Kết quả lựa chọn nguyên liệu và dung môi chiết tách phụ vụ chiết tách chất màu đen

Một phần của tài liệu Ứng dụng kiến thức bản địa về cây nhuộm màu đen trong chiết tách chất màu sử dụng vào nhuộm màu thực phẩm (Trang 46 - 49)

4.2. Kết quả nghiên cứu lựa chọn nguyên liệu và dung môi chiết phục vụ chiết tách chất màu đen

4.2.1 Kết quả lựa chọn nguyên liệu và dung môi chiết tách phụ vụ chiết tách chất màu đen

Theo mức độ sử dụng phổ biến của các loài cây, chúng tôi lựa chọn 04 loài: quả trám đen, nghệ đen, cẩm tím, lá sau sau sử dụng cho các nghiên cứu tiếp theo.

4.2. Kết quả nghiên cứu lựa chọn nguyên liệu và dung môi chiết phục vụ chiết tách chất màu đen

4.2.1 Kết qu la chn nguyên liu và dung môi chiết tách ph v chiết tách cht màu đen

Nguyên liệu được sử dụng cho chiết tách chất màu đạt tiêu chí:

Hàm lượng đủ lớn đáp ứng kỹ thuật chiết tách, chất màu bền vững trong quá trình chiết tách, màu nhuộm đáp ứng nhu cầu sử dụng, loài cây hoang dại có khả năng cung cấp nguyên liệu ổn định, thường được người dân trồng sử dụng dễ trồng cho năng suất cao, chất màu thuộc nhóm ưu nước.[17]

Từ yêu cầu trên chúng tôi sử dụng 04 loại nguyên liệu: lá cẩm tím mẫu tuyên quang cho màu đen tím, quả trám đen, nghệ đen, lá sau sau, sử dụng dung môi là nước, ethanol, methanol, phương pháp chiết nóng và chiết lạnh dựa trên kinh nghiệm của đồng bào dân tộc thiểu số. Sau đó ngâm gạo trong dịch chiết để đánh giá cảm quan về màu sắc của gạo sau khi ngâm.

Thí nghiệm 1: Nghiên cứu thử nghiệm khả năng chiết tách chất màu đen để nhuộm vào TP đối với một số loại cây (quả).

Tiến hành thí nghiệm 16 công thức, kết quả được biểu diễn ở bảng 4.2:

Bảng 4.2. Kết quả đánh giá cảm quan khả năng nhuộm màu đen của một số loại nguyên liệu thực vật

Công thức Nguyên liệu Phương pháp chiết Màu sắc

CT1.1 Cây cẩm tím Chiết nóng 5.50ed

CT1.2 Cây cẩm tím Chiết lạnh 5.72dc

CT1.3 Cây cẩm tím Chiết lạnh bằng ethanol 50% 7.27b CT1.4 Cây cẩm tím Chiết lạnh bằng methanol 50% 5.0e

CT1.5 Quả trám đen Chiết nóng 6.27c

CT1.6 Quả trám đen Chiết lạnh 5.0e

CT1.7 Quả trám đen Chiết lạnh bằng ethanol 50% 6.9b CT1.8 Quả trám đen Chiết lạnh bằng methanol 50% 5.63d

CT1.9 Lá Sau Sau Chiết nóng 7.27b

CT1.10 Lá Sau Sau Chiết lạnh 8.36a

CT1.11 Lá Sau Sau Chiết lạnh bằng ethanol 50% 5.9dc CT1.12 Lá Sau Sau Chiết lạnh bằng methanol 50% 5.9dc

CT1.13 Nghệ đen Chiết nóng 5.90dc

CT1.14 Nghệ đen Chiết lạnh 6.09dc

CT1.15 Nghệ đen Chiết lạnh bằng ethanol 50% 5.45ed CT1.16 Nghệ đen Chiết lạnh bằng methanol 50% 5.45ed

LSD0.05 0.61

(Ghi chú: Các giá trị trên cùng một cột có chỉ số mũ giống nhau thì không có sự khác nhau có ý nghĩa ở mức ý nghĩa α = 0.05)

Theo kết quả đánh giá cảm quan ở bảng 4.2 với mức ý nghĩa α = 0.05.

