CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
1.3. NHỮNG NHÂN TỐ VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI ẢNH H ỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
Doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và phát triển khi có môi trường kinh doanh thích hợp. Một số nhân tố của môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến sự phát triển của từng doanh nghiệp:
1.3.1. Nhân tố về điều kiện tự nhi n a Vị trí địa ý
Những thuận lợi về vị trí địa l và điều kiện tự nhiên đem lại lợi thế so sánh không nhỏ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tận dụng tốt vị trí, điều kiện tự nhiên sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào, đầu ra, chi phí sản xuất kinh doanh... nâng cao năng lực cạnh tranh.
Ngày nay, vị trí địa l và điều kiện tự nhiên tuy không còn đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của doanh nghiệp nhưng vẫn còn đóng một vai trò hết sức quan tr ng.
b. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên là một trong những yếu tố cung cấp đầu vào cho sản xuất. Những tài nguyên quan tr ng nhất là đất đai, khoáng sản, dầu mỏ, rừng, nguồn nước. Một địa phương có nguồn tài nguyên dồi dào sẽ là nền tảng để doanh nghiệp tỉnh đó có điều kiện phát triển nhanh. Đất đai rộng lớn sẽ cung cấp mặt b ng sản xuất, phát triển ngành nông nghiệp, cung cấp lương thực cho các ngành khác được dồi dào.
c Địa hình
Các loại địa hình như miền núi, miền xuôi, vùng duyên hải…ảnh hưởng đến dân số sống tại khu vực đó, mà dân số đông đúc hay thưa thớt là yếu tố quyết định thì trường tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp đặt cơ sở sản xuất kinh doanh của mình ở vùng ngược hay vùng suôi sẽ bị tác động lớn bởi vấn đề chi phí vận chuyển, tốc độ lưu thông của hàng hóa.
26
Do đó, các loại hình khác nhau sẽ tác động đến sự phát triển của các vùng khác nhau. Thế nên, doanh nghiệp phải nghiên cứu địa hình dể lực ch n nơi tiến hành sản xuất cho phù hợp.
d. Th i ti t, khí hậu
Thời tiết khí hậu phụ thuộc vào vị trí địa l , có các kiểu thời tiết như sau:
hàn đới, ôn đới, nhiệt đới. Mỗi kiểu thời tiết khác nhau sẽ ảnh hưởng đến m i hoạt động sản xuất kinh doanh, sinh hoạt, giải trí của toàn xã hội. Vì vậy, doanh nghiệp phải nắm bắt được các lợi thế và sử dụng một cách phù hợp nh m có thể hạn chế được những hậu quả do thiên tai mang lại, đồng thời tận dụng những thuận lợi do thời tiết mang lại để nâng cao hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.
1.3.2. Nhân tố về điều kiện xã hội a Tru ền thống, tập qu n
Truyền thống tập quán gắn liền với mỗi dân tộc, mỗi vùng miền. Các yếu tố truyền thống, tập quán ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng, lối sống của người dân, từ đó tác động đến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của vùng đó. Các DN phải nghiên cứu và vận dụng yếu tố truyền thống, tâp quán vào chiến lược kinh doanh để mang lại lợi ích kinh tế cao nhất.
b Dân số
Dân số của vùng sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường lao động và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Đối với các DN thì trình độ dân trí rất quan tr ng, trình độ dân trí cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho DN ở đó phát triển.
c Lao động
Lao động là yếu tố không thể thiếu của tất cả các DN. Số lượng, trình độ, độ tuổi của nguồn lao động là một trong các nhân tố quan trong quyết định
27
hiệu quả sản xuất của DN. Một vùng có nguồn cung lao động dồi dao, chất lượng cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các DN.
