Đánh giá tổng quan về quan hệ Mỹ - Mianma

Một phần của tài liệu Quan hệ mỹ mianma từ năm 1990 đến nay (Trang 60 - 69)

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ VÀ DỰ BÁO VỀ QUAN HỆ MỸ - MIANMA

3.1. ĐÁNH GIÁ QUAN HỆ MỸ - MIANMA TỪ NĂM 1990 ĐẾN 2015

3.1.1. Đánh giá tổng quan về quan hệ Mỹ - Mianma

3.1.1.1. Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao

- Những thăng trầm trong quan hệ hai nước

Từ khi Mỹ và Mianma chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (9/1947) đến nay, quan hệ hai nước đã trải qua nhiều thăng trầm. Trong giai đoạn 1988-2009, quan hệ hai nước băng giá. Do việc đàn áp dân chủ năm 1988 của Quân đội Mianma và chế độ quân sự Mianma không trao quyền lực cho lực lƣợng thắng cử, giam lỏng lãnh tụ của Liên đoàn Dân chủ quốc gia bà Aung San Suu Kyi sau cuộc bầu cử tháng 5/1990. Điều này đã khiến Mỹ đƣa ra các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc với Mianma. Chính quyền Reagan, chính quyền G. H. W. Bush, Bill Clinton, G. W. Bush đều duy trì chính sách “trừng phạt nghiêm khắc” đối với Mianma. Mỹ đã ban bố nhiều văn kiện trừng phạt liên quan đến Mianma. Chính phủ quân sự Mianma là một trong những “tiêu điểm công kích” trong chính sách đối ngoại của Mỹ.

Từ năm 2009 - 2011, quan hệ Mỹ - Mianma tan băng. Cả hai nước đều mong muốn vấn đề này. Sau thời gian dài bị cấm vận Mianma đã lệ thuộc nhiều vào Trung Quốc. Nếu Mỹ vẫn tiếp tục các biện pháp cấm vận, Mianma sẽ nằm hoàn toàn trong tầm ảnh hưởng của Trung Quốc. Đây không phải là kết quả mà Mỹ mong đợi và Mianma cũng không muốn tiếp tục bị chi phối nhiều bởi Trung Quốc. Do đó, sau khi nhậm chức, Tổng thống B.Obama tuyên bố sẽ xem xét lại chính sách đối ngoại của thời kì chính quyền G. W.

56

Bush và chính sách đối với Mianma. Nhằm tăng cường quan hệ song phương, tiếp cận và từng bước thiết lập ảnh hưởng tại Mianma, hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc. Thái độ của Mỹ và phương Tây với Mianma ở giai đoạn này đã bớt gay gắt hơn. Mỹ đã cử một số quan chức cấp cao của Mỹ đến thăm Mianma, gặp gỡ bà Aung San Suu Kyi, nhƣ Thƣợng nghị sỹ Mỹ Jim Webb trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell.

Từ cuối năm 2011 - 2015, quan hệ Mỹ - Mianma ấm lên nhanh chóng.

Mỹ đã đạt đƣợc mục tiêu chuyển hóa từ chính quyền quân sự sang chính quyền dân sự tại Mianma. Đây là một thành công lớn trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Lãnh đạo Mianma cũng cho rằng việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ trong thời điểm hiện nay là cần thiết, phù hợp với chính sách đối ngoại của Mianma. Đồng thời, đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công trong quá trình cải cách chính trị và phát triển kinh tế đất nước, để tránh sự phụ thuộc quá lớn vào một quốc gia nhất định.

- Những kết quả hai bên đạt được

Mỹ đã đạt đƣợc một số thành công trong hợp tác, can dự, cạnh tranh ảnh hưởng tại Mianma. Đặc biệt, từ khi Mỹ và Mianma bình thường hóa quan hệ ngoại giao năm 2012. Bên cạnh việc can dự, đẩy lùi và kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc tại Mianma, Mỹ đã và đang gây ảnh hưởng tới quá trình hoạch định chính sách trong ngắn hạn và hướng đến xây dựng mối quan hệ đồng minh trong dài hạn với Mianma. Mặc dù thực tế quan hệ Mỹ - Mianma vẫn đang ở giai đoạn đầu và còn khiêm tốn, ảnh hưởng của Mỹ ở Mianma chưa thể cân bằng với Trung Quốc, ít nhất là trong vài năm tới; song chính sách của Mỹ đối với Mianma đang tiếp tục đúng hướng và phát huy hiệu quả. Đến thời điểm hiện tại trong quan hệ giữa hai nước, lĩnh vực chính trị ngoại giao đạt được nhiều thành tựu nhất. Mỹ đã tiến hành nhiều động thái bình thường hóa quan hệ với Mianma thông qua các chuyến thăm của lãnh đạo hai bên, nâng cấp

