CHƯƠNG 5 THI CÔNG PHẦN THÂN
5.11. Biện pháp thi công cốt thép
5.11.3. Lắp dựng cốt thép, vận chuyển
Việc vận chuyển cốt thép đã gia công cần đảm bảo các yêu cầu sau:
Không làm hư hỏng và biến dạng sản phẩm cốt thép
Cốt thép từng thanh nên buộc thành từng lô theo chủng loại và số lượng để tránh nhầm lẫn khi sử dụng
Các khung, lưới cốt thép lớn nên có biện pháp phân chia thành từng bộ phận nhỏ phù hợp với phương tiện vận chuyển
5.11.3.2 Lắp dựng cốt thép:
Việc lắp dựng cốt thép ở hiện trường có thể tiến hành sau, trước và xen kẽ với công tác ván khuôn tùy theo loại cấu kiện, thường cốt thép đặt sau hoặc xen kẽ với công tác lắp dựng ván khuôn. Vì vậy trước khi lắp cốt thép phải kiểm tra ván khuôn theo các yêu cầu kỹ thuật
Phương pháp lắp dựng
Có thể tiến hành lắp đặt cốt thép thành khung, lưới cốt thép tại xưởng sau đó đem dựng đặt hoặc lắp đặt từng thanh ở hiện trường
Lắp đặt thành khung lưới cốt thép tại xưởng sau đó vận chuyển đưa lên đặt vào ván khuôn, cách này có ưu điểm là băng xuất cao, giảm lao động ở hiện trường tới mức tối thiểu, giảm được sự nguy hiểm khi làm việc trên cao nhưng đòi hỏi phải có phương tiện vận chuyển, nâng lắp tương ứng
Lắp từng thanh tại hiện trường cố thép được đưa vào khuôn từng thanh sau đó mới hàn buộc để tạo thành khung lưới cốt thép, phương án này chỉ áp dụng với điều kiện vận chuyển không đáp ứng được hoặc kết cấu phức tạp
Yêu cầu khi lắp dựng cốt thép:
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP PHẦN THI CÔNG
+ Phải đặt cốt thép theo đúng bản vẽ thiết kế( về chủng loại , đường kính, kích thước, số lượng), trong mọi trường hợp việc thay đổi cốt thép phải được sự đồng ý của thiết kế
+ Để liên kết các thanh khi lắp dựng ta buộc hoặc hàn phải đảm bảo:
- Đối với lưới cốt thép: số lượng mối buộc hay hàn đính phải lớn hơn 50% số điểm giao nhau theo thứ tự xen kẽ. Các nút theo chu vi phải buộc hoặc hàn hết, sàn chịu lực 2 chiều các điểm giao nhau phải buộc hoặc hàn hết
- Đối với khung cột dầm: Các điểm giao nhau của đai thép với thép chịu lực phải buộc hoặc hàn đính hết
- Đảm bảo khoẳng cách giữa các lớp cốt thép bằng cách dùng các thanh chống bằng cốt thép( định vị bằng hàn điểm) hoặc các trụ đỡ bằng bê tông đúc sẵn
+ Đảm bảo chiều dày lớp bảo vệ cốt thép muốn vậy phải dùng các con kê con kê có chiều dày bằng lớp bê tông bảo vệ cốt thép và làm bằng vật liệu không ăn mòn cốt thép và không phá hủy bê tông như làm bằng vữa xi măng, hoặc bằng nhựa
+ cốt thép chờ phải cố định chắc chắn, không làm sai lêch vị trí, không được bẻ cong đi làm tính năng của thép giảm hoặc nứt rạn bê tông ở chân cốt thép
+ Các đầu dây buộc phải để sao không được để hở ra ngoài bê tông Bố trí nhân lực phù hợp với yêu cầu công việc.
Cán bộ kỹ thuật phải trực tiếp chỉ đạo cho các tổ trưởng, thợ chuyên môn thực hiện công tác cốt thép, bảo đảm thực hiện đúng, chính xác theo yêu cầu kỹ thuật, tránh phải chỉnh sửa.