Nguyên liệu khác nhau sẽ có khả năng nhuộm màu đen khác nhau

Trong công thức thí nghiệm CT1.10 đối với lá sau sau, điểm cảm quan là cao nhất (đạt 8,36) với cách thức sử dụng phương pháp chiết lạnh với dung môi nước cho khả năng nhuộm màu đẹp nhất. Khi chiết nóng điểm cảm quan đạt 7,27 nhưng tiêu tốn năng lượng trong suốt quá trình chiết, chất màu biến đổi không mòng muốn. Giá trị cảm quan của xôi sau khi nhuộm giảm dần chỉ còn 5,9 đối với dung môi ethanol và methanol. Điều này chứng tỏ chất màu đen trong lá sau sau tan tốt trong nước hơn là các loại dung môi hữu cơ khác.

Cẩm tím dạng khô chiết bằng ethanol để tạo màu đen tím, cho điểm cảm quan cao đạt 7,27. Tuy nhiên kỹ thuật chế biến lá cẩm khô không làm biến đổi thành phần anthocyanin hiện đang được nghiên cứu.

Các nguyên liệu khác có giá trị cảm quan thấp, dịch chiết còn mùi, vị đặc trưng ít người ưa thích cần khử mùi, vị khi sử dụng nhuộm màu cho các sản phẩm khác, riêng dịch chiết từ lá sau sau có mùi thơm nhẹ, vị chua rất nhẹ không lấn át mùi vị của sản phẩm khi nhuộm màu.

Dung môi sử dụng là nước, rẻ tiền, dễ kiếm, hoàn toàn không độc hại đối với sức khỏe người, an toàn khi sản xuất, dịch chiết có thể sử dụng luôn không cần tách loại dung môi như khi chiết dịch bằng các dung môi khác.

Vì vậy nguyên liệu lá sau sau, dung môi nước được lựa chọn cho chiết chất màu đen ở các thí nghiệm tiếp theo.

Dịch chiết được ở CT10 đem đo độ hấp thụ từ bước sóng 330nm đến 760nm để tìm ra bước sóng hấp thụ cực đại dự đoán hợp chất màu trong dịch chiết. Kết quả được thể hiện ở đồ thị 4.1

Hình 4.1: Biu đồ biu th mt độ quang ca dch chiết t lá sau sau

Từ đồ thị hình 4.1 ta thấy, tại bước sóng 360nm độ hấp thụ cực đại. Tại bước sóng 450nm, 540nm, 600nm có mật độ quang gần bằng nhau cao hơn hẳn mật độ quang tại các bước sóng khác và tương ứng độ hấp thụ theo thứ tự màu xanh da trời (màu lam), màu xanh lá (màu lục), và màu đỏ cam.[18]

Trong lá cây sau sau có chứa chất màu tự nhiên tạo màu đen [17], và biểu hiện màu khi tiến hành gia nhiệt. Theo thuyết phối màu ba màu xanh da trời, xanh lá cây, đỏ có trong dịch với tỷ lệ nhất định sẽ tạo màu đen.[18]. Vậy có thể dự đoán màu

đen tạo ra từ dịch chiết lá sau sau do chất tạo màu đen khi gia nhiệt có trong lá sau sau, và sự phối màu của màu xanh da trời, màu xanh lá cây, màu đỏ. Tuy nhiên cần phân tích chính xác để biết chất tạo màu đen trong lá lá sau sau là chất gì.

Một phần của tài liệu Ứng dụng kiến thức bản địa về cây nhuộm màu đen trong chiết tách chất màu sử dụng vào nhuộm màu thực phẩm (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)