Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Nghiên cứu bệnh đầu đen do đơn bào H. meleagridis gây ra
4.1.1. Nghiên cứu bệnh đầu đen do đơn bào H. meleagridis gây ra ở gà nuôi tại tỉnh Thái Nguyên
4.1.2.3. Triệu chứng ở gà bị bệnh đầu đen do gây nhiễm
Chúng tôi đã theo dõi triệu chứng lâm sàng và thời gian xuất hiện triệu chứng ở gà sau khi gây nhiễm qua đường miệng và hậu môn ở 3 liều khác nhau. Tỷ lệ gà nhiễm bệnh sau khi gây nhiễm qua đường miệng thấp hơn so với khi gây nhiễm qua hậu môn. Cụ thể:
Liều 1ml: khi gây nhiễm qua đường miệng ở cả 2 đợt, gà không xuất hiện triệu chứng và không có gà nào nhiễm bệnh trong số 24 gà được gây nhiễm. Trong khi đó, khi gây nhiễm qua hậu môn thấy 17 gà xuất hiện triệu chứng trong tổng số 24 gà được gây nhiễm, chiếm tỷ lệ là 70,83%.
Liều 2 ml: khi gây nhiễm qua đường miệng có 3 gà xuất hiện triệu chứng, chiếm tỷ lệ 12,50%. Gây nhiễm qua hậu môn 20 gà xuất hiện triệu chứng, chiếm tỷ lệ 83,33%.
Liều 3 ml: sau khi gây nhiễm qua đường miệng cho 24 gà, có 4 gà xuất hiện triệu chứng, chiếm tỷ lệ 16,67%. Khi gây nhiễm qua hậu môn, tỷ lệ gà nhiễm bệnh cao, chiếm 87,50%.
Bảng 4.6. Triệu chứng lâm sàng của gà bị bệnh đầu đen sau gây nhiễm (n=24)
Liều gây nhiễm (ml/gà)
Đường gây nhiễm
Số gà thí ngiệm
(con)
Số gà có triệu chứng
(con)
Tỷ lệ (%)
Kết quả theo dõi
Triệu chứng chủ yếu Số gà (con)
Tỷ lệ (%)
Thời gian bắt đầu xuất hiện TC sau gây
nhiễm (ngày)
1
Miệng 24 0 0 - 0 0 0
Hậu
môn 24 17 70,83
Sốt cao 43 - 44oC, rét run 15 88,24 5 Gà uống nhiều nước, giảm hoặc bỏ
ăn 14 82,35 6
Gà gầy, ủ rũ, lông xù 17 100 6
Tiêu chảy phân màu vàng lưu huỳnh 8 47,06 10 Gà đứng rụt cổ, rúc đầu vào cánh 6 35,29 9
Da vùng đầu tái xanh 5 29,41 13
2
Miệng 24 3 12,50
Sốt cao 43 - 44oC, rét run 2 66,67 8
Gà uống nhiều nước, giảm ăn 2 66,67 8
Gà gầy, ủ rũ, lông xù 3 100 11
Tiêu chảy phân màu vàng lưu huỳnh 1 33,33 21 Gà đứng rụt cổ, rúc đầu vào cánh 1 33,33 25
Da vùng đầu nhợt nhạt 1 33,33 27
Hậu
môn 24 20 83,33
Sốt cao 43 - 44oC, rét run 17 85,00 3 Gà uống nhiều nước, giảm hoặc bỏ
ăn 17 85,00 4
Gà gầy, ủ rũ, lông xù 20 100 5
Tiêu chảy phân màu vàng lưu huỳnh 10 50,00 9 Gà đứng rụt cổ, rúc đầu vào cánh 9 45,00 9
Da vùng đầu tái xanh 6 30,00 11
3
Miệng 24 4 16,67
Sốt cao 43 - 44oC, rét run 3 75,00 8
Gà uống nhiều nước, giảm ăn 3 75,00 8
Gà gầy, ủ rũ, lông xù 4 100 10
Tiêu chảy phân màu vàng lưu huỳnh 2 50,00 19 Gà đứng rụt cổ, rúc đầu vào cánh 2 50,00 23
Da vùng đầu tái xanh 2 50,00 24
Hậu
môn 24 21 87,50
Sốt cao 43 - 44oC, rét run 19 90,48 3 Gà uống nhiều nước, giảm hoặc bỏ
ăn 20 95,24 3
Gà gầy, ủ rũ, lông xù 21 100 4
Tiêu chảy phân màu vàng lưu huỳnh 10 47,62 8 Gà đứng rụt cổ, rúc đầu vào cánh 10 47,62 6
Da vùng đầu tái xanh 7 33,33 9
Chú thích: (-) là không xuất hiện.
