NỘI DUNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn thành phố buôn ma thuột, tỉnh đăk lắk (Trang 25 - 34)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

1.2 NỘI DUNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

- Gia tăng số lượng doanh nghiệp có nghĩa là các đơn vị, các cá thể kinh doanh là doanh nghiệp ngày càng nhiều. Nói cách khác là làm tăng số lượng tuyệt đối các doanh nghiệp; nhân rộng số lượng các doanh nghiệp hiện tại;

làm cho doanh nghiệp phát triển lan tỏa sang những khu vực để thông qua đó mà phát triển thêm số cơ sở, tăng doanh nghiệp mới. Đây là tiêu chí quan tr ng để nghiên cứu đánh giá sự phát triển của DN. Số lượng doanh nghiệp gia tăng h ng năm chứng tỏ doanh nghiệp ngày càng phát triển. Tuy nhiên, gia tăng số lượng doanh nghiệp không chỉ là tăng về số lượng doanh nghiệp đăng k kinh doanh mà phải được thể hiện b ng sự tăng lên về số lượng doanh nghiệp hoạt động thực tế trên thị trường, có như vậy mới đánh giá đúng thực tế tình hình phát triển số lượng doanh nghiệp.

17

- Phải phát triển doanh nghiệp vì doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế, khi doanh nghiệp càng phát triển đồng nghĩa với việc tạo giá trị gia tăng lớn phục vụ cho đời sống kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

- Để phát triển số lượng doanh nghiệp phải tạo điều kiện để các doanh nghiệp đơn vị ra đời và hoạt động. Đó chính là tạo điều kiện về thủ tục hành chính, tạo điều kiện về tiếp cận nguồn vốn, đất đai, cơ sở vật chất, thị trường để các doanh nghiệp ra đời và phát triển bình thường.

- Ti u chí đánh giá:

+ Số lượng doanh nghiệp đăng k và thực tế còn hoạt động;

+ Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động phân theo loại hình kinh tế;

+ Cơ cấu doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế.

1.2.2. Phát triển các ếu tổ nguồn lực của doanh nghiệp

- Gia tăng yếu tố các nguồn lực chính là làm cho các yếu tố đầu vào như:

vốn, lao động, điều kiện vật chất, trình độ công nghệ,... được sử dụng một các có hiệu quả hơn hoặc đưa vào trong quá trình sản xuất nhiều hơn.

- Chúng ta phải gia tăng các yếu tố nguồn lực vì doanh nghiệp sẽ khai thác nguồn lực một cách có hiệu quả, tránh lãng phí, sử dụng hợp l nguồn tài nguyên. Bên cạnh đó, khi yếu tố đầu vào gia tăng sẽ làm cho sản lượng đầu ra cũng tăng theo để đáp ứng nhu cầu vô hạn phục vụ cho đời sống con người.

a Vốn

Nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp là để tiến hành hoạt động sản xuất - kinh doanh. Muốn vậy, nhà đầu tư cần phải có vốn và vốn kinh doanh của doanh nghiệp sẽ là toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, kể cả tài sản cố định hay tài sản lưu động. Trong những giai đoạn hoạt động tiếp sau của doanh nghiệp, khi giá trị tài sản của doanh nghiệp có tăng lên, thì vốn điều lệ của chủ sở hữu vẫn giữ ở mức cũ. Vì vậy, nhà đầu tư cần phải xác định r nhu cầu sử dụng

18

vốn của mình khi bắt đầu tiến hành hoạt động kinh doanh để từ đó thiết lập quy mô vốn cũng như quy mô doanh nghiệp thích hợp. Nếu không làm được như vậy, có thể doanh nghiệp sau khi ra đời sẽ không có đủ vốn để hoạt động hoặc ngược lại, doanh nghiệp không sử dụng hết tài sản của mình cho hoạt động sản xuất thì sẽ lãng phí và chi phí làm ra sản phẩm sẽ rất cao do các khoản hạch toán chi phí, khấu hao tài sản không trực tiếp tham gia vào quy trình sản xuất.

