Điều kiện kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại một số dự án trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 39 - 46)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Tam Đảo

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Tam Đảo là huyện miền núi có nhiều khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, nhưng sau 8 năm được tái lập và đi vào hoạt động, Tam Đảo đã đạt được những thành tựu rất quan trọng về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng. Liên tục trong 6 năm, từ 2007 - 2012, kinh tế Tam Đảo luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, giá trị sản xuất tăng bình quân 18,22%, đặc biệt giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn các năm 2007 - 2012 tăng bình quân 18,53%/năm. Giá trị sản xuất tính theo giá so sánh bình quân đầu người tăng từ 3,6 triệu đồng năm 2007 lên 7,96 triệu đồng năm 2012 và từ 4,7 triệu đồng năm 2007 lên 17,75 triệu đồng năm 2012 tính theo giá thực tế.

Bảng 3.1. Giá trị sản xuất huyện Tam Đảo giai đoạn 2007 - 2012 Giá cố định: 2007

Giá trị sản xuất (đồng) Chỉ tiêu

2007 2008 2009 2010 2011 2012

BQ 07-12

(%) Tổng GTSX 243,22 280,22 345,69 428,11 481,19 569,25 18,22 - Nông, LN, TS 127,36 139,06 146,44 178,26 203,87 230,12 11,16 - CN và XD 34,66 55,09 72,93 83,69 90,95 115,50 38,72 - Dịch vụ 81,20 86,07 126,32 166,40 186,36 223,63 21,20

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tam Đảo)

Giá trị tổng sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn huyện Tam Đảo từ năm 2007 - 2012 được thể hiện chi tiết ở bảng 3.1

Bảng 3.2. Cơ cấu ngành kinh tế huyện Tam Đảo giai đoạn 2007 - 2012 ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012

1. Tổng giá trị SX 366,25 428,83 576,49 884,44 1,013,85 1.269,34 - Nông, lâm, TS 197,26 202.64 269,06 463,45 530,80 644,92 - CN, TTCN, XD 55,31 105,69 143,20 169,03 193,31 259,03 - Dịch vụ 113,68 120,50 164,23 251,95 289,75 365,39 2. Cơ cấu giá trị SX 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 - Nông nghiệp 53,85 47,25 46,67 52,40 52,35 50,80 - CN, TTCN, XD 15,10 24,65 24,84 19,11 19,06 20,04

- TM, DV 31,05 28,10 28,49 28,49 28,59 29,16

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tam Đảo)

Giá trị tổng sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất kinh tế trên địa bàn huyện Tam Đảo giai đoạn từ năm 2007 - 2012 được thể hiện chi tiết ở bảng 3.2

53,85 31,05

15,10

Nông nghiệp CN, TTCN, XD TM, DV

50,80 29,16

20,04

Nông nghiệp CN, TTCN, XD TM, DV

3.1.2.2 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

* Dân số

Là huyện miền núi, có nhiều dân tộc sinh sống như: Kinh, Sán Dìu, Lào, Mường, Hoa, Mông, Dao, Khơ me. Trong đó dân tộc Kinh và Sán Dìu chiếm phần lớn dân số cả huyện. Năm 2012 dân số của toàn huyện Tam Đảo là 75.734 người, mật độ dân số trung bình là 309 người/km2, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 41,9% (bảng 3.3). So với các huyện, thành phố khác trong tỉnh Vĩnh Phúc, Tam Đảo là một trong các huyện có mật độ dân số thấp. Mật độ dân số không đều giữa các xã trong huyện, tập trung cao ở các xã vùng thấp và thưa thớt tại vùng thị trấn Tam Đảo, các thôn, xóm vùng ven núi của các xã vùng Đồng bằng.

* Lao động, việc làm

Tam Đảo là huyện miền núi mới được tái lập, điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu, trình độ dân trí còn thấp và chưa đồng đều, nhất là đối với đồng bào dân tộc sống ở vùng núi (bảng 3.3). Tỷ lệ dân số hoạt động trong các ngành nông, lâm, thủy sản khá thấp ở địa bàn cấp huyện (52,6% năm 2012). Một bộ phận khá lớn dân cư đã chuyển sang các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng 7.400 người, chiếm 21,4%) và các ngành dịch vụ (8.990 người, chiếm 26,0%).

Nhìn chung, nguồn lao động của Tam Đảo có chất lượng thấp. Số người lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng lớn, trên 90% năm 2012. Lao động qua đào tạo chiếm tỷ trọng nhỏ và tập trung vào đội ngũ công chức cấp xã, huyện và viên chức các ngành giáo dục, y tế...

Hình 3.2. Cơ cấu GTSX trên địa bàn huyện Tam Đảo năm 2007

Hình 3.3. Cơ cấu GTSX trên địa bàn huyện Tam Đảo năm 2012

Với những đặc trưng về dân số và nguồn lao động như trên, Tam Đảo vừa có thuận lợi trong phát triển kinh tế, vừa có những khó khăn, đặc biệt là trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành thương mại, dịch vụ du lịch và tiểu thủ công nghiệp.