Kết quả bảng 4.6 cho thấy: sau khi gây nhiễm qua đường miệng và hậu môn tuy ở các liều khác nhau nhưng gà mắc bệnh thể hiện triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên thời gian và tỷ lệ xuất hiện các triệu chứng là khác nhau ở mỗi liều. Cụ thể:
- Gà sốt cao > 43oC:
Liều 1 ml: khi gây nhiễm qua đường miệng không có gà xuất hiện triệu chứng. Trong khi gây nhiễm qua hậu môn, 15 gà có triệu chứng sốt cao 43 - 44oC, rét run, chiếm tỷ lệ 88,24%. Thời gian gà bắt đầu xuất hiện triệu chứng sốt cao và ngày thứ 5.
Liều 2 ml: gây nhiễm qua đường miệng, có 2 gà xuất hiện triệu chứng sốt cao 43 - 44oC trên tổng số 3 gà có triệu chứng, chiếm 66,67%, thời gian gà xuất hiện triệu chứng sốt cao vào ngày thứ 8 sau gây nhiễm. Khi gây nhiễm qua hậu môn có 17 gà sốt cao, chiếm tỷ lệ 85,00% gà có triệu chứng, thời gian xuất hiện triệu chứng sốt cao vào ngày thứ 3.
Liều 3 ml: gây nhiễm qua đường miệng có 3 gà sốt cao 43 - 44oC, chiếm 75,00% gà có triệu chứng, thời gian xuất hiện triệu chứng này vào ngày thứ 8 sau gây nhiễm. Trong khi đó, khi gây nhiễm qua hậu môn tỷ lệ gà bị sốt cao 43 - 44oC là 90,48%, thời gian gà bắt đầu sốt cao vào ngày thứ 3.
- Gà uống nước nhiều, giảm ăn hoặc bỏ ăn: sau khi sốt cao gà được gây nhiễm thường có biểu hiện uống nhiều nước sau đó giảm ăn và bỏ ăn. Cụ thể:
Liều 1 ml: khi gây nhiễm qua đường miệng gà khỏe mạnh và không xuất hiện triệu chứng bất thường. Gây nhiễm qua hậu môn, 14 gà có biểu hiện uống nước nhiều, ăn ít hoặc bỏ ăn, chiếm tỷ lệ 82,35% gà có triệu chứng; thời gian gà bắt đầu xuất hiện triệu chứng là ngày thứ 6.
Liều 2 ml: gây nhiễm qua đường miệng, trong số 3 gà xuất hiện triệu chứng có 2 gà sau khi sốt cao có biểu hiện uống nhiều nước sau đó giảm ăn, chiếm tỷ lệ 66,67%, thời gian gà bắt đầu có biểu hiện uống nước nhiều, giảm ăn vào ngày thứ 8 sau gây nhiễm. Gây nhiễm qua hậu môn, 17 gà có triệu chứng uống nhiều nước sau đó giảm ăn và bỏ ăn, chiếm tỷ lệ 85,00%; thời gian bắt đầu xuất hiện triệu chứng vào ngày thứ 4.
Liều 3 ml: khi gây nhiễm qua đường miệng, 3 gà có biểu hiện uống nước nhiều, giảm ăn, chiếm tỷ lệ 75,00% gà có triệu chứng, thời gian gà xuất hiện triệu chứng là ngày thứ 8. Khi gây nhiễm qua hậu môn, sau khi sốt cao, 20 gà có triệu chứng uống nước nhiều sau đó giảm ăn và bỏ ăn, chiếm 95,24%, thời gian gà bắt đầu xuất hiện triệu chứng là ngày thứ 3.
- Gà ủ rũ, lông xù, gà gầy: 100% gà bị nhiễm bệnh sau khi gây nhiễm đều có triệu chứng ủ rũ, lông xù, một số gà mắc bệnh trong thời gian dài, bỏ ăn làm gà gầy, yếu. Tuy nhiên, thời gian xuất hiện triệu chứng gà ủ rũ, lông xù, gầy khác nhau ở các liều gây nhiễm và đường gây nhiễm. Cụ thể:
Liều 1 ml: khi gây nhiễm qua đường miệng, gà không xuất hiện triệu chứng. Trong khi gây nhiễm qua hậu môn, thời gian gà bắt đầu xuất hiện triệu chứng vào ngày thứ 6.
Liều 2 ml: gà gây nhiễm qua đường miệng xuất hiện triệu chứng ủ rũ, lông xù vào ngày thứ 11 sau gây nhiễm. Trong khi gà gây nhiễm qua hậu môn, gà xuất hiện triệu chứng ủ rũ, lông xù sớm hơn, bắt đầu từ ngày thứ 5.
