TRIỂN VỌNG QUAN HỆ MỸ - MIANMA TRONG THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu Quan hệ mỹ mianma từ năm 1990 đến nay (Trang 76 - 81)

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ VÀ DỰ BÁO VỀ QUAN HỆ MỸ - MIANMA

3.2. TRIỂN VỌNG QUAN HỆ MỸ - MIANMA TRONG THỜI GIAN TỚI

Thông qua kênh ngoại giao, Mỹ và phương Tây đã công khai can thiệp vào vấn đề bầu cử ở Mianma. Ngày 15/09/2015, Đại sứ quán các nước: Mỹ, Úc, Canada, Đan Mạch, Pháp Na Uy, Nhật Bản, Thụy Điển, và Anh tại Mianma đã đƣa ra một “Tuyên bố chung” kêu gọi “một cuộc bầu cử đáng tin cậy, minh bạch và toàn diện ở Mianma”. Nội dung tuyên bố nhấn mạnh: chất lƣợng của cuộc bầu cử ngày 08/11/2015 sẽ là một cột mốc quan trọng trong quá trình chuyển đổi sang nền dân chủ của Mianma. Do đó, Mỹ, Úc, Canada, Đan Mạch, Pháp Na Uy, Nhật Bản, Thụy Điển, và Anh đang nỗ lực hỗ trợ để thúc đẩy một cuộc bầu cử đáng tin cậy, minh bạch và toàn diện, đảm bảo cạnh

72

tranh lành mạnh, tự do ngôn luận và tôn trọng quyền con người ở Mianma.79 Thời gian tới, Mỹ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao cấp cao nhằm tác động vào thƣợng tầng hệ thống chính trị, qua đó đạt đƣợc mục tiêu gây ảnh hưởng tới quá trình hoạch định chính sách của Mianma trong ngắn hạn, đặc biệt trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mianma năm 2015. Đồng thời, Mỹ cũng sẽ chú trọng tăng cường xây dựng “sức mạnh mềm” tại Mianma thông qua các hoạt động ngoại giao nhân dân và giao lưu văn hóa mà chủ yếu do USAID điều phối để truyền bá tư tưởng Mỹ, tác động chuyển hóa tư tưởng người dân Mianma. USAID sẽ chú trọng đầu tư vào Quỹ học bổng Fullbright, Humphrey và các chương trình Peace Corps để thúc đẩy hợp tác với Mianma.

Tăng cường tổ chức các chương trình truyền bá văn hóa và học thuật Mỹ ở Mianma; tăng cường viện trợ phi chính phủ của Mỹ cũng đang được hướng mạnh tới khu vực các dân tộc thiểu số nhƣ Kachin và Karen. Ngoài ra, Mỹ chủ trương ủng hộ đối thoại mở rộng, phối hợp với Mianma hỗ trợ các sáng kiến thúc đẩy hòa hợp giữa các sắc tộc, thúc giục Mianma giải quyết triệt để tình hình ở bang Rakhine và cộng đồng người Rohingya. Mỹ sẽ phối hợp với Mianma thành lập “quỹ hòa hợp sắc tộc” do Mỹ hậu thuẫn về tài chính, nhằm giải quyết các nhu cầu của cộng đồng hoặc thúc đẩy mối quan hệ giữa các sắc tộc. Bên cạnh đó, Mỹ sẽ gây thêm áp lực lên chính quyền Trung ƣơng Mianma để chấp nhận quyền công dân và các quyền khác của người Rohingya, thúc đẩy hòa giải giữa Phật giáo Rakhine và Hồi giáo Rohingya, tái xây dựng lòng tin giữa hai cộng đồng này.

Sau khi cuộc tổng tuyển cử kết thúc, dù đảng phái nào chiến thắng, Mỹ cũng sẽ thực hiện các chính sách lôi kéo, hợp tác với chính phủ mới nhằm thực hiện các chính sách của mình. Ngoài ra, sự mâu thuẫn giữa Trung Quốc

79 Myanmar bác tuyên bố chung của 9 nước về cuộc tổng tuyển cử, http://www.vietnamplus.vn/myanmar- bac-tuyen-bo-chung-cua-9-nuoc-ve-cuoc-tong-tuyen-cu/344329.vnp, ngày truy cập 20/9/2015.

73

với chính phủ của ông Thein Sein cũng chính là nguyên nhân khiến Mỹ chuyển hướng các chính sách của mình với Mianma. Thời gian Trung Quốc hậu thuẫn chính phủ Mianma đã kéo dài khá lâu, giúp Trung Quốc gia tăng sự ảnh hưởng và tìm kiếm được rất nhiều lợi ích tại quốc gia này – điều mà Mỹ không mong đợi. Do vậy, Mỹ sẽ tranh thủ cơ hội để tìm kiếm sự hợp tác với phe quyền lực nhất, có ảnh hưởng nhiều nhất tại Mianma để kéo dãn khoảng cách giữa Mianma với Trung Quốc.