57

quan hệ hai nước. Các chuyến thăm cấp cao đã mang lại những kết quả tích cực, theo đúng lộ trình can dự Mỹ đặt ra ban đầu. Thông qua các hành động thực tế, có thể nhận thấy, nỗ lực kéo Mianma lại gần mình hoặc ít nhất là để

“xa Trung Quôc thêm” của Mỹ đã có kết quả. Hiện nay, Mianma đang có nhiều biểu hiện “né tránh” Trung Quốc, đặc biệt là về kinh tế. Mỹ đang tìm mọi cách để đạt đƣợc mục tiêu xây dựng “chuỗi đồng minh” bao quanh, kiềm chế và đối trọng Trung Quốc. Mối quan hệ ngày một cải thiện với Mianma đã giúp chính quyền của Tổng thống Obama đẩy mạnh hơn nữa chính sách tái cân bằng, chuyển trọng tâm vào Châu Á, tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực bằng các mối quan hệ gắn bó hơn với ASEAN.

Về phần mình, ngay khi Chính quyền Mỹ có những động thái cải thiện quan hệ ngoại giao, Chính quyền Mianma cho rằng, quan hệ với Trung Quốc đã đủ mạnh để Mianma thực hiện các bước cải thiện quan hệ với Mỹ.73 Cải thiện quan hệ với Mỹ, Chính quyền Mianma đạt đƣợc các mục tiêu sau. Thứ nhất, phá thế bao vây cấm vận và sự cô lập của Mỹ, phương Tây tiến hành trong hơn 20 năm qua, tiến tới bình thường hóa quan hệ với Mỹ, đưa Mianma hội nhập đầy đủ vào cộng đồng quốc tế, thúc đẩy cải cách mở cửa kinh tế của Mianma. Thứ hai, cải thiện vị thế quốc tế của Mianma để phục vụ việc đảm nhiệm chức Chủ tịch luân phiên ASEAN vào năm 2014, bởi nếu thiếu lá phiếu ủng hộ của Mỹ thì nhiều nước đối tác quan trọng của ASEAN có thể sẽ không cử lãnh đạo cấp cao đến dự ASEAN 2014. Thứ ba, cải thiện vị thế Mianma trong quan hệ với Trung Quốc sau hơn hai thập kỉ phụ thuộc sâu sắc vào nước này.

Mianma đã nhận đƣợc sự ủng hộ và công nhận sự tiến bộ của quá trình cải cách của mình. Mỹ nhận định, Mianma đã có những thay đổi lớn và hết

73Mianma-Mỹ-Trung Quốc trong ván bài mới, http://toquoc.vn/sites/vi-vn/details/6/y-kien-binh- luan/93557/mianma-my-trung-quoc-trong-van-bai-moi.aspx, ngày cập nhật 05/02/2013.

58

sức quan trọng, cụ thể: nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng và dần dần đạt mức cao; vấn đề dân chủ, nhân quyền đã đƣợc cải thiện rõ nét, phần lớn tù nhân chính trị đã đƣợc trả tự do thông qua nhiều luật nhƣ: Luật Biểu tình, Luật Báo chí, tuyên truyền, Luật về Quyền hoạt động của các đảng chính trị và nhiều luật về kinh tế khác; trẻ em đƣợc giải ngũ khỏi Quân đội.74 Đây là những thay đổi quan trọng, mở ra cơ hội lớn hơn cho người dân Mianma. Cam kết của Mỹ đối với sự ủng hộ quá trình cải cách sẽ giúp mang lại hòa bình lâu dài, ổn định, công lý và phát triển đối với đất nước Mianma trong tương lai.