Liều 3 ml: khi gây nhiễm qua đường miệng, thời gian gà xuất hiện triệu chứng ủ rũ, lông xù vào ngày 10 sau gây nhiễm. Trong khi gà gây nhiễm qua hậu môn, thời gian xuất hiện triệu chứng ủ rũ, lông xù sớm hơn từ ngày thứ 4 sau gây nhiễm.
- Tiêu chảy phân vàng màu lưu huỳnh: sau khi gây nhiễm H. meleagridis xâm nhập vào manh tràng, tác động gây sốt, gà uống nước nhiều sau đó giảm ăn và bỏ ăn. H. meleagridis tiếp tục xâm nhập vào gan, phá hủy tế bào gan, làm rối loạn và suy giảm chức năng gan. Do đó, một số gà sẽ có biểu hiện ỉa chảy phân màu vàng lưu huỳnh, lúc đầu dặc sau loãng. Cụ thể:
Liều 1 ml: khi gây nhiễm qua đường miệng, gà khỏe mạnh bình thường.
Trong khi 24 gà được gây nhiễm qua hậu môn, có 17 gà xuất hiện triệu chứng, trong đó có 8 gà có triệu chứng ỉa chảy phân màu vàng lưu huỳnh, chiếm tỷ lệ 47,06%, thời gian gà bắt đầu xuất hiện triệu chứng là ngày thứ 10.
Liều 2 ml: khi gây nhiễm qua đường miệng, có 1 gà xuất hiện triệu chứng tiêu chảy phân màu vàng lưu huỳnh vào ngày thứ 21, chiếm tỷ lệ 33,33%. Khi gây nhiễm qua hậu môn, 10 gà bị ỉa chảy phân vàng màu lưu huỳnh, chiếm tỷ lệ 50,00%, thời gian gà xuất hiện triệu chứng bắt đầu từ ngày thứ 9 sau gây nhiễm.
Liều 3 ml: khi gây nhiễm qua đường miệng, 2 gà xuất hiện triệu chứng tiêu chảy phân màu vàng lưu huỳnh, chiếm tỷ lệ 50,00%, thời gian xuất hiện triệu chứng là ngày thứ 19. Khi gây nhiễm qua hậu môn, 10 gà xuất hiện triệu chứng ỉa chảy phân vàng màu lưu huỳnh, chiếm tỷ lệ 47,62%, thời gian gà xuất hiện triệu chứng bắt đầu từ ngày thứ 8 sau gây nhiễm.
- Gà đứng rụt cổ, rúc đầu vào cánh: giai đoạn cuối của bệnh, thân nhiệt gà giảm đột ngột xuống còn 39 - 380C. Do đó, gà có biểu hiện rét run, đứng rụt cổ và rúc đầu vào nách. Gà thường xuất hiện triệu chứng này và chết vào ban đêm nên trong quá trình theo dõi chúng tôi thu được kết quả sau:
Liều 1 ml: gây nhiễm qua đường miệng, đơn bào H. meleagridis có số lượng ít, đồng thời H. meleagridis bị tiêu diệt bởi dịch vị trong đường tiêu hóa nên gà không mắc bệnh. Khi gây nhiễm qua hậu môn, 6 gà xuất hiện triệu chứng đứng rụt cổ và rúc đầu vào nách, chiếm tỷ lệ 35,29%, thời gian bắt đầu xuất hiện triệu chứng là ngày thứ 9 sau gây nhiễm.
Liều 2 ml: khi gây nhiễm qua đường miệng, có 1 gà xuất hiện triệu chứng đứng rụt cổ và rúc đầu vào nách vào ngày thứ 25, chiếm tỷ lệ 33,33%.
Khi gây nhiễm qua hậu môn, 9 gà xuất hiện triệu chứng rét run, đứng rụt cổ và rúc đầu vào nách, chiếm tỷ lệ 45,00%, thời gian gà bắt đầu xuất hiện triệu chứng vào ngày thứ 9 sau gây nhiễm.
Liều 3 ml: khi gây nhiễm qua đường miệng, có 2 gà có triệu chứng đứng rụt cổ và rúc đầu vào nách, chiếm tỷ lệ 50,00%, thời gian xuất hiện triệu chứng là 23 ngày. Khi gây nhiễm qua hậu môn, 10 gà có triệu chứng đứng rụt cổ và rúc đầu vào nách, chiếm tỷ lệ 47,62%, thời gian gà bắt đầu xuất hiện triệu chứng vào ngày thứ 6.