1.3.3. Nhân tố về điều kiện kinh tế a Tốc độ tăng trưởng kinh t
Tốc độ tăng trưởng kinh tế là đo lường sự tăng trưởng tổng sản lượng của một Quốc gia hay địa phương theo thời gian. Chỉ tiêu này cao hay thấp ảnh hưởng đến nhiều các vấn đề khác như: giá cả, việc làm, thị trường tiêu thụ, tâm l tiêu dùng trong dân chúng, tiết kiệm, đầu tư….đó cũng là môi trường kinh tế vĩ mô. Những nhân tố này tác động trực tiếp và gián tiếp đến sự phát triển của khu vực này. Nếu môi trường vĩ mô phát triển theo chiều hướng tốt, thuận lợi thì tác động tích cực đến sự phát triển DN và ngược lại.
b Cơ cấu kinh t
Cơ cấu kinh tế của nước ta hiện nay được chia thành 3 ngành: Nông nghiệp, công nghiệp, thương mai dịch vụ. Đặc điểm của nước ta, t tr ng cơ cấu kinh tế đang dịch chuyển theo hướng: tăng t tr ng của khu vực công nghiệp, khu vực dịch vụ tăng nhưng chưa ổn định, còn t tr ng của ngành nông nghiệp thì giảm xuống. Cơ cấu kinh tế phản ánh phân công các nguồn lực của xã hội, cho biết trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Điều này đã ảnh hưởng đến việc lựa ch n ngành nào để tiến hành sản xuất của DN.
Cũng như thông qua sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế các ngành của khu vực này ta đánh giá được DN phát triển thế nào.
c K t cấu hạ tầng
Kết cấu hạ tầng bao gồm: hệ thống giao thông, hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước, viễn thông, các khu công ngiệp…chức năng của cơ sở hạ tầng là phục vụ phát triển cho các ngành. Nếu cơ sở hạ tầng phát triển, đồng bộ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho DN phát triển theo.
28
Hiện nay, nhiều địa phương trên cả nước tiến hành xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng nh m thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Điều này góp phần thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế này của địa phương.
1.3.4. Chính sách của Nhà nước
Môi trường thể chế và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động SXKD của DN. Chính sách đúng đắn, phù hợp sẽ tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, không phân biệt đối xử, xúc tiến liên doanh liên kết và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của DN. Nếu có những biểu hiện bất cập, thiếu đồng bộ, chồng chéo trong chính sách dẫn đến môi trường kinh doanh bất lợi thì sẽ cản trở sự phát triển của DN. Từ đó đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện các chính sách nh m hướng tới một môi trường bình đẳng, thuận lợi trong quá trình đổi mới và hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong đó, phải kể đến chính quyền các địa phương, là nơi trực tiếp triển khai các quy định của Nhà nước, Chính phủ, trực tiếp thực thi pháp luật. Mặt khác có chức năng kiểm tra và điều chỉnh môi trường kinh doanh đã được thiết lập. Có trách nhiệm phân bổ nguồn lực có hạn của địa phương theo hướng có lợi nhất vì mục tiêu tăng trưởng và tiến bộ xã hội, như: tài nguyên rừng, biển, đất đai, vốn, nguồn nhân lực… và thực hiện chính sách phân phối thu nhập công b ng tại địa phương, đảm bảo phúc lợi xã hội và không ngừng nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho đại bộ phân dân cư.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Là chủ thể chiếm t tr ng áp đảo trong nền kinh tế, DN đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà kinh tế, các địa phương ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. DN có những lợi thế cơ bản phù hợp với trình độ phát triển nền kinh tế trong giai đoạn này như: dễ khởi sự, tính năng động, dễ quản l , nhiều cơ hội và tiềm năng để phát triển. DN có những vai
29
trò to lớn đóng góp vào sự phát triển kinh tế như tạo công ăn việc làm, tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ phục vụ đời sống, góp phần phát triển kinh tế những vùng khó khăn, đóng góp rất nhiều vào ngân sách…
Cần nắm vững những nội dung phát triển DN cơ bản như phát triển về số lượng, quy mô, hình thức SXKD, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường và đóng góp vào hiệu quả xã hội DN để phát huy các thế mạnh địa phương, có chiến lược phát triển đúng đắn, tạo sự bền vững trong cơ cấu ngành nghề, sản phẩm, dịch vụ. Xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, hành lang pháp l g n nhẹ và có các chính sách khuyến khích phù hợp để các DNN phát huy lợi thế, hạn chế khuyết điểm, tận dụng m i cơ hội đóng góp ngày càng nhiều vào phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và của thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng.
30
CHƯƠNG 2