Mỹ tích cực hỗ trợ Mianma trong năm Mianma làm Chủ tịch ASEAN.

Mỹ đánh giá cao vai trò Chủ tịch ASEAN của Mianma năm 2014, giúp đỡ Mianma trong việc tổ chức tập huấn, hội thảo tại Mỹ cho các quan chức ngoại giao Mianma. Bày tỏ mối quan tâm của Mỹ đối với vai trò Chủ tịch ASEAN của Mianma trong việc giúp đỡ làm trung gian hòa giải giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông tại các hội nghị ASEAN.

- Hạn chế

Mặc dù đã có nhiều tiến triển trong quan hệ Mỹ - Mianma thời gian gần đây, tuy nhiên, vẫn có những rào cản nhất định ảnh hưởng đến sự phát triển của quan hệ hai nước. Trước hết, hai bên chưa thực sự tin tưởng lẫn nhau về chính trị. Chính phủ Mianma luôn cảnh giác với việc các nước phương Tây lấy danh nghĩa “dân chủ”, “nhân quyền” để can thiệp vào công việc của đất nước họ. Mianma lo ngại Mỹ ngấm ngầm ủng hộ lực lượng đối lập, chống chính phủ Mianma. Đồng thời, mục đích của việc phát triển quan hệ song phương giữa Mỹ và Mianma có sự khác biệt tương đối lớn. Mỹ muốn lấy Mianma làm bước đột phá, thúc đẩy nhanh chiến lược “quay trở lại châu Á – Thái Bình Dương”. Còn với Mianma, cải thiện quan hệ với Mỹ nhằm phát

74 Lan Anh, Chính sách đối ngoại của Mỹ tác động đến Mi-an-ma, tạp chí Kiến thức Quốc phòng hiện đại, BQP, số 7/2015, tr.47.

59

triển kinh tế, sử dụng biện pháp ngoại giao cân bằng nước lớn, đưa ra sự điều chỉnh đối với quan hệ nước lớn. Bên cạnh đó, các vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” của Mianma là thách thức đối với sự phát triển bình thường hoá quan hệ Mỹ - Mianma. Mỹ đẩy mạnh việc thúc đẩy “dân chủ, nhân quyền” tại Mianma. Tháng 5/2014, Tổng thống Mỹ B.Obama đã bày tỏ quan ngại vì những đụng độ, lạm dụng nhân quyền đặc biệt tại bang Rakhine của Mianma và vai trò ngày càng tăng của Quân đội trong những hoạt động kinh tế và chính trị. Mỹ đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự ở các bang sắc tộc tại Mianma. Trong quá trình hội đàm với Tổng thống Mianma Thein Sein hồi tháng 11/2014, Tổng thống Mỹ B.Obama khẳng định quá trình dân chủ tại Mianma là có thật nhưng vẫn “chưa đủ”. Mianma cần tăng cường dân chủ trong việc thực hiện hiến pháp và giải quyết các vấn đề dân tộc, tôn giáo.

Ngoài ra, các vấn đề nội bộ Mỹ cũng đã ảnh hưởng đến sự phát triển của quan hệ Mỹ - Mianma nhƣ: việc cắt giảm viện trợ cho Mianma và cạnh tranh chính trị nội bộ phức tạp của Mỹ làm cho Đảng Cộng hòa tiếp tục các nỗ lực phá hỏng mọi thành tích đối nội và đối ngoại của Chính quyền Obama. Chiến lƣợc can dự của Mỹ vào Mianma đang có dấu hiệu thất bại khi nhiều nhóm vũ trang dân tộc thiểu số Mianma bất mãn và có xu hướng quay sang thân Trung Quốc. Gần đây, Tƣ lệnh Quân đội Độc lập Kachin (KIA) cho rằng, “một trong những lỗi lầm trong dài hạn của chúng tôi là đã nghĩ chúng tôi có thể là đồng minh của Mỹ. Tuy nhiên, ngày nay chúng tôi hiểu chỉ có người hàng xóm lớn của chúng tôi mới có thể cứu chúng tôi. Chúng tôi không nên tập trung quá nhiều vào Mỹ, Mỹ chỉ quan tâm đến quan hệ với Chính phủ và Quân đội Mianma, bây giờ chúng tôi nên xây dựng mối quan hệ tốt với Trung Quốc”.75

75 Trung Dũng, Một số đánh giá về quan hệ Mỹ - Mi-an-ma từ năm 2009 đến nay, tạp chí Kiến thức Quốc phòng hiện đại BQP, số 7/2015, tr. 63.

