Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Nghiên cứu bệnh đầu đen do đơn bào H. meleagridis gây ra
4.1.1. Nghiên cứu bệnh đầu đen do đơn bào H. meleagridis gây ra ở gà nuôi tại tỉnh Thái Nguyên
4.1.2.1. Khả năng gây bệnh của H. meleagridis trên gà qua các đường
Để nghiên cứu khả năng gây bệnh của đơn bào H. meleagridis trên gà, chúng tôi tiến hành gây nhiễm cho gà khỏe (gà mía) thông qua 2 con đường là đường miệng và hậu môn, ở 3 liều khác nhau 1, 2, 3 ml/gà hỗn hợp huyễn dịch
từ gan và manh tràng của gà có bệnh tích điển hình. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 4.4.
Bảng 4.4. Kết quả gây nhiễm bệnh đầu đen cho gà (Qua đường miệng và hậu môn)
Đợt thí nghiệm
Lô thí nghiệm
Liều gây nhiễm (ml/gà)
Số gà thí nghiệm
(con)
Đường gây nhiễm
Số gà nhiễm
(con)
Tỷ lệ (%)
I
Gây nhiễm
1 12 Miệng 0 0
12 Hậu môn 8 66,67
2 12 Miệng 1 8,50
12 Hậu môn 10 83,33
3 12 Miệng 2 16,67
12 Hậu môn 10 83,33
Đối chứng 0 12 0 0 0
II Gây
nhiễm
1 12 Miệng 0 0
12 Hậu môn 9 75,00
2 12 Miệng 2 16,67
12 Hậu môn 10 83,33
3 12 Miệng 2 16,67
12 Hậu môn 11 91,67
Đối chứng 0 12 0 0 0
Tính chung
Gây nhiễm
1 24 Miệng 0 0
24 Hậu môn 17 70,83
2 24 Miệng 3 12,50
24 Hậu môn 20 83,33
3 24 Miệng 4 16,67
24 Hậu môn 21 87,50
Đối chứng 0 24 0 0 0
Bảng 4.4 cho thấy:
Qua 2 đợt thí nghiệm, gây nhiễm cho 24 gà ở các lô thí nghiệm qua đường miệng hoặc đường hậu môn, ở các liều khác nhau thấy, tỷ lệ nhiễm bệnh ở gà có sự khác nhau rất nhiều giữa 2 đường gây nhiễm (đường miệng
và đường hậu môn) và giữa các liều gây nhiễm khác nhau thì tỷ lệ nhiễm cũng khác nhau.
Với liều 1 ml/gà tỷ lệ nhiễm H. meleagridis của gà khi đưa vào bằng đường hậu môn chiếm 70,83%, trong khi gây nhiễm qua đường miệng thì không thấy gà bị nhiễm bệnh.
Với liều 2 ml/gà, gây nhiễm qua hậu môn tỷ lệ nhiễm lên tới 83,33%, còn khi gây nhiễm qua đường miệng tỷ lệ nhiễm là 12,50%.
Với liều 3 ml (gan và manh tràng), khi gây nhiễm qua hậu môn tỷ lệ nhiễm bệnh ở gà rất cao chiếm 87,50%, còn khi gây nhiễm qua đường miệng tỷ lệ nhiễm là 16,67%.
Sở dĩ có sự chênh lệch này theo chúng tôi có thể là do: khi gây nhiễm qua đường miệng, đơn bào H. meleagridis bị ảnh hưởng bởi tác động của đường tiêu hóa, đặc biệt là dịch vị trong dạ dày và độ pH thấp khi gà bị bỏ đói. Tại đây, chúng sẽ bị tiêu hóa làm chết hoặc không còn sức gây bệnh, một số đơn bào sống sót xuống ruột tới manh tràng ký sinh, sinh sản và gây bệnh.
Mặt khác, một số gà có sức đề kháng cao, khi nhiễm với liều thấp chúng có thể tự đề kháng mà không mắc bệnh hoặc tự khỏi. Do vậy, khi gây nhiễm với liều thấp (1 ml/gà), các đơn bào này sẽ bị chết khi qua đường tiêu hóa, với liều gây nhiễm cao (2 ml, 3 ml/gà), số lượng lớn đơn bào có thể sống sót qua đường tiêu hóa và gây bệnh, tuy nhiên tỷ lệ nhiễm là không cao. Khi gây nhiễm qua hậu môn, đơn bào H. meleagridis có trong huyễn dịch gan và manh tràng của gà có bệnh tích điển hình sẽ nhanh chóng xâm nhập vào manh tràng mà không chịu ảnh hưởng của bất kì tác nhân nào. Cụ thể:
- Ở đợt gây nhiễm I:
Với liều gây nhiễm 1 ml huyễn dịch/gà, tỷ lệ nhiễm H. meleagridis khi đưa qua đường hậu môn chiếm 66,67%, không thấy gà xuất hiện bệnh khi gây nhiễm bằng đường miệng.
Khi gây nhiễm với liều 2 ml và 3 ml huyễn dịch/gà thì tỷ lệ nhiễm bệnh khi đưa qua hậu môn đều đạt 83,33%. Trong khi đó, gây nhiễm qua đường miệng ở liều 2 ml/gà thấy 1 gà nhiễm bệnh trong tổng số 12 gà được gây nhiễm, chiếm tỷ lệ 8,50%; ở liều 3 ml/gà thấy 2 gà nhiễm trong tổng số 12 gà được gây nhiễm, chiếm tỷ lệ 16,67%.
- Ở đợt gây nhiễm II:
Liều 1 ml: khi gây nhiễm qua đường miệng cũng không xuất hiện gà mắc bệnh. Khi gây nhiễm qua hậu môn tỷ lệ gà mắc bệnh chiếm 75,00%.
Trong khi đó, ở liều 2 ml và 3 ml khi gây nhiễm qua đường miệng đều thấy 2 gà bị mắc bệnh trong tổng số 12 gà được gây nhiễm, chiếm tỷ lệ 16,67%. Khi gây nhiễm qua hậu môn, tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà rất cao, tỷ lệ nhiễm lần lượt là 83,33% và 91,67%.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đối phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hauck và cs (2010) [19]: Gà gây nhiễm qua đường miệng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong thấp hơn so với gây nhiễm qua lỗ huyệt. Cụ thể, gây nhiễm qua đường miệng tỷ lệ mắc bệnh là 20%, tỷ lệ chết 2%, trong khi gây nhiễm qua lỗ huyệt tỷ lệ mắc bệnh trên 65%, tỷ lệ chết 45%.
Kết quả trên cũng tương tự kết quả Armstrong P.L, McDougald L.R.
(2011) [7] thu được khi: ông gây nhiễm trực tiếp bằng cả 2 đường, thông qua đường miệng và bơm trực tiếp vào lỗ huyệt (bằng một đầu ống hút nhựa gắn vào ống tiêm 10 ml H. meleagridis có trong hỗn hợp gan và manh tràng của gà bệnh được 4 ngày). Theo dõi thí nghiệm sau 14 ngày, tiến hành mổ khám thấy: 31 gà trong số 44 gà được bơm trực tiếp vào lỗ huyệt có bệnh tích điển hình ở cả gan và manh tràng, trong khi đó không thấy gà bị tổn thương khi cho bằng đường miệng.