CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ VÀ DỰ BÁO VỀ QUAN HỆ MỸ - MIANMA
3.1. ĐÁNH GIÁ QUAN HỆ MỸ - MIANMA TỪ NĂM 1990 ĐẾN 2015
3.1.2. Tác động quan hệ Mỹ - Mianma đối với khu vực
Từ khi Mianma trở thành thành viên của Hiệp hội ASEAN, ASEAN luôn chịu áp lực của phương Tây trước vấn đề Mianma. Tại Hội nghị Ngoại trưởng các nước ASEAN ở Campuchia tháng 6/2003, ASEAN đã đưa ra Tuyên bố chung kêu gọi Mianma trả tự do cho Aung San Suu Kyi. Đây lần đầu tiên trong lịch sử ASEAN, nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau đã bị vi phạm. Đây là một bước lùi của cả Mianma và ASEAN.
Mỹ đã đề nghị Thái Lan, láng giềng gần gũi của Mianma thuyết phục Mianma không đảm nhiệm vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN vào năm 2006. Mỹ và một số quốc gia phương Tây đã lấy lý do tình hình nhân quyền và tiến trình
77 Đô Đốc Harry Harris: chưa phải lúc Mỹ hợp tác quân sự với Myanmar,
http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/myanmar-under-military-control-says-us-admiral- 12032014101447.html, ngày truy cập 12/7/2015.
65
dân chủ của Mianma để gây sức ép chính trị - ngoại giao đối với ASEAN. Mỹ và Liên minh châu Âu đe dọa tẩy chay các hội nghị của ASEAN nếu Mianma đảm đương chức vụ Chủ tịch ASEAN (2006).78 Ngoại trưởng Mỹ Condeleezza Rice đã không tham dự Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tháng 7/2005 nhằm gây sức ép với ASEAN. Với sự tác động của Thái Lan, Mianma đã chấp thuận không giữ chức vụ này. Việc Mianma chấp thuận vấn đề này đã giải tỏa sự căng thẳng giữa ASEAN và Mỹ. Đây là sự nhƣợng bộ của ASEAN trong quan hệ với Mỹ. ASEAN vẫn duy trì sự tiếp xúc mang tính xây dựng đối với Mianma, gia tăng ảnh hưởng tích cực nhằm thúc đẩy quốc gia này tiến hành những cải cách cần thiết.
Kể từ khi Mỹ thực hiện chính sách “tái cân bằng” sang châu Á – Thái Bình Dương và thay đổi quan hệ với Mianma, tích cực hợp tác với các nước trong khu vực này trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, an ninh - quân sự tạo ra xu thế đa cực hóa trong khu vực. Dưới tác động của nhân tố Mỹ, quan hệ của ASEAN với các nước bên ngoài và các tổ chức quốc tế sẽ đƣợc khởi sắc hơn. Sự gia tăng hiện diện, nhất là về quân sự của Mỹ buộc các nước lớn khác như Trung Quốc, Ấn Độ phải tính đến nhân tố Mỹ trong giải quyết các vấn đề, nhất là những vấn đề liên quan đến lợi ích của nhiều nước bên trong và bên ngoài khu vực.
Tuy nhiên, việc cạnh tranh ảnh hưởng, lợi ích tại khu vực này giữa các nước lớn, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc ngày càng gay gắt, quyết liệt, gây ảnh hưởng tới môi trường hòa bình và an ninh của khu vực, phương hại đến lợi ích quốc gia của các nước trong khu vực. Sự hiện diện về quân sự của các nước lớn làm cho xu hướng chạy đua vũ trang ở khu vực gia tăng, khiến cho việc giải quyết hòa bình các vấn đề tranh chấp trong khu vực trở nên phức tạp
78 ASEAN – 40 năm nhìn lại và hướng tới, tlđd, tr.370.
66
hơn. Sự can thiệp của Mỹ vào khu vực, đặc biệt là Mianma tạo điều kiện cho các thế lực thù địch đẩy mạnh chiến lƣợc “Diễn biến hòa bình”, “Cách mạng màu sắc” để chuyển hóa, lật đổ các chế độ không nằm trong quỹ đạo của Mỹ.
