Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu Tình hình mắc một số bệnh sản khoa trên đàn lợn nái tại trại lợn đạt thúy, xã lương phong, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang và biện pháp điều trị (Trang 35 - 38)

Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi gia cầm thì có không ít những nghiên cứ về bệnh Cầu trùng của các tác giả như:

Phạm Sỹ Lăng (2002) [6] cho biết: Ở nước ta bệnh Cầu trùng trở nên phổ biến từ khi phát triển giống gà công nghiệp (1965) và nhập một số giống gà cao sản hướng trứng và hướng thịt từ nước ngoài. Mầm bệnh là các loài Cầu trùng giống Eimeria…Hiện nay đã có 9 loài được phát hiện trên gà trong đó có các loài gây bệnh chủ yếu là: E.Tenella, E.Mitis, E.Acenvina, E.

maxima, E.necotrix, E.paraccox.

Còn Nguyễn Quang Tuyên, Trần Thanh Vân (2001) [21] bệnh Cầu