1.4. Tình hình nghiên cứu khoai lang trên thế giới và tại Việt Nam
1.4.2. Tình hình nghiên cứu khoai lang tại Việt Nam
Nguồn gen giống khoai lang Việt Nam chủ yếu được thu thập, đánh giá và bảo tồn tại Trung tâm Tài nguyên Thực vật, thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam với 528 mẫu giống đã được tư liệu hoá (trong đó có 344 mẫu do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chuyển đến) Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm (FCRI) có 118 mẫu giống, Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc hiện có 78 mẫu giống. Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh có 30 mẫu giống.
(Bảng 1.4). Tại các tỉnh phía Bắc, các giống khoai lang trồng phổ biến hiện có: Hoàng Long, số 8, K59, KB1, K51, K4, Cực nhanh, Tự Nhiên. Viện Cây Lương thực Cây Thực phẩm (FCRI) và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (VASI).
Trong 22 năm từ năm 1981 đến 2003, đã tuyển chọn và giới thiệu 15 giống khoai lang tốt theo ba hướng chính: 1) Nhóm giống khoai lang năng suất củ tươi cao, chịu lạnh, ngắn ngày, thích hợp vụ đông, gồm K1, K59, số 8, K2, K3, K4, K7, K8, VX37-1, Cực nhanh. 2) Nhóm giống khoai lang năng suất củ cao, nhiều dây lá thích hợp chăn nuôi, gồm KL1, KL5, K51. Các giống này phát triển ở giai đoạn 1986-2000 trong chương trình hợp tác với CIP; 3) Nhóm giống khoai lang năng suất củ cao, phẩm chất ngon. Gồm giống khoai lang Hoàng Long, Chiêm Dâu và Cực nhanh (Mai Thạch Hoành 1986, 1992), Tự Nhiên (Trương Văn Hộ và ctv, 1999); tuyển chọn và phát triển giống khoai lang KB1 (Nguyễn Thế Yên, 2003).
Bảng 1.4: Thống kê nguồn gen bảo tồn tại Việt Nam
Cơ quan, địa điểm Năm Số mẫu
ban đầu
Số mẫu bảo tồn
VASI (Hà N ội) 1993 - 2004 - 528
FCRI (Hải Dương) 2004 - 118
H ARC (Đồng Nai) 1993 344
78 1993 - 2006 12.071 hạt lai
UAF (Hồ Chí Minh) 2006 - 2009 - 30
Nguồn: Niên giám thống kê nhà nước 2009[8]
Ở các tỉnh phía Nam các giống khoai lang hiện trồng phổ biến là HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím), Murasa kimasari (Nhật tím) Kokey 14 (Nhật vàng), HL497 (Nhật cam), HL4, Hoàng Long, Chiêm Dâu, Trùi Sa, Bí Đà Lạt, Dương Ngọc, Tàu Nghẹn, Trùi Sa (Cần Sa), Khoai Sữa, Khoai Gạo.
Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc (HARC) và Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh (NLU) trong 22 năm (1981- 2003) đã tuyển chọn và giới thiệu 7 giống khoai lang có năng suất củ cao, phẩm chất ngon, thích hợp tiêu thụ tươi gồm Hoàng Long, Chiêm Dâu, Gạo,
Bí Đà Lạt (1981), HL4 (1987), HL491, HL518 (1997). Các giống khoai lang chất lượng cao có dạng củ đẹp thuôn láng, được thị trường ưa chuộng có HL518, HL491, Kokey 14, Murasa kimasari.
Những năm gần đây, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh cũng đánh giá và tuyển chọn 24 giống khoai lang khảo nghiệm toàn cầu trong chương trình hợp tác với CIP và khảo sát các giống khoai lang nhiều dây lá, năng suất bột cao cho hướng chế biến cồn trong chương trình hợp tác với công ty Technova và công ty Toyota Nhật Bản (Hoàng Kim 2008).
