Đặc điểm về kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn thành phố buôn ma thuột, tỉnh đăk lắk (Trang 47 - 51)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK TRONG THỜI

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK ẢNH H ỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN

2.1.3. Đặc điểm về kinh tế

Bảng 2.5. Giá trị sản xuất của nền kinh tế giai đoạn 2010-2014 theo giá so sánh năm 2010

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ ti u Năm Năm Năm Năm Năm Tăng

BQ (%) 2010 2011 2012 2013 2014

Tổng số 14.257 16.260 17.268 18.842 21.206 10,44 N ng lâm nghiệp và

thủ sản 2.032 2.251 2.216 2.167 2.249 2,57 C ng nghiệp và xâ

dựng 6.963 7.906 8.556 8.997 10.012 9,50

Thương mại và dịch

vụ 5.262 6.103 6.496 7.678 8.945 14,18

Nguồn: Niên giám thống kê Tp. Buôn Ma Thuột năm 2014

Trong những năm qua, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước bị suy giảm. Tình hình thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp, dịch bệnh trên người và gia súc, gia cầm vẫn còn xảy ra,… Những nguyên nhân trên đã làm cho kinh tế của thành phố phát triển chậm lại. Tuy vậy, kinh tế thành phố vẫn đạt mức tăng trưởng khá, bình quân tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2010-2014 tăng 10,44%, trong đó nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,57%;

công nghiệp và xây dựng tăng 9,5%; thương mại và dịch vụ tăng 14,18%

xem Bảng 2.5). Nhờ vậy, đến năm 2014 giá trị sản xuất kinh tế của thành phố tăng gấp 1,5 lần so với năm 2010, trong đó công nghiệp và xây dựng tăng 1,4 lần; thương mại và dịch vụ tăng 1,7 lần; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,1 lần.

39

Biểu đồ 2.2. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của thành phố Bu n Ma Thuột giai đoạn 2010 - 2014

b Cơ cấu kinh t

Bảng 2.6 . Tỷ trọng các ngành trong nền kinh tế của Tp. Bu n Ma Thuột ĐVT: %

Chỉ ti u Năm

2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Tổng số 100 100 100 100 100

N ng lâm nghiệp và

thủ sản 14,25 16,63 14,36 13,75 13,87

C ng nghiệp và xâ

dựng 48,84 48,27 48,50 47,22 45,50

Thương mại và dịch vụ 36,91 35,10 37,14 39,03 40,63 Nguồn: Niên giám thống kê Tp. Buôn Ma Thuột năm 2014

Cơ cấu kinh tế thành phố chuyển dịch theo hướng hợp l , giảm t tr ng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng t tr ng thương mại – dịch vụ và ổn định t tr ng công nghiệp – xây dựng. Năm 2010 t tr ng ngành nông nghiệp là 14,25%, đến năm 2014 giảm còn 13,87%; năm 2010 t tr ng ngành thương mại – dịch vụ 36,91%, đến năm 2014 tăng lên là 40,63% và t tr ng công nghiệp – xây dựng đến năm 2014 là 45,5%. Điều này cho thấy đóng góp vào

40

tăng trưởng kinh tế của thành phố chủ yếu vẫn là ngành thương mại – dịch vụ và ngành công nghiệp – xây dựng (xem Bảng 2.6).

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu GTSX TP. BMT năm 2010 và năm 2014

c. Cơ sở hạ tầng và hội - Văn hóa

Công tác thông tin, tuyên truyền được phát triển rộng khắp trong nhân dân, thực hiện tốt công cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa được toàn dân hưởng ứng. Năm 2014, số hộ dân cư đạt chuẩn văn hóa là 62.178 hộ, chiếm 71,19% so với tổng số hộ và có 199 làng bản thôn ấp đạt chuẩn văn hóa chiếm 80,57%.

Bưu điện văn hóa được xây dựng ở nhiều xã phường và hiện tại có 6 xã phường đã có bưu điện. Hệ thống truyền thanh, truyền hình được đầu tư thêm nhiều cơ sở vật chất, trang bị k thuật và đã đầu tư nâng cấp hệ thống truyền thông của các xã phường b ng toàn bộ hệ thống loa FM không dây gồm 24 cụm thu phát;…

Chợ là nơi giao lưu m i hàng hoá cần thiết cho nhu cầu cuộc sống hàng ngày của con người. Thành phố Buôn Ma Thuột có một chợ lớn định vị tại trung tâm của thành phố cùng với các hệ thống chợ nhỏ khác tạo thành một

41

mạng lưới trao đổi và cung cấp hàng hoá rất thuận tiện trên địa bàn thành phố.

Đặc biệt, Buôn Ma Thuột có một chợ rau đầu mối, hoạt động vào ban đêm tại phường Tân Hòa.

- Giáo dục

Thành phố Buôn Ma Thuột đã được công nhận xoá mù chữ và phổ cập giáo dục Tiểu h c từ trước năm 2005. Buôn Ma Thuột có 21 xã phường với 55 trường tiểu h c, 26 trường trung h c cơ sở, 13 trường phổ thông trung h c và có 37 trường mẫu giáo. Với hệ thống trường lớp như vậy đủ cho các thế hệ h c sinh đủ tuổi đến trường đều phải đến lớp h c tập. Cơ sở vật chất trường h c những năm qua luôn được các ngành, các cấp quan tâm đầu tư phát triển để đáp ứng tốt nhu cầu dạy và h c của địa phương Niên giám thống kê, 2014).

- Giao thông

Thành phố Buôn Ma Thuột có vị trí giao thông đường bộ rất thuận lợi cho việc giao thương buôn bán với các tuyến quốc lộ 14, 26, 27 nối liền với các tỉnh trong cả nước nhất là Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, các tỉnh lân cận như Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai, Campuchia.Và nối liền với Yok Đôn Buôn Đôn b ng tỉnh lộ số 1 và nối với Pleiku, Kon Tum b ng quốc lộ 14. Về hàng không có sân bay đến thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng.

- Y tế

Các cơ sở y tế đã được đầu tư xây dựng, đã đạt chuẩn quốc gia, thực hiện tốt các công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa bàn. Đội ngũ cán bộ được nâng lên về số lượng và chất lượng.

21 21 xã, phường đã có Y, Bác sĩ túc trực. Hệ thống mạng lưới y tế từ thành phố xuống cơ sở tiếp tục được tăng cường, 20 21 trạm y tế xã phường đạt chuẩn Quốc gia tuổi th bình quân: 70 tuổi Niên giám thống kê, 2014).

42

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn thành phố buôn ma thuột, tỉnh đăk lắk (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)