Đối với DNNN thì vốn được nhà nước giao hoạt động và tự chịu trách nhiệm về số vốn đó. Tuy nhiên đối với các DN khu vực kinh tế tư nhân thì khó khăn lớn nhất đối với h là vốn kinh doanh. Đặc biệt trong bối cảnh lạm phát hiện nay, vốn trên thị trường giảm mạnh. Cho đến nay với nhiều chính sách của Nhà nước như giảm lãi suất huy động và giảm lãi suất cho vay đã phần nào đẩy nguồn vốn trên thị trường tăng cao trở lại, tháo g khó khăn phần nào cho các DN.

Vốn có nghĩa rất quan tr ng, vì vậy các DN cần sử dụng một cách có hiệu quả vốn của mình, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc cắt giảm chi phí, tích cực cải tiến công nghệ để nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc, tập trung kinh doanh sản phẩm chính, rút ngắn thời hạn thanh toán để đẩy nhanh vòng vốn, giảm lệ thuộc vào vay ngân hàng.

b Lao động

Nguồn nhân lực có vai trò quan tr ng quyết định đối với sự phát triển nền kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế tư nhân nói riêng. Nguồn nhân lực được xem là có giá trị và có vai trò quan tr ng trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp. Đội ngũ lao động chính là những người sẽ nắm bắt khoa h c k thuật và là những người trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra sản phẩm cho doanh nghiệp. Muốn sản phẩm tạo ra có chất lượng, có tính cạnh

19

tranh cao trên thị trường thì việc nâng cao trình độ quản l của chủ doanh nghiệp cũng như k năng của người lao động là vô cùng quan tr ng.

Ở nước ta, nguồn nhân lực cho DN rất dồi dào nhưng chất lượng chưa cao, sử dụng nguồn nhân lực chưa được hợp l và có hiệu quả. Đặc biệt, nguồn nhân lực cho DN tư nhân vẫn còn thấp, cơ cấu chưa hợp l . Mặt khác, khi DN tư nhân phát triển, nếu không có các nhà k thuật, công nhân lành nghề thì không thể tiếp thu và ứng dụng công nghệ một cách có hiệu quả.

Cơ chế sử dụng lao động hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Kinh nghiệm một số quốc gia cho thấy cơ chế sử dụng nhân lực có hiệu quả nói chung là cơ chế thị trường, tuy nhiên cần có sự ưu tiên lựa ch n của Nhà nước. Điều này hiện nay chúng ta chưa làm được.

c. Điều kiện vật chất

Cơ sở vật chất của doanh nghiệp bao gồm: đất đai, mặt b ng kinh doanh, nhà xưởng, tài sản, trang thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, các phương tiện vận chuyển bảo quản hàng hoá, vật tư hàng hoá. Đó là các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất quyết định kết quả của chu kỳ kinh doanh. Trong yếu tố cơ sở vật chất ta phân tích các yếu tố cơ bản sau:

- Mặt b ng sản xuất kinh doanh: là nơi để doanh nghiệp đặt nhà máy, văn phòng, cửa hàng. Nó là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh. Các tiêu chí để đánh giá mặt b ng sản xuất kinh doanh gồm:

+ Vị trí: nếu mặt b ng sản xuất kinh doanh thuận lợi thì thu hút được khách hàng, giảm chi phí vận chuyển nên nó là một lợi thế so sánh, tạo ra thế mạnh không nhỏ cho doanh nghiệp.

+ Diện tích: thuận tiện trong việc kinh doanh, dễ dang bốc d hàng hóa và là yếu tố quan tr ng để doanh nghiệp mở rộng sản xuất.

+ Kết cấu hạ tầng: yêu cầu đồng bộ, hiện đại.

20

Nếu mặt b ng sản xuất kinh doanh thỏa mãn tốt thì doanh nghiệp rất thuận lợi trong sản xuất kinh doanh.

Chính vì vậy, nhà nước cần có các chính sách đất đai hợp l thuận tiện cho các doanh nghiệp như: cấp đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đền bù và thu hồi, quản l thị trường nhà đất… Về phía doanh nghiệp phải kịp thời cập nhật thông tin về các chính sách đất đai của Nhà nước để có mặt b ng sản xuất kinh doanh phù hợp với ngành nghề của mình.

- Máy móc thiết bị: yêu cầu máy móc thiết bị hiện đại khi đó đầu ra của sản phẩm mới có thể thỏa mãn nhu cầu của thị trường, giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường.