Những giống khoai lang phẩm chất ngon đang được đánh giá và tuyển chọn trong đề tài “Thu thập, khảo sát, so sánh và phục tráng giống khoai lang tại huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai 2008-2010”. Đây là nội dung hợp tác giữa Sở Khoa học Công nghệ Đồng Nai, Viện Sinh học Nhiệt đới, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh và Phòng Nông nghiệp Xuân Lộc. Kết quả bước đầu có HL518, HL491, Kokey 14, HL284, HL536 (CIP 083-14), HL574 (Cao sản), HL585, HL597 (Hoàng Kim, Trần Ngọc Thùy, Trịnh Việt Nga, Nguyễn Thị Ninh 2009).
Việc nghiên cứu chọn tạo giống khoai lang ở nước ta được tập trung chủ yếu ở Viện cây lương thực, thực phẩm (Gia Lộc - Hải Dương) đã bảo vệ thành công giống khoai lang rau VDD1 được công nhận tạm thời năm 2010.
Đặc biệt trung tâm nghiên cứu cây có củ thuộc viện KHKTNN Việt Nam đã chon tạo 1 giống khoai lang cho duyên hải miền trung là KL20-209, với chất lượng ngon, thân lá phát triển làm rau xanh tốt, thích ứng tốt ở vùng đất cát trắng ven biển miền trung. Đã được bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận là giống tạm thời năm 2011. Các kết quả hai giống trên đã có sự tham gia và cung cấp vật liệu lai của PGS.TS. Mai Thạch Hoành. Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (Thanh Trì - Hà Nội) cùng Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Bắc trung Bộ từ vật liệu lai xác định của PGS.TS.
Mai Thạch Hoành gửi cho viện KTNN Bắc Trung Bộ từ năm 2007 với 8 dòng triển vọng để thí nghiệm mở rộng ra các tỉnh Bắc Trung Bộ. Kết quả đã chọn được 2 giống: KTB1 (khoai lang trung bộ 1) là dòng K51/KB1 và KTB2 là dòng lai khoai nhật vói dòng Việt Nam. Đều có năng suất cao và chất lượng tốt cho các tỉnh miền trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, đã được Bộ NN và PTNT công nhận 2 giống trên từ tháng 5 năm 2011.
Trong những năm qua, nghề trồng khoai lang ở nước ta cũng đã đạt được những kết quả đáng kể về kỹ thuật thâm canh tăng năng suất như:
* Sự hình thành khoai lang vụ Đông
* Chọn tạo giống khoai lang
- Phục tráng giống khoai lang bằng phương pháp gơ giống bằng củ, mục đích làm cho giống trẻ lại, phục hồi các đặc tính tốt, năng suất và chất lượng của giống.
- Chọn tạo thành công một bộ giống khoai lang mới phục vụ cho sản xuất. Nhiều giống đã được công nhận giống quốc gia như:
+ V15-70 (K4), số 143, Số 59, số 8, KL-5, KL-1, KB-1…của Viện cây Lương thực thực phẩm.
+ K4, K51,VX-37, Cực nhanh, VX-93, VDD1, KTB, KTB2 và KL 20- 209… của Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam.
+ HL-4, HL-3…của Trung tâm Hưng Lộc thuộc viện KHKT Nông nghiệp miền Nam.
- Các giống nhập nội:
+ Hoa Bắc 48, Bất Luận Xuân, Cao Nông 58-14, Hẹ, Xushu 18… (nhập nội từ Trung Quốc).
+ VSP1, VSP2, VSP3, VSP4… của Trung tâm quốc tế cây có củ tại Philippin.
Ngoài ra, trong sản xuất cũng đạt được một số tiến bộ kỹ thuật mới trong thâm canh tăng năng suất khoai lang như: trồng khoai lang nền đất ướt, trồng dây phẳng dọc luống, sử dụng phân kali bón cho khoai lang, kỹ thuật tưới nước cho khoai lang vụ Đông….