- Da vùng đầu tái xanh: sau khi xâm nhập vào cơ thể, H. meleagridis vào máu làm lượng hồng cầu giảm, quá trình vận chuyển O2 giảm, đồng thời trung khu điều hòa thân nhiệt bị rối loạn, gà thiếu máu biểu hiện niêm mạc nhợt nhạt, đặc biệt là mào, tích. Giai đoạn cuối chuyển sang tái xanh, thâm tím. Tuy nhiên ở mỗi liều gây nhiễm và đường gây nhiễm khác nhau thì tỷ lệ nhiễm và thời gian xuất hiện triệu chứng này là khác nhau. Cụ thể:
Liều 1 ml: khi gây nhiễm qua đường miệng, gà khỏe mạnh bình thường. Khi gây nhiễm qua hậu môn 5 gà có triệu chứng mào, da vùng đầu tái
xanh, chiếm tỷ lệ 29,41%, thời gian bắt đầu xuất hiện triệu chứng vào ngày 13 sau gây nhiễm.
Liều 2 ml: khi gây nhiễm qua đường miệng, có 1 gà xuất hiện triệu chứng da vùng đầu chuyển sang tái xanh vào ngày thứ 27, chiếm tỷ lệ 33,33%. Khi gây nhiễm qua hậu môn, quan sát có 6 gà biến đổi da vùng đầu trở lên tái xanh, thâm tím, chiếm tỷ lệ 30,00%, thời gian gà xuất hiện triệu chứng bắt đầu từ ngày thứ 11.
Liều 3 ml: khi gây nhiễm qua đường miệng, có 2 gà xuất hiện triệu chứng da vùng đầu tái xanh, thâm tím, chiếm tỷ lệ 50,00%, thời gian xuất hiện triệu chứng vào ngày thứ 24. Gây nhiễm qua hậu môn, 7 gà có biến đổi da vùng đầu nhợt nhạt chuyễn sang tái xanh, thâm tím, chiếm tỷ lệ 33,33%, thời gian bắt đầu xuất hiện triệu chứng từ ngày thứ 9 sau gây nhiễm.
Như vậy, kết quả trên cho thấy: Khi gây nhiễm qua đường miệng, gà nhiễm bệnh với tỷ lệ rất thấp hoặc không nhiễm, triệu chứng xuất hiện không điển hình và rất khó nhận biết. Cụ thể: liều 1 ml/gà, gà không nhiễm và không có gà xuất hiện triệu chứng, liều 2 ml và 3 ml/gà chỉ có từ 1 - 2 gà xuất hiện triệu chứng của bệnh.
Trong khi, gà gây nhiễm qua hậu môn, dù gây nhiễm ở liều thấp, tỷ lệ gà mắc bệnh cao, triệu chứng xuất hiện sớm và điển hình. Cụ thể: khi gây nhiễm ở liều 1 ml/gà có 70,83% gà nhiễm bệnh và biểu hiện triệu chứng. Liều 2 ml và 3 ml/gà, số lượng gà nhiễm bệnh là tương đương, tỷ lệ nhiễm từ 83,33% - 87,50%.
Thời gian gà xuất hiện các triệu chứng bệnh sớm hơn khi gây nhiễm qua hậu môn với liều cao hơn.
Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi tương đối phù hợp với kết quả nghiên cứu của McDougald và cs (2008) [33]. Gia cầm sau khi gây nhiễm đột nhiên thấy sốt cao 43 - 440C, đứng ủ rũ, hai mắt nhắm nghiền, ăn ít hoặc bỏ ăn, uống nước nhiều, lông xù, vùng hậu môn lông bết và bẩn do bị tiêu chảy, phân vàng màu lưu huỳnh. Triệu chứng tiêu chảy phân màu lưu huỳnh xảy ra trong giai đoạn cuối của bệnh, khi chức năng gan bị suy yếu. Da vùng đầu nhợt nhạt, giai đoạn cuối quan sát thấy mào thâm tím, da mép và da vùng đầu xanh xám, thậm chí xanh đen. Bệnh thường kéo dài khoảng 10 ngày nên gà rất
gầy. Trước khi chết thân nhiệt gà giảm xuống tới 39 - 380C, gà rét run, đứng rụt cổ và rúc đầu vào cánh. Gà bệnh thường chết về ban đêm.
Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi thấy triệu chứng gà mắc bệnh do gây nhiễm giống với triệu chứng gà mắc bệnh tự nhiên ở tỉnh Thái Nguyên. Kết quả này củng cố thêm cho phương pháp để chẩn đoán bệnh đầu đen.