- Nguyên vật liệu: để sản xuất sản phẩm đúng tiêu chuẩn chất lượng, đáp ứng công suất của máy móc thì nguồn nguyên vật liệu phải dồi dào, đạt chất lượng.

d. Trình độ công nghệ

Trong môi trường quốc tế cạnh tranh ngày càng gay gắt, hiện nay, công nghệ được xem là công cụ chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội một cách nhanh chóng và bền vững. Thực tế này đang đặt ra cho chúng ta cả ở cấp độ vĩ mô và vi mô những yêu cầu bức thiết về đổi mới công nghệ, về sự tồn tại và phát triển của bản thân mỗi doanh nghiệp và cả quốc gia.

Vì vậy, trình độ công nghệ máy móc thiết bị có nghĩa quan tr ng đối với sự phát triển của mỗi một doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có công nghệ máy móc thiết bị tốt sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao được chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên, nhiên liệu; cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao mức độ an toàn sản xuất cho công nhân.

Đổi mới công nghệ máy móc thiết bị không chỉ nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường mà còn tạo điều kiện để nâng cao trình độ công nhân.

21

Tuy nhiên, việc mở rộng qui mô doanh nghiệp chưa thể hiện được hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn, sự tăng lên về vốn đầu tư dài hạn của mỗi doanh nghiệp phần nào thể hiện sự phát triển của doanh nghiệp, nhưng để đánh giá thực chất sự phát triển này cần phải xem xét hiệu quả mang lại từ sự gia tăng lượng vốn đầu tư đó.

Nhìn chung, sự phát triển số lượng và qui mô doanh nghiệp phải phù hợp với tình hình và xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, phù hợp với cơ cấu ngành nghề trong khu vực, cũng như phù hợp với trình độ phát triển khoa h c công nghệ của đất nước.

- Ti u chí đánh giá

+ Vốn sản xuất kinh doanh bình quân một doanh nghiệp qua các năm + T tr ng doanh nghiệp theo mức vốn

+ Số lượng lao động trong doanh nghiệp

+ Số lượng lao động bình quân một doanh nghiệp + Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người lao động + Trình độ h c vấn của chủ doanh nghiệp

+ Mặt b ng SXKD của doanh nghiệp

+ Mức độ ứng dụng khoa h c – công nghệ vào SXKD 1.2.3. Đẩ mạnh li n kết giữa các doanh nghiệp

- Liên kết doanh nghiệp là quan hệ hợp tác bình đẵng giữa các DN dựa trên nguyên tắc tự nguyện nh m khai thác hết tiềm năng của mỗi DN để tạo hiệu quả SXKD. Liên kết giữa các DN có thể có nhiều hình thức như tự liên kết hoặc thông qua các tổ chức, các hiệp hội.

- Trong quá trình phát triển DN thì không thể thiếu được vai trò của các hiệp hội, các DN sẽ chỉ có sức mạnh khi liên kết với nhau để giảm chi phí, duy trì hoạt động theo từng ngành nghề tạo nên sức mạnh trên thương trường.

Khi DN liên kết sẽ mang lại một số lợi ích cơ bản sau:

22

+ Tạo điều kiện cho DN tiết kiệm chi phí và quy mô

+ Giúp DN phát triển thị trường và có những thay đổi phù hợp với thị trường mục tiêu

+ Giúp DN tiếp cận được các chính sách ưu đãi của địa phương và khả năng tiếp cận công nghệ mới linh hoạt

+ Giúp DN quản l tốt và giảm bớt những rủi ro trong kinh doanh + Liên kết sẽ gia tăng sức mạnh cạnh tranh của DN.

- Ti u chí đánh giá:

+ T lệ liên kết giữa các doanh nghiệp có cùng chức năng

+ T lệ các doanh nghiệp tham gia vào hiệp hội doanh nghiệp của tỉnh 1.2.4. Mở rộng thị trường

- Mở rộng thị trường là tìm cách gia tăng doanh số qua việc đưa ra các sản phẩm vào thị trường mới. Làm cho các yếu tố thị trường, thị phần, khách hàng của nó ngày càng tăng.

- Trong nền kinh tế thị trường, việc mở rộng thị trường rất cần thiết đối với doanh nghiệp, nó quyết định đến quá trình tái sản xuất sản phẩm đảm bảo lợi nhuận và tăng trưởng của doanh nghiệp. Nếu sản xuất ra không có thị trường tiêu thụ sản phẩm thì quá trình tái sản xuất khó có thể thực hiện được và không thể tiến hành thu hồi vốn. Do đó việc mở rộng thị trường tiêu thụ rất cần thiết đến sự phát triển của doanh nghiệp.