Chủ yếu sử dụng phương pháp buộc để liên kết các thanh cốt thép với nhau. Hạn chế sử dụng phương pháp hàn tại công trường để buộc thép. Trong các trường hợp, chỉ sử dụng nối bằng phương pháp hàn cho các loại cốt thép có đường kính lớn hơn 10mm
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP PHẦN THI CÔNG
Không nên vệ sinh sau khi lắp thép vì thao tác rất khó khăn và dễ gây xô lệch Sử dụng con kê có kích thước theo yêu cầu, bảo đảm độ dày của lớp bê tông bảo vệ theo yêu cầu thiết kế.
Cốp pha sẽ được lắp dựng vững chắc, dùng gối kê để không xảy ra tình trạng cốt thép bị xô lệch, chuyển vị, biến dạng trong quá trình đổ, đầm bê tông.
Sau khi lắp dựng cốt thép xong sẽ dọn vệ sinh sạch sẽ. Tránh không đi lại trên cốt thép đã lắp dựng đề phòng thép bị xô lệch trừ trường hợp cần thiết.
Trước khi tiến hành đổ bê tông, công tác cốt thép sẽ được cán bộ kỹ thuật nghiệm thu nội bộ và báo tư vấn giám sát nghiệm thu.
Khi đổ bê tông, chú ý kiểm tra bố trí của các cục kê (không để cục kê bê tông bị bể, bị xô lệch, phân bổ chỗ nhiều, chỗ ít ...) và tránh không để kẽm buộc bị bung.
Cốt thép sau khi lắp dựng xong, nếu chưa đổ bê tông thì sẽ được bảo vệ kỹ, tránh không để các vật nặng đè lên gây xô lệch, không đúng theo hình dạng, kích thước thiết kế và tránh để chất bẩn như dầu, mỡ, bụi, đất bám dính.
Cốt thép sau khi lắp dựng xong, tiến hành đổ bê tông càng nhanh càng tốt, tránh để các điều kiện bên ngoài thâm nhập, làm cho thép bị rỉ, sét ...
Sản phẩm bê tông sau khi tháo cốp pha nhất thiết không được lòi thép.
5.11.3.4.Các sai lệch cho phép khi lắp dựng cốt thép
Sai lệch không được vượt quá trị số trong bảng sau
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP PHẦN THI CÔNG
Các sai lệch Mức cho phép
1. Sai lệch về kích thước theo chiều dài của cốt thép chịu lực:
a Mỗi mét dài b Toàn bộ chiều dài 2. Sai lệch về vị trí điểm uốn
3. Sai lệch về chiều dài cốt thép trong kết cấu bê tông khối lớn:
a Khi chiều dài nhỏ hơn 10m b Khi chiều dài lớn hơn 10m 4. Sai lệch về góc uốn của cốt thép 5. Sai lệch về kích thước móc uốn
± 5
± 20
± 20
+ d +(d+0.2a)
30 + a Trong đó: d là đường kính cốt thép
a là chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép Sai lệch cho phép khi lắp đặt cốt thép
Tên sai lệch Mức cho phép
(mm)
1. Sai số về khoảng cách giữa các thanh chịu lực đặc biệt riêng biệt:
Đối với móng dưới khung kết cấu
± 20
2. Sai số về khoảng cách giữa các hàng cốt thép khi bố trí nhiều hàng
theo chiều cao:Đối với móng đặt dưới kết cấu và thiết bị kỹ thuật ± 20 3. Sai lệch cục bộ về chiều dày lớp bảo vệ: ± 10
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP PHẦN THI CÔNG
Đối với móng đặt dưới kết cấu và thiết bị kỹ thuật
4. Sai lệch về khoảng cách giữa các thanh phân bố trong một hàng:
Đối với móng dưới kết cấu khung
± 25
5. Sai lệch về vị trí các mối hàn của các thanh theo chiều dài cấu kiện:
Đối với các kết cấu tường móng
± 25
Số lượng mối nối buộc hay hàn dính không nhỏ hơn 50% số điểm giao nhau theo thứ tự xen kẽ.
Các góc của thanh thép đai với thép chịu lực phải buộc toàn bộ.
Sai lệch vị trí từng thanh thép khi chế tạo hoặc lắp dựng ≤ 1/5 dmax.