60

3.1.1.2. Trên lĩnh vực kinh tế

Về kinh tế, Mỹ đã đạt đƣợc nhiều kết quả khả quan trong quá trình can dự và chuyển hóa nền kinh tế Mianma, nhất là việc thâm nhập và chi phối nền kinh tế Mianma thông qua Cơ quan phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) và các Tổ chức phi chính phủ. USAID là cơ quan “đầu tầu” cho các hoạt động tái thiết Mianma theo cách của Mỹ, nhằm đẩy mạnh thâm nhập sâu nền kinh tế Mianma. Bên cạnh đó, Mỹ còn thông qua các tổ chức tài chính quốc tế để can dự sâu hơn vào tiến trình điều chỉnh nền kinh tế Mianma cho tương thích với các hoạt động của Mỹ và các công ty phương Tây. Ngoài ra, Mỹ hối thúc các nước phương Tây và đồng minh “tái khôi phục các ưu đãi thương mại” cho Mianma, nhằm mở đường cho hoạt động đầu tư vào Mianma tạo điều kiện cho quá trình cải cách kinh tế của Mianma. Đầu tƣ của Mỹ vào Mianma thông qua danh nghĩa các công ty thuộc các quốc gia ASEAN (nhất là qua Singapore) đang có xu hướng tăng vọt. Theo thống kê của Ủy ban Đầu tư Mianma: đầu tư của các công ty Mỹ vào Mianma dưới danh nghĩa các công ty Singapore đã bùng nổ trong năm 2014, giúp Singapore lần đầu tiên vƣợt qua Trung Quốc thành quốc gia đầu tƣ lớn nhất vào Mianma. Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng, chế độ tại Mianma hiện còn sự hỗ trợ của Trung Quốc. Vì vậy, Mỹ cần can dự để Mianma dần tách ra khỏi vòng ảnh hưởng của Trung Quốc.

Phương thức mà Mỹ sử dụng là dùng Nhật Bản để trở thành nhà bảo trợ mới cho Mianma. Trong năm 2015, Mỹ tiếp tục đẩy mạnh chiêu bài lấy danh nghĩa các công ty kinh tế ASEAN để tăng cường đầu tư và mở rộng ảnh hưởng của Mỹ ở Mianma. Mỹ và Mianma đã tổ chức các cuộc đàm phán đầu tiên liên quan đến Thỏa thuận khung về thương mại và đầu tư giữa hai nước (tháng 6/2014), đƣợc xem là “sợi dây” liên kết kinh tế Mỹ và Mianma. Giá trị thương mại song phương giữa Mianma và Mỹ tăng nhanh trong những năm gần đây. Trong giai đoạn 2010 – 2015, tổng giá trị trao đổi thương mại giữa

61

Mỹ và Mianma đã tăng 19 lần, từ mức 9,7 triệu USD năm 2010 lên mức 185,6 triệu USD năm 2014. Giá trị trao đổi thương mại giữa hai nước trong 7 tháng đầu năm 2015 tiếp tục gia tăng mạnh, đạt 188,2 triệu USD, vƣợt qua tổng giá trị năm 2014. Trong đó, Mianma xuất khẩu 68,2 triệu USD và nhập khẩu 120 triệu USD. Trong lĩnh vực đầu tƣ, tính đến cuối tháng 7/2012, tổng kim ngạch đầu tƣ của Mỹ vào Mianma đạt khoảng 244 triệu USD (chiếm tỷ lệ 0,6% tổng số vốn đầu tư nước ngoài của Mianma) với 15 dự án đầu tư, xếp thứ 13 trong số các nhà đầu tư nước ngoài vào quốc gia này.76

- Hạn chế

Do thực hiện chính sách cô lập và trừng phạt, ngành thương mại chiếm ưu thế của Mỹ đã mất cơ hội tiến vào thị trường Mianma, một thị trường lớn thứ hai ở khu vực Đông Nam Á có diện tích lãnh thổ chỉ đứng sau Indonesia với nguồn tài nguyên phong phú, trong đó dầu khí và nguồn thủy điện rất có sức hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài. Trên thực tế, lệnh cấm vận của Mỹ cũng đã gây thiệt hại cho chính các công ty Mỹ vì họ là người đến sau các công ty của Trung, Hàn Quốc, Nhật bản, Ấn Độ.