Hiện nay, Mianma đƣợc ví nhƣ một mảnh đất “chƣa đƣợc khai hoang”, điều này không chỉ tạo cơ hội đối với Việt Nam trong thúc đẩy hợp tác đầu tƣ kinh tế vào Mianma. Hơn nữa Việt Nam cần có những “tham vấn” hợp lý đối với Mianma trong các phương sách giải quyết xung đột sắc tộc, tôn giáo để tạo niềm tin chính trị và thắt chặt mối quan hệ giữa hai nước. Đặc biệt trong thời điểm, Mỹ và phương Tây “cởi mở” quan hệ với Mianma trên nhiều lĩnh vực, quan tâm nhiều đến diễn biến cải cách và thực hiện tiến trình dân chủ.
Mỹ gia tăng các hoạt động can dự vào Mianma trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và quân sự, đồng thời tạo ra vô số thách thức và cơ hội mới cho Việt Nam. Việc Mỹ can thiệp sâu vào vấn đề chính trị của Mianma và cổ vũ mạnh mẽ cho những nỗ lực của Mianma trong cải cách chính trị, đặc biệt là việc Mianma chuyển từ “chế độ quân sự” sang “chế độ đa đảng, nghị viện, tổng thống” sẽ tác động mạnh đến Việt Nam. Khi Mỹ thực hiện thành công chiến lƣợc của mình ở Mianma, thì hình ảnh một quốc gia Mianma mới đa đảng, theo chiều hướng “dân chủ kiểu Mỹ” sẽ tác động mạnh mẽ đến tư tưởng suy nghĩ của nhiều tầng lớp người Việt Nam, làm cho mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam và Mianma bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu đi, đồng thời những yếu tố đó trở thành “cái cớ” và là cơ hội mới cho Mỹ tiếp tục can dự mạnh mẽ vào Việt Nam nhằm thực hiện mục đích xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xây dựng một chế độ đa đảng, “dân chủ kiểu Mỹ” ở Việt Nam.
Hơn nữa, những thành tích, tiến bộ ban đầu về “dân chủ - nhân quyền”
của Mianma trong thời gian qua đƣợc cộng đồng quốc tế ghi nhận, đƣợc Mỹ cổ vũ sẽ là những vấn đề chính trị nhạy cảm tác động mạnh tới Việt Nam. Mỹ
67
sẽ tiếp tục sử dụng vấn đề “dân chủ - nhân quyền” và lấy hình ảnh Mianma nhƣ một “công cụ”, một “vỏ bọc” xây dựng, lôi kéo đƣợc nhiều lực lƣợng thân Mỹ và sẽ đi ngược lại quan điểm tư tưởng cũng như lợi ích của Việt Nam. Đây là cơ sở để Mỹ lợi dụng tiến hành các biện pháp chống phá toàn diện, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam, đồng thời kích thích, hỗ trợ các phần tử lợi dụng tôn giáo, dân tộc, dân chủ, nhân quyền chống phá Việt Nam. Mỹ và các nước phương Tây tìm cách thúc đẩy Việt Nam mở rộng các quyền tự do cá nhân, tự do tôn giáo, dân tộc, tự do ngôn luận, bày tỏ chính kiến, yêu cầu Việt Nam giảm bớt sự kiểm soát của nhà nước đối với kinh tế, nhằm thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam phát triển. Đặc biệt, Mỹ tăng cường lợi dụng chiêu bài “tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền” để răn đe, gây sức ép với hy vọng Việt Nam sẽ từng bước thay đổi tiến tới ủng hộ và đi theo quỹ đạo của Mỹ.
3.1.2.2. Tác động tới quan hệ Mianma - Trung Quốc
Từ khi Mianma tiến hành điều chỉnh đường lối phát triển đất nước, Chính quyền Obama có những thay đổi tích cực trong quan hệ với Mianma.
Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á - Thái Bình Dương, trong đó Mianma là một trọng điểm để tạo ra những thách thức không nhỏ đối với vị thế và lợi ích của Trung Quốc tại Mianma. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc chủ trương tích cực điều chỉnh mối quan hệ với Mianma theo hướng gắn kết hơn với nước này, nhất là về kinh tế, quân sự, qua đó hạn chế ý đồ bao vây, chống phá Trung Quốc của Mỹ. Trung Quốc đã tiến hành những bước can dự mạnh mẽ đối với Mianma.
