021 586 1.077 1.560-48.000 39 - 12.030 158 9.170 674 388
TSS mg/l 1.962 633 158 190-27.800 - 734 - - - - 10,4
NH4
+ mg/l 2.281 2.296 1.157 200-3.800 455 1.252 1.199 857 1.400 736,5 3.159
TN mg/l 2.624 - 1.526 - - - - - 1.207 5.236
TP mg/l 186 - - 2-35 - - - 91,4 62,9 - 37,3
Độ kiềm mg/l 10.581 - - 3.050-8.540 4.030 720 - - - - -
Cd mg/l - 0,003 0,138 - - 0,0056 0,25 - - - 1,7
Zn mg/l 0,96 1,370 0,401 - - 0,378 5,7 0,6 - - 1,5
Cr mg/l - 1,372 2,599 - - 0,15 - - - -
Ni mg/l 0,95 0,7 - - - 1,048 1,75 0,16 - - -
Fe mg/l 10,37 - - - - - 2,18 - - 21,5
1.1. . Đ c trưng nước rác củ một s bãi ch n p Việt N m
Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa (nóng ẩm mưa nhiều) khí hậu Việt Nam chia hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Vì vậy nước rác ở các bãi chôn lấp biến động lớn về thành phần và khối lượng theo các thời điểm trong năm. Thêm vào đó, do rác chôn lấp hầu như chưa được phân loại tại nguồn nên thành phần khá phức tạp, hàm lượng ô nhiễm hữu cơ cao đến rất cao, đặc biệt đối với nước rác tươi.
Thành phần nước rác còn chịu tác động bởi địa điểm chôn lấp, kĩ thuật vận hành bãi chôn lấp cũng như thời gian chôn lấp…
Cho đến nay việc phân loại rác tại nguồn vẫn chưa được áp dụng triệt để nên thành phần nước của nước rác rất phức tạp. Nước rác không chỉ chứa các chất hữu cơ mà còn chứa các chất vô cơ hòa tan, kim loại nặng, một số chất hữu cơ độc hại. Vì vậy các công nghệ hiện đang được áp dụng ở hầu hết các bãi chôn lấp chưa hoàn toàn giải quyết được.
Về tổng thể có thể thấy: nước rác phát sinh từ các bãi chôn lấp ở nước ta đều có độ ô nhiễm cao đến rất cao và thành phần phức tạp (Bảng 1.2).
Bảng 1.2 Đặ ưng ủ nước rác tại các bãi chôn lấp khác nhau Việt Nam [11, 18, 19]
Chỉ tiêu Đơn vị
Bãi Gò Cát (Hồ Chí
Minh)
Bãi Nam Sơn (Hà Nội)
Bãi Tràng Cát (Hải
Phòng)
Bãi Thủy Phương
(Huế)
pH - 7,4-7,6 6,81-7,98 6,5-8,22 7,7-8,5
TDS mg/l - 6.913-19.875 - -
Độ cứng mg/l - - - 1.419-4.874
COD mg/l 13.655-
16.814 1.020-22.783 327-1.001 623-2.442
BOD5 mg/l 6.272-9.200 495-12.302 120-465 148-398
Tổng P (TP) mg/l 10,3-19,8 3,92-8,56 -
Tổng N (TN) mg/l 1.821-2.427 423-2.253 179-507 -
NH4+
mg/l 1.680-2.287 - - 184-543
Cl- mg/l - - - 518-1.199
Pb mg/l - 0,05-0,086 <0,05 -
Cd mg/l - 0,01-0,025 <0,01 -
Các số liệu trong Bảng 1.2 cho thấy nước rác có giá trị pH từ 6,5 đến 8,5; COD từ 327 - 22.783 mg/l. Đặc biệt tổng nitơ cao và dao động lớn từ 179- 2.427mg/l.
Từ bảng 1.2 nồng độ các chất ô nhiễm trong nước rác ở các bãi chôn lấp có sự khác biệt, thậm chí ngay cả trong một bãi khá lớn. Sở dĩ có hiện tượng này chủ yếu là do sự khác nhau về nguồn gốc, quá trình thu gom, công nghệ chôn lấp và khí hậu ở các thời điểm khác nhau của các bài chôn lấp rác. Ở một số bãi chôn lấp rác hữu cơ được phân loại tại chỗ để làm phân hữu cơ hoặc làm nguyên liệu sản xuất năng lượng, vì vậy nồng độ các chất ô nhiễm giảm và khác nhau đáng kể. Bên cạnh đó thành phần rác ở mỗi nơi một khác, thời điểm lấy mẫu khác nhau (theo mùa) cũng dẫn đến nồng độ các chất ô nhiễm có sự khác biệt.
Ở các nước phát triển, phần lớn rác sinh hoạt được phân loại ngay từ hộ gia đình thành rác hữu cơ, rác kim loại, đồ vật vô cơ không có khả năng tái sử dụng (sành, sứ, đồ gốm… ),việc này giúp cho quá trình tái sử dụng được thuận tiện và có hiệu quả, đồng thời giúp giảm nồng độ và thành phần ô nhiễm trong nước rác.
Nhìn chung, nước rác ở nước ta có nồng độ ô nhiễm cao và thành phần phức tạp.
Hàm lượng các chất ô nhiễm cao và dao động lớn ở các bãi chôn lấp, các mùa khác nhau. Vì vậy, việc lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp cho mỗi bãi chôn lấp gặp rất nhiều khó khăn.