- Để mở rộng thị trường thì doanh nghiệp phải hiệu r về thị trường, nắm bắt được cơ hội không những của thị trường trong nước mà cả thị trường thế giới. Bên cạnh đó, Nhà nước phải cung cấp thông tin và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp xúc với thị trường, đồng thời hỗ trợ tìm kiếm thị trường.

- Ti u chí đánh giá:

+ Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ

23

+ Doanh thu bán hàng + Kim ngạch xuất khẩu

1.2.5. Nâng cao hiệu quả SXKD và đóng góp của doanh nghiệp

Một nhân tố không thể không kể đến trong nội dung của phát triển doanh nghiệp, đó là gia tăng kết quả và đóng góp của doanh nghiệp, vì suy cho cùng, phát triển tất cả các nội dung trên đều không có nghĩa nếu không đem lại một kết quả sản xuất kinh doanh khả quan, biểu hiện ở các tiêu chí sau:

a. Doanh thu

Doanh thu là biểu hiện b ng tiền của toàn bộ các khoản thu DN có được từ hoạt động sản xuất kinh doanh và cung ứng dịch vụ trong một thời kỳ nhất định. Doanh thu là nguồn tài chính quan tr ng để DN trang trải các khoản chi phí về tư liệu lao động, đối tượng lao động đã hao phí trong quá trình sản xuất kinh doanh. Doanh thu là điều kiện để thực hiện tái sản xuất đơn giản cũng như mở rộng. Thực hiện doanh thu là kết thúc giai đoạn cuối cùng của quá trình luân chuyển vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất sau. Vì vậy, doanh thu có nghĩa rất quan tr ng, nếu doanh thu không được thực hiện hay được thực hiện chậm đều làm cho tình hình tài chính của DN gặp khó khăn và ảnh hưởng không tốt đến quá trình sản xuất kinh doanh của DN.

b L i nhuận

Lợi nhuận của doanh nghiệp là số chênh lệch giữa doanh thu với giá trị vốn của hàng bán, chi phí lưu thông, chi phí quản l .

Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động SXKD của DN. Lợi nhuận là nguồn vốn cơ bản để tái đầu tư trong phạm vi DN và trong nền kinh tế quốc dân. Lợi nhuận là đòn bẩy tài chính hữu hiệu thúc đẩy m i hoạt động SXKD của DN.

c Nộp ngân s ch Nhà nước

24

Nộp ngân sách Nhà nước gồm toàn bộ các nguồn thu đã nộp vào ngân sách Nhà nước từ các đơn vị SXKD. Việc DN thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước với giá trị ngày càng tăng lên chứng tỏ một phần nào đó sự phát triển của các DN.

Để phản ánh thu ngân sách Nhà nước của DN người ta có thể dùng tiêu chí đánh giá: Nộp ngân sách Nhà nước của DN qua từng năm.

d Thu nhập bình quân c a ngư i ao động và gi i qu t việc àm Thu nhập bình quân của người lao động là biểu hiện b ng tiền giá trị của sức lao động mà người lao động đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và được thanh toán theo kết quả cuối cùng. Tiền lương là thu nhập chủ yếu của người lao động, vừa là yếu tố chi phí cấu thành nên giá trị các loại sản phẩm, lao động, dịch vụ. Do đó thu nhập của người lao động tăng lên cho thấy sự phát triển của doanh nghiệp.

Giải quyết việc làm là giải quyết vấn đề thất nghiệp, tạo ra nhiều việc làm cho người dân để giảm tỉ lệ thất nghiệp. Để phản ánh giải quyết việc làm của doanh nghiệp người ta có thể dùng tiêu chí đánh giá: Số lượng lao động mà doanh nghiệp sử dụng trong nền kinh tế.

- Ti u chí đánh giá:

+ Tiền lương 1 tháng bình quân 1 lao động + Doanh thu thuần SXKD của doanh nghiệp

+ Lợi nhuận sau thuế bình quân của một doanh nghiệp + Tình hình Nộp ngân sách Nhà nước.

25

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn thành phố buôn ma thuột, tỉnh đăk lắk (Trang 25 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)