Thứ nhất, Trung Quốc tăng cường các chuyến thăm cấp cao, ủng hộ Mianma trên các diễn đàn quốc tế. Ngay sau khi ông Thein Sein nhậm chức Tổng thống, đoàn đại biểu Trung Quốc do Giả Khánh Lâm - cựu ủy viên
68
Thường vụ Bộ Chính trị, dẫn đầu đã thăm chính thức Mianma. Trong khi đó, trong 3 năm kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Thein Sein đã 3 lần thăm Trung Quốc. Trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Thein Sein (05/2011), hai bên đã quyết định nâng quan hệ Trung Quốc - Mianma lên thành “đối tác, hợp tác chiến lƣợc toàn diện”. Trong các cuộc hội đàm, hai bên nhấn mạnh hai nước cần giữ vững quan hệ song phương với tầm nhìn chiến lƣợc và lâu dài, nghiêm chỉnh thực thi các thỏa thuận mà nguyên thủ hai nước đã đạt được, mở rộng lợi ích chung và làm sâu sắc quan hệ đối tác, hợp tác chiến lƣợc toàn diện Trung Quốc - Mianma. Hai bên đã ký kết thoả thuận nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lƣợc toàn diện trên tất cả các mặt kinh tế, thương mại và an ninh. Trung Quốc còn ủng hộ Miamna trên các diễn đàn quốc tế, kêu gọi các nước không can thiệp vào công việc nội bộ của Mianma.
Cùng với Nga, Trung Quốc với tư cách uỷ viên Thường trực Hội đồng Bảo an LHQ đã trở thành “hàng rào an toàn” bảo vệ Mianma trước sức ép các tổ chức quốc tế, do vậy, nhiều biện pháp cấm vận, kể cả của LHQ không có nhiều tác dụng đối với Mianma.
Thứ hai, Trung Quốc thiết lập quan hệ với các đảng đối lập ở Mianma, nâng cao khả năng thích ứng với những thay đổi nhanh chóng ở nước này.
Cùng với tốc độ cải cách và sự xích lại gần hơn với Mỹ của Chính quyền Thein Sein là sự thay đổi đáng kể thái độ của Trung Quốc trong quan hệ với đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển. Việc Đại sứ Trung Quốc tại Mianma gặp bà Aung San Suu Kyi tháng 12/2011 đã đặt dấu chấm hết cho hơn hai thập kỷ Trung Quốc chỉ tập trung xây dựng quan hệ với Chính quyền quân sự ở Mianma, đồng thời đánh dấu bước chuyển mới về chính sách của Trung Quốc đối với Mianma. Tiếp đó, tháng 04/2013, Đại sứ Trung Quốc tại Mianma đã gặp lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi tại nhà riêng để trao đổi ý kiến về tình hình hiện tại và triển vọng của cuộc cải cách chính trị và kinh té
69
của Mianma, cũng nhƣ việc phát triển quan hệ hữu nghị Trung Quốc - Mianma. Hai bên cam kết thúc đẩy trao đổi đoàn, hướng dẫn các doanh nghiệp Trung Quốc tại Mianma đóng góp nhiều hơn vào việc chăm sóc sức khỏe, giáo dục và tạo cơ hội việc làm để mang lại lợi ích rõ rệt hơn cho người dân Mianma. Sau cuộc gặp này, Ban Quốc tế của ủy ban Trung ƣơng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã mời đại diện đảng đối lập Liên đoàn quốc gia vì dân chủ sang thăm Trung Quốc. Tháng 05/2013, đoàn nghiên cứu cấp cao của Liên đoàn quốc gia vì dân chủ gồm 12 thành viên đã đến tham quan, học tập tại một số thành phố của Trung Quốc. Qua đó tăng cường quan hệ, hiểu biết giữa các bên và từng cá nhân thành viên hai đảng, đồng thời góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị Mianma - Trung Quốc. Tháng 06/2013, Liên đoàn quốc gia vì dân chủ tiếp tục cử một đoàn công tác tương tự sang tham quan và học tập tại Trung Quốc. Bản thân Liên đoàn quốc gia vì dân chủ cũng có sự điều chỉnh mối quan hệ giữa Miamna - Trung Quốc. Trước đây, khi đề cập đến các dự án của Trung Quốc, bà Aung San Suu Kyi cho rằng, Trung Quốc là nước lân bang của Mianma chứ không phải là ân nhân của Mianma. Tuy nhiên, sau khi Trung Quốc có những động thái thúc đẩy quan hệ với Liên đoàn quốc gia vì dân chủ, bản thân Liên đoàn quốc gia vì dân chủ cũng có thay đổi. Không chỉ có cải thiện quan hệ với Liên đoàn quốc gia vì dân chủ, Trung Quốc còn thúc đẩy quan hệ với các đảng chính trị khác tại Mianma nhƣ: Đảng Dân chủ các khu vực, Đảng Thống nhất quốc gia, Lực lƣợng Dân chủ quốc gia, Đảng Dân chủ dân tộc Shan và Đảng Dân chủ dân tộc Rakhine. Trung Quốc còn có những điều chỉnh nhằm nâng cao khả năng thích ứng với tình hình Mianma.
