2.2.1. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Chi nhánh Công ty CP Xây lắp và SXCN số 5
2.2.1.1. Đối tượng hạch toán chi phí, đối tượng tính giá thành Chi nhánh Công ty CP Xây lắp và SXCN số 5
a. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Do xuất phát từ đặc điểm riêng biệt của ngành xây dựng cơ bản là quá trình thi công kéo dài trong nhiều tháng, nhiều năm. Nó là một ngành sản xuất phức tạp bởi sản phẩm của nó là duy nhất mang tính cố định về mặt không gian tại nơi thi công sản xuất và chịu tác động của các nhân tố bên ngoài như mưa gió, bão, lũ lụt... Với mỗi công trình là một kiểu thiết kế riêng biệt, vì vậy để đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý và công tác kế toán thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại Công
ty được xác định là các công trình, hạng mục công trình. Mà cụ thể trong bài chuyên đề này đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là công trình Trụ sở KBNN huyện Nghi Xuân
b, Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp
Do đặc tính của ngành xây lắp là sản xuất phân tán sản phẩm xây lắp mang tính đơn chiếc, mỗi công trình, hạng mục công trình gắn với một địa điểm thi công nhất định. Vì vậy Công ty xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp là các công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành bàn giao hoặc khối lượng xây lắp có điểm dừng kinh tế - kỹ thuật hợp lý đựơc chủ đầu tư đồng ý thanh toán hợp đồng.
Cụ thể đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp là công trình Trụ sở làm việc Kho bạc Nhà nước huyện Nghi Xuân đã hoàn thành bàn giao vào ngày 05 tháng 10 năm 2015 đã có hồ sơ nghiệm thu công trình
Do Chi nhánh Công ty CP Xây lắp và SXCN số 5 sử dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp. Theo phương pháp này thì những chi phí có liên quan trực tiếp tới công trình, hạng mục công trình nào thì tập hợp trực tiếp chi phí cho công trình, hạng mục công trình đó. Còn các chi phí gián tiếp nếu phát sinh ở công trình, hạng mục công trình nào thì hạch toán chi phí sản xuất chung cho công trình, hạng mục công trình đó. Đối với chi phí gián tiếp có liên quan đến nhiều công trình, hạng mục công trình khác nhau thì áp dụng công thức tính chi phí phân bổ theo các tiêu thức phân bổ hợp lý. Mỗi công trình hay hạng mục công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành bàn giao thanh quyết toán đều được mở riêng một sổ chi tiết chi phí sản xuất để tập hợp chi phí sản xuất thực tế phát sinh cho công trình, hạng mục công trình đó, đồng thời cũng để tính giá thành cho công trình, hạng mục công trình.
Căn cứ số liệu để định khoản và ghi sổ là từ các bảng tổng hợp chứng từ gốc phát sinh cùng loại, mỗi tháng và được chi tiết theo các khoản mục chi phí:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sử dụng máy thi công - Chi phí sản xuất chung
Việc tập hợp chi phí sản xuất theo tháng cho đến khi công trình đó hoàn thành thì tính giá thành xây lắp đó bằng cách cộng chi phí sản xuất hàng tháng từ lúc khởi công đến khi hoàn thành.
2.2.1.2.Phương pháp hạch toán chi phí và tính giá thành áp dụng tại Chi nhánh Công ty CP Xây lắp và SXCN số 5
a. Kế toán tập hợp chi phí
Để làm rõ hơn công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Chi nhánh Công ty CP Xây lắp và SXCN số 5 em xin lựa chọn công trình Trụ sở làm việc Kho bạc Nhà nước huyện Nghi Xuân –Hà Tĩnh . Công trình bắt đầu khởi công ngày 10/12/2014, hoàn thành bàn giao ngày 05/12/2015.
- Bên giao thầu: Kho bạc Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh
- Bên nhận thầu: Chi nhánh Công ty cổ phần Xây lắp và SXCN số 5 - Giá trị hợp đồng: 7.741.000.000 đồng.
Từ khi khởi công công trình đã trải qua nhiều giai đoạn thi công. Căn cứ xác định đợt thi công là dựa vào điểm dừng kỹ thuật thích hợp trong hồ sơ thiết kế công trình. Ngày 30/12/2015, các bên đã tiến hành nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Trong doanh nghiệp xây lắp cũng như doanh nghiệp sản xuất thì nguyên vật liệu được coi là yếu tố đầu vào quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành công trình( khoảng 50%-60%). Vì vậy, việc kế toán đầy đủ chính xác chi phí nguyên vật liệu không những là một điều kiện quan trọng đảm bảo cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp được chính xác mà còn là một biện pháp hiệu quả trong việc kiểm soát chi phí.
Nguyên vật liệu trực tiếp là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu trong sản xuất sản phẩm nói chung bởi nó là thành phần cấu thành nên thực thể sản phẩm. Còn đối với ngành xây lắp nói riêng, nguyên vật liệu để sản xuất nên một sản phẩm xây lắp cần một khối lượng lớn và cần nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau như: xi măng, cát, đá thép... phần lớn chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất sản phẩm xây lắp phải mua ngoài bởi các công trình xây dựng ở xa với trụ sở của công ty và giá cả nguyên vật liệu là giá theo thị trường.
Chứng từ sổ sách được sử dụng: Hóa đơn mua hàng, Phiếu nhập kho, Phiếu đề nghị xuất vật tư, Sổ quỹ tiền mặt, Sổ chi tiết nguyên vật liệu-công cụ dụng cụ, Sổ cái
Hằng ngày dựa vào tình hình thực tế xuất nguyên vật liệu cho công trình ở từng đối tượng cụ thể, kế toán đội có nhiệm vụ theo dõi và phản ánh đầy đủ chính xác các nghiệp vụ kinh tế đó. Cụ thể kế toán đội sẽ theo dõi chặt chẽ và tập hợp đầy đủ các chứng từ như phiếu xuất kho, hóa đơn giá trị giá tăng...Sau nhập vào ghi sổ.
Tại Chi nhánh CIPC5 giá nguyên vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ.
-Trích dẫn: Ngày 12/12/2015, căn cứ vào thực tế thi công, khi có nhu cầu sử dụng vật tư, Ông Phan Trọng Hùng Tú đội trưởng đội thi công công trình viết giấy đề nghị tạm ứng tiền chuyển trả mua vật tư cho thi công với khối lượng vật tư xi măng, thép
Sau khi được sự phê duyệt của các bên có liên quan, phiếu đề nghị xuất vật tư được chuyển lên kế toán đội để lập phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được lập cho từng lần xuất kho khi có nhu cầu