Bảng 3.3 Hiện trạng về dân số và lao động huyện Tam Đảo năm 2012

STT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng

1 Tổng số nhân khẩu Khẩu 75.734

1.1 Nông nghiệp Khẩu 45440

1.2 Phi nông nghiệp Khẩu 30294

2 Tổng số hộ Hộ 15.141

2.1 Nông nghiệp Hộ 9188

2.2 Phi nông nghiệp Hộ 5953

3 Tổng số lao động Lao động 34.579

3.1 Nông nghiệp Lao động 18.189

3.2 Phi nông nghiệp Lao động 16.390

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tam Đảo) 3.1.2.3 Cơ sở hạ tầng

* Giao thông

Hệ thống giao thông của Tam Đảo chủ yếu là giao thông đường bộ. Ngoài ra, có vận tải thủy trên các hồ và sông Phó Đáy, nhưng rất hạn chế.

Hệ thống giao thông của huyện hiện nay về cơ bản thuận lợi, đảm bảo 100%

các thôn làng, bản đều có đường ô tô đến nơi. Đường Quốc lộ 2B từ thành phố Vĩnh Yên lên thị trấn Tam Đảo có chiều dài 24 km, trong đó thuộc địa phận huyện Tam Đảo 16,4 km đã được đầu tư nâng cấp, đi lại thuận tiện.

Trên địa bàn huyện có đường tỉnh 302 chiều dài 40 km chạy dọc từ xã Minh Quang lên Yên Dương (dọc và cách chân dãy núi Tam Đảo khoảng 5 km) và nối liền Quốc lộ 2C đi Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang); tuyến đường Tỉnh lộ 309

nối từ xã Tam Quan với Quốc lộ 2C có chiều dài 3,2 km, cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giao lưu, buôn bán và đi lại của du khách đặc biệt là giữa hai huyện Tam Đảo và Tam Dương.

Ngoài ra, huyện Tam Đảo còn có 96,25 km đường liên xã, hầu hết các tuyến đường này đã và đang được đầu tư nâng cấp đáp ứng nhu cầu đi lại, giao lưu, buôn bán của nhân dân. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng các sản phẩm và các tour, tuyến du lịch trong vùng.

* Thuỷ lợi

- Nước cho nông nghiệp được lấy từ 2 nguồn: nước mưa và nước từ hệ thống sông, suối trên địa bàn Huyện. Nguồn nước mặt của Tam Đảo khá phong phú với sông Phó Đáy và các sông nhỏ như: Vực Chuông, Đình cả. Đặc biệt là hệ thống hồ chứa nước lớn như: Xạ Hương dung tích 12,78 triệu m3, Làng Hà 2,3 triệu m3, Hồ Vĩnh Thành 2,7 triệu m3, Bản Long 2,5 triệu m3 và hàng loạt các hồ chứa nước nhỏ (25 hồ). Hệ thống hồ, đập trên địa bàn huyện có 38 cái không chỉ cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, còn phục vụ cho sân gôn, nhà máy Z95, nuôi trồng thủy sản và tạo nguồn nước ngầm cho các giếng của dân cư trong huyện.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện Tam Đảo còn có công ty khai thác các công trình thủy lợi, với năng lực tưới 5.523 ha. Hiện tại, hệ thống công trình của công ty đã phục vụ tưới cho 3.271 ha đất nông nghiệp của huyện, số còn lại phục vụ cho các huyện khác thuộc vùng quản lý của công ty.

- Thực trạng cấp nước sinh hoạt: tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh của huyện Tam Đảo chiếm 93%. Nguồn nước phục vụ sinh hoạt trong huyện có ba nguồn: nước mưa, nước mặt và nước ngầm.

- Thực trạng thoát nước: Về thoát nước, trên địa bàn huyện chỉ có khu vực thị trấn Tam Đảo và khu vực sân gôn đã xây dựng hệ thống thoát nước thải. Tuy nhiên, hệ thống thoát nước vẫn rất đơn giản, chủ yếu là công trình nổi, lộ thiên và chưa qua xử lý. Còn ở các khu vực khác, nước thải sinh hoạt ở mỗi hộ dân, nước mưa chủ yếu được thoát xuống các ruộng trũng, ao hồ, mương rãnh hiện có sau đó chảy ra hệ thống các mương tiêu chính rồi cuối cùng đổ ra sông. Tình trạng trên gây ô nhiễm cho môi trường chung và cần phải được xem xét xử lý trong thời gian tới.

3.1.2.4 Văn hóa xã hội

* Giáo dục - đào tạo

Trong những năm qua, nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết số 03/NQ-TU, ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc về nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân. Nghị quyết số 15/2007/NQ-HĐND ngày 04 tháng 7 năm 2007 của Hội Đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển Giáo dục - đào tạo giai đoạn 2007 - 2015. sự nghiệp giáo dục - đào tạo của Tam Đảo được quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, về đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý và về thiết bị giảng dạy và học tập. Hệ thống giáo dục được hình thành ở tất cả các cấp học bậc học, từ mầm non đến trung học phổ thông, với 37 đơn vị trường học. Quy mô và chất lượng đào tạo ở các cấp bậc được thể hiện ở bảng 3.4.