Trong chuyến thăm Mianma của Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc (09/2012), Trung Quốc chính thức đề nghị hai nước phát triển quan hệ “thân thiện hữu nghị” giữa nhân dân hai nước trên các lĩnh vực tôn giáo, văn hóa, thể thao, du lịch và giáo dục, các tổ chức phi chính phủ, củng cố lòng tin giữa các doanh
70
nhân. Hai nước cũng ký kết các hiệp định về các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, y tế và thể thao, phục vụ nhiều hơn lợi ích của người dân Mianma.
Thứ ba, Trung Quốc, thúc đẩy hợp tác về đầu tƣ kinh tế nhằm chiếm lĩnh các ngành, các lĩnh vực quan trọng của Mianma. Trung Quốc đã cho Mianma vay khoảng 5 tỷ USD để phát triển kinh tế, đổi lại Chính phủ Mianma dành cho Trung Quốc các hợp đồng khai thác mỏ khoáng sản, dầu khí, khai thác dòng chảy các sông ở vùng biên giới để xây dựng các nhà máy thuỷ điện.
Trung Quốc xuất khẩu sang Mianma chủ yếu là sản phẩm điện cơ khí, hàng dệt may, sản phẩm kỹ thuật cao. Mianma xuất sang Trung Quốc chủ yếu là gỗ nguyên liệu, đá quý, dầu mỏ. Tính đến tháng 06/2013, Trung Quốc đã đầu tƣ 14,1 tỷ USD, chiếm khoảng 35% tổng đầu tư nước ngoài ở Mianma, xếp thứ nhất trong tổng số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tƣ trực tiếp tại Mianma.
Thứ tư, Trung Quốc tăng cường hợp tác quân sự nhằm gia tăng ảnh hưởng trong giới quân sự Mianma. Sau khi Chính phủ Thein Sein thực hiện quá trình thúc đẩy cải cách dân chủ và kinh tế, Trung Quốc tăng cường hợp tác quân sự với Miannia vì thông qua hợp tác quân sự, Trung Quốc có thể nắm đƣợc Quân đội Mianma, một lực lƣợng có vai trò rất quan trọng trên chính trường Mianma. Hai bên đã trao đổi nhiều đoàn quân sự cấp cao. Ngày 01/05/2011, nguyên Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ƣơng Trung Quốc Từ Tài Hậu thăm chính thức Mianma và hội đàm với Tổng Tƣ lệnh các lực luợng vũ trang Mianma. Trung Quốc đề nghị Chính phủ và Quân đội Mianma cho phép Trung Quốc mở rộng cảng nước sâu Kyaukpyu để tàu Hải quân Trung Quốc có thể cập cảng và cho phép tàu Hải quân Trung Quốc xây dựng xuồng lắp ráp tàu tại khu vực này. Tiếp đó, cuối tháng 06/2013, Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung Quốc Phạm Trường Long cũng có chuyến thăm Mianma nhằm hiện thực hoá các kế hoạch đối tác chiến luợc toàn diện giữa Mianma - Trung Quốc trong lĩnh vực quân sự. Tính đến nay, Trung Quốc đã cung cấp cho
71
Mianma nhiều xe tăng, xe bọc thép, máy bay, máy bay tấn công, vận tải. Phần lớn tàu Hải quân Mianma đều do Trung Quốc sản xuất.