Về kinh tế thương mại, Mỹ sẽ thông qua hợp tác kinh tế để thúc đẩy tiến trình cải cách chính trị ở Mianma theo hướng “dân chủ”, đáp ứng lợi ích của Mỹ và các đồng minh của Mỹ. Do khả năng kinh tế trong nước hạn chế, có thể Mỹ sẽ liên kết với các nước đồng minh như Nhật Bản, Liên minh châu Âu nhằm tăng cường viện trợ an sinh, xã hội, giáo dục và xây dựng cơ sở hạ tầng cho Mianma, chuẩn bị tốt cho sự thâm nhập lâu dài vào nước này. Mỹ sẽ tiếp tục thông qua các nước như Singapore, Thái Lan để thực hiện các hoạt động thương mại với Mianma.Các doanh nghiệp của Mỹ sẽ tiếp tục có nhiều hoạt động nhằm tiếp cận người dân Mianma. Các doanh nghiệp của Mỹ không chỉ tìm kiếm các cơ hội đầu tƣ tại Mianma, mà còn tích cực tham gia hỗ trợ rộng rãi với các cộng đồng địa phương. Sự hợp tác kinh tế của Mianma với Mỹ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nước này, giúp Mianma có thể phát triển kinh tế - xã hội một cách hiện đại, văn minh. Tuy nhiên, kèm theo những lợi ích về kinh tế luôn là các điều kiện về dân chủ, nhân quyền, cải cách mà Mỹ áp đặt đối với Mianma. Chính những vấn đề này đang cản trở đáng kể tốc độ tăng trưởng trong quan hệ kinh tế của hai bên. Vì vậy, trong tương lai có thể Mỹ vẫn tiếp tục gia hạn các biện pháp hạn chế, trừng phạt kinh tế với Mianma nhằm gây áp lực thúc đẩy nước này tiếp tục cải cách. Mặc dù vậy, Mỹ sẽ tiếp tục từng bước mở rộng quan hệ kinh tế thương mại song phương, tăng cường các dự án đầu tƣ cũng nhƣ mở rộng mối quan hệ xuất nhập khẩu giữa hai

74

nước, đặc biệt là đối với những mặt hàng thế mạnh của mỗi nước như nông sản, gỗ, hàng may mặc, hàng hóa tiêu dùng. Tuy nhiên, Mỹ sẽ không quá vội vàng mà từng bước xây dựng vị thế kinh tế của mình tại Mianma và quan hệ song phương giữa hai nước trong lĩnh vực này một cách thận trọng, vững chắc và phù hợp với chiến lược của mình đối với đất nước này.

Về an ninh – quân sự, hiện tại, Mỹ chưa có chương trình hợp tác quân sự cụ thể với Mianma. Tuy nhiên, hợp tác quân sự hai nước sẽ phụ thuộc vào tiến trình cải cách của Mianma. Mỹ khuyến khích Quân đội Mianma trở thành một lực lượng quốc phòng chuyên nghiệp nằm dưới sự giám sát dân sự; nâng cao tính chuyên nghiệp cho Quân đội Mianma; khuyến khích Quân đội Mianma từ bỏ đặc quyền có 25% số ghế trong Quốc hội (trung lập về chính trị). Mục tiêu cụ thể nhằm: chia sẻ những bài học; xác định những thách thức và khuyếch trương truyền thống của Quân đội Mỹ cũng như “lý tưởng” tôn trọng, bảo vệ nhân quyền và mô hình chính phủ dân sự của Mỹ. Mỹ muốn Quân đội Mianma nâng cao nhận thức về quyền con người; các giá trị và hoạt động của một quân đội hiện đại cũng nhƣ việc xử lý kỷ luật và tôn trọng các tiêu chuẩn quốc tế. Thời gian tới, Mỹ sẽ tăng cường mức độ “chuyên nghiệp hóa” cho quân đội Mianma bằng các phương thức như mời Quân đội Mianma tham gia tập trận chung ở châu Á – Thái Bình Dương, đào tạo, tập huấn cho sỹ quan Mianma tại các trường quân sự của Mỹ; có thể Mỹ sẽ dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Mianma, thúc đẩy hỗ trợ kinh phí cho Mianma sử dụng trong các dự án rà phá bom mìn tại các bang Kachin, Shan. Cùng với đó, hai nước sẽ thiết lập đối thoại thường xuyên, xây dựng các ý tưởng mới đối với lực lượng vũ trang Mianma vì lực lượng này đang hoạt động trên những ý tưởng cũ không còn hiệu quả với tình hình Mianma hiện nay. Nội dung hợp tác quốc phòng giữa hai nước ban đầu sẽ tập trung vào các vấn đề như: nhân đạo, nhân quyền và đào tạo để chuyên nghiệp hóa đội ngũ sỹ quan và nhân viên Quốc

75

phòng của Mianma. Tuy nhiên, Mỹ vẫn đồng thời sử dụng các biện pháp tác động, gây áp lực với Mianma trong mối quan hệ này. Mỹ sẽ tiếp tục yêu cầu Mianma chấm dứt quan hệ quân sự với Triều Tiên nhằm ngăn chặn nguồn thu (từ các chương trình hợp tác quân sự, mua bán vũ khí) có thể giúp Triều Tiên phát triển chương trình hạt nhân. Mỹ sẽ khôn khéo mở rộng hợp tác với cả Chính phủ và Quân đội Mianma trong khi chỉ trừng phạt những cá nhân nếu nghi ngờ ảnh hưởng đến lợi ích của Mỹ.

76

Một phần của tài liệu Quan hệ mỹ mianma từ năm 1990 đến nay (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)