Do lệnh cấm vận về kinh tế của Mỹ đối với Mianma vẫn chƣa đƣợc dỡ bỏ hoàn toàn, nên các doanh nghiệp của Mỹ thời gian qua phải thông qua các công ty của Singapore để đầu tƣ vào Mianma. Việc núp bóng các công ty của Singapore giúp Mỹ dễ dàng hơn khi đầu tƣ vào Mianma. Mặt khác Mỹ chƣa ký kết Hiệp định Thương mại tự do song phương với Mianma, nên các công ty của Mỹ sẽ không được hưởng những ưu đãi giống như các quốc gia ASEAN khi đầu tƣ vào Mianma. Dù đã dỡ bỏ một số lệnh cấm vận kinh tế nhưng việc giao dịch ngân hàng giữa các doanh nghiệp Mỹ với thị trường Mianma hiện cũng đang rất khó khăn, kể cả phải qua trung gian là các ngân

76 Mỹ đẩy mạnh đầu tư và thương mại với Myanmar, http://thitruong247.vn/tin-tuc/my-day-manh-dau-tu-va- thuong-mai-voi-myanmar_t34968_n5.aspx, ngày 13/12/2014.

62

hàng Singapore, cũng nhƣ sự khắt khe của các giao dịch này khi tài khoản ngân hàng của các doanh nghiệp Mỹ có thể bị đóng băng ngay nếu bị phát hiện có bất kỳ vi phạm nào. Chính vì vậy, hiện có rất ít các dự án đầu tƣ hay thương mại của Mỹ tại Mianma vượt quá trị giá 500 nghìn USD.

Mỹ cũng đã triển khai các biện pháp nhằm kiểm soát quá trình xuất và nhập khẩu của Mianma. Việc xuất nhập khẩu của Mianma chủ yếu thông qua 04 cảng biển lớn, trong đó, cảng Asia World Port Terminal có khối lƣợng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn nhất. Lƣợng hàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng này giai đoạn từ 2011-2014 có mức tăng trưởng 20% (từ mức 383,990 container (loại 20 feet) năm 2011 lên 436.936 container vào năm 2014). Asia World Port Terminal thuộc quyền sở hữu của Công ty Asia World, một trong những công ty nằm trong “danh sách đen” của Mỹ. Hai hiệp hội của Mỹ là Hiệp hội thanh toán bù trừ liên ngân hàng (thành viên là các ngân hàng toàn cầu lớn nhất thế giới nhƣ: Bank of America, Barclays, BNY Mellon, Citi, Deutsche Bank, HSBC, JP Morgan, Santander và UBS) và Hiệp hội các Ngân hàng Tài chính và Thương mại đã đề nghị Văn phòng quản lý Tài sản Nước ngoài của Mỹ áp dụng các biện pháp kiểm soát hoạt động trao đổi thương mại của Mianma qua cảng Asia World Port Terminal. Việc đầu tƣ trực tiếp của các doanh nghiệp và cá nhân Mỹ vào Mianma hiện đang phải tuân thủ một quy định là: bất kỳ khoản đầu tƣ nào từ 500 nghìn USD trở lên đều phải thực hiện một báo cáo hàng năm mang tên “Báo cáo đầu tƣ có trách nhiệm”

gửi cho Bộ Ngoại giao Mỹ. Trong đó, các báo cáo này phải thỏa mãn một số yêu cầu chủ yếu nhƣ: khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp Mỹ thực hiện các chính sách và thủ tục nhằm giải quyết những tác động từ các khoản đầu tƣ và các hoạt động của doanh nghiệp tại Mianma. Đồng thời các doanh nghiệp phải báo cáo tất cả thông tin về bất kỳ thỏa thuận an ninh nào của công ty đó

Một phần của tài liệu Quan hệ mỹ mianma từ năm 1990 đến nay (Trang 60 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)