Bảng 3.4 Quy mô và chất lượng giáo dục - đào tạo huyện Tam Đảo năm 2012

STT Cấp Số

trường Số lớp Số phòng

Số giáo viên

Số học sinh

Tỷ lệ theo

học (%)

1 Mầm non 15 126 126 168 3.297 94,7

2 Tiểu học 13 264 188 325 5.663 98,8

3 Trung học Cơ sở 12 155 117 341 4.733 85,9

4 Trung học Phổ thông 02 51 36 65 2.173 85,5

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Tam Đảo)

Về giáo dục không chính quy, đến nay huyện Tam Đảo có 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên và 09 trung tâm học tập cộng đồng tại các xã, thị trấn. Hàng năm, thông qua hệ thống giáo dục không chính quy đã thu hút, động viên hàng nghìn lượt người tham gia học tập nâng cao trình độ, tư vấn, trợ giúp về công nghệ, kỹ thuật sản xuất kinh doanh và pháp luật.

Có thể nói, sự nghiệp giáo dục - đào tạo đã được Tam Đảo coi trọng, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển Kinh tế - Xã hội của huyện trước mắt và lâu dài. Do vậy, ngoài chương trình chung của cả nước,

huyện Tam Đảo và Tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều giải pháp quan tâm đầu tư, lấy phát triển giáo dục làm khâu đột phá để vươn lên làm giàu.

* Y tế

Sau khi huyện được thành lập, hệ thống y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân đã nhanh chóng được đầu tư nâng cấp. Đến nay, cơ sở vật chất của ngành y tế huyện Tam Đảo đã có 01 Trung tâm y tế huyện, 01 phòng khám đa khoa khu vực và 09 trạm y tế xã, thị trấn. Tổng số 125 giường bệnh, trong đó có 70 giường tại trung tâm y tế huyện, 10 giường tại phòng khám đa khoa khu vực, còn lại ở các trạm y tế xã, thị trấn.

Năm 2004, toàn huyện có 85 cán bộ y tế, trong đó có 10 bác sỹ đến năm 2012 đã tăng lên đến 172 người, trong đó có 22 bác sỹ, đảm bảo 100% số trạm y tế ở các xã, thị trấn có bác sỹ. Vì vậy, cơ sở vật chất như số giường nằm và số cán bộ ngành y bình quân trên 01 vạn dân có xu hướng tăng. Điều kiện phục vụ sức khỏe nhân dân có điều kiện tăng lên. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn huyện chưa có cán bộ dược.

* Văn hoá, thể thao, thông tin, phát thanh truyền hình - Thực trạng các hoạt động văn hóa:

Ngay từ khi mới thành lập huyện Tam Đảo đã chú trọng đến xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, củng cố các thiết chế văn hóa. Hệ thống di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của huyện đa dạng, phong phú, được quan tâm đầu tư trùng tu, tôn tạo và bảo tồn như: Lễ hội Tây Thiên, hệ thống các đền, chùa từ đền Thõng lên đền Thượng khu danh thắng Tây Thiên, Thiền viện Trúc Lâm, đến các đền, chùa thuộc địa phận các xã và thị trấn Tam Đảo… Các lễ hội, hoạt động tín ngưỡng ở các đền, chùa, các điểm di tích mỗi năm đã thu hút hàng triệu lượt du khách đến tham quan và du lịch.

Cùng với việc khôi phục và phát triển bản sắc văn hoá các dân tộc trên địa bàn, công tác chỉ đạo xây dựng các làng văn hoá trọng điểm của huyện cũng đã được quan tâm. Nhờ đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng các thiết chế văn hóa... hoạt động văn hóa đã đạt được những kết quả khích lệ. Tính đến đầu năm 2012, toàn huyện có 5/9 xã, thị trấn có nhà văn hóa xã. 79/104 thôn, làng có nhà văn hóa thôn.

Hệ thống thư viện gồm: cấp xã có xã Đạo Trù và 06 phòng đọc ở các xã, thị trấn;

cấp huyện có 01 thư viện; 7/9 xã, thị trấn có điểm bưu điện văn hóa xã.

- Thực trạng mạng lưới thông tin truyền thông:

Hệ thống hạ tầng bưu chính, viễn thông được đầu tư đồng bộ, hiện đại nhằm phục vụ kịp thời nhu cầu của nhân dân và khách du lịch. Đến nay 100% các xã có điểm bưu điện văn hoá, điểm cung cấp dịch vụ internet, phủ sóng điện thoại, đến hết năm 2012, bình quân có 35 máy điện thoại trên 100 người dân, hầu hết các công sở trên địa bàn, các cơ sở lưu trú đều có điểm truy cập mạng internet, các cơ sở kinh doanh du lịch đều thiết lập được website… Dịch vụ bưu chính, viễn thông trên địa bàn khá hoàn thiện, đồng bộ và hiện đại, chất lượng phục vụ ngày càng tốt hơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại một số dự án trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)