Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Nghiên cứu bệnh đầu đen do đơn bào H. meleagridis gây ra
4.1.1. Nghiên cứu bệnh đầu đen do đơn bào H. meleagridis gây ra ở gà nuôi tại tỉnh Thái Nguyên
4.1.1.2. Triệu chứng lâm sàng của gà bị bệnh đầu đen tại tỉnh Thái Nguyên
Chúng tôi đã quan sát triệu chứng gà mắc bệnh đầu đen tại tỉnh Thái Nguyên trong quá trình thực hiện đề tài. Kết quả được thể hiện qua bảng 4.2.
Bảng 4.2. Tỷ lệ và các triệu chứng lâm sàng của gà bị bệnh đầu đen Số gà nhiễm
H.meleagridis và có bệnh
tích (con)
Số gà có triệu chứng
(con)
Tỷ lệ (%)
Kết quả theo dõi Triệu chứng lâm sàng
chủ yếu
Số gà (con)
Tỷ lệ (%)
56 41 73,21
Gà ủ rũ, lông xù 41 100
Sốt cao > 43oC 36 87,81 Gà gầy, uống nhiều nước,
giảm ăn hoặc bỏ ăn 32 78,05
Ỉa chảy phân loãng, màu
vàng lưu huỳnh 19 46,34
Gà đứng run rẩy, mắt
nhắm nghiền 23 55,09
Mào tích nhợt nhạt hoặc
tái xanh 16 39,02
Kết quả bảng 4.2 cho thấy:
Trong tổng số 56 gà nhiễm H. meleagridis có 41 gà biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh, chiếm tỷ lệ 73,21%. Trong đó, triệu chứng gà ủ rũ, lông xù là triệu chứng phổ biến nhất (100%), sau đó là triệu chứng gà sốt cao > 43oC chiếm 87,81%; gà gầy, uống nhiều nước, giảm ăn hoặc bỏ ăn chiếm 78,05%; ỉa chảy phân loãng, màu vàng lưu huỳnh chiếm 46,34%; gà đứng run rẩy, mắt nhắm nghiền chiếm 55,09% và mào tích nhợt nhạt hoặc tái xanh chiếm 39,02%.
Nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng trên, theo chúng tôi là do đơn bào H. meleagridis chủ yếu ký sinh ở gan và manh tràng của gà. Khi mới xâm nhập vào cơ thể H. meleagridis xâm nhập vào manh tràng, tại đây đơn bào này sinh sản và nhân lên về số lượng, tác động vào niêm mạc manh tràng, gây viêm, loét, hoại tử, làm thành manh tràng dày lên. Đồng thời với quá trình viêm, gà sốt cao, bỏ ăn, uống nước nhiều. Sau đó, từ manh tràng đơn bào
H. meleagridis xâm nhập vào máu đến gan và các bộ phận khác trong cơ thể.
Tại gan, chúng ký sinh, xâm nhập vào mô gan gây hoại tử, phá hủy tế bào gan, làm rối loạn chức năng gan. Từ đó việc chuyển hóa thức ăn và dữ trữ nhiên liệu dưới nhiều dạng khác nhau ở gan giảm sút rõ rệt. Vì vậy, làm ngừng trệ các quá trình trao đổi và tổng hợp chất trong cơ thể gà, làm gà gầy yếu và ỉa chảy, phân loãng màu lưu huỳnh.
Ngoài các biểu hiện trên, gà bệnh thường đứng lẻ loi, rúc đầu vào cánh, tìm chỗ ấm để sưởi, lúc gần chết một số gà có biểu hiện đi không vững, đứng run rẩy, khi xua đuổi hay bị ngã hoặc nằm bẹp nghiêng về một bên, chân khô, lông xù. Bệnh thường kéo dài 7 - 25 ngày, gà ốm thường bị chết do suy nhược, nếu không điều trị kịp thời tỷ lệ tử vong có thể lên đến 90 - 100%.
Kết quả của chúng tôi thu được giống với mô tả của Tyzzer (1920) [36] trên gà tây. Tác giả là người đầu tiên mô tả về một hiện tượng bệnh ở gà tây do H. meleagridis gây ra với những biểu hiện bất thường ở da vùng đầu có màu xanh tím, sau đó nhanh chóng trở nên thâm đen.
Kết quả trên cũng giống với báo cáo của Mc Dougald và cs (2008) [33], gia cầm mắc bệnh đầu đen đột nhiên sốt cao 43 - 440C, đứng ủ rũ, hai mắt nhắm nghiền, ăn ít hoặc bỏ ăn uống nhiều nước, tiêu chảy phân màu lưu huỳnh.
Đồng thời, kết quả nghiên cứu này của chúng tôi cũng tương tự như thông báo của Lê Văn Năm (2010) [4] đã mô tả. Bệnh xảy ra đột ngột, gà đột nhiên ủ rũ và rúc đầu vào dưới cánh, đứng dang rộng chân, sã cánh, lông xù, bỏ ăn, sốt cao 43 - 440C, tiêu chảy phân vàng lẫn bọt. Da mép, da vùng đầu, mào, tích nhanh chóng có màu xám xanh rồi chuyển sang xanh đen, nhìn thấy rõ nhất là ở gà tây. Gần cuối giai đoạn ốm thân nhiệt gà giảm mạnh xuống dưới mức bình thường (39 - 380C) nên gà cảm thấy rất rét. Vì vậy cho dù bệnh xảy ra trong các tháng mùa nóng, nhưng những gà ốm vẫn tìm những nơi có ánh nắng mặt trời hoặc ló sưởi để sưởi ấm, mắt nhắm nghiền, đứng yên không cử động, đầu rúc vào nách cánh.
Vậy kết quả nghiên cứu này đã trở thành cơ sở vững chắc, củng cố định hướng chẩn đoán gà mắc bệnh do đơn bào H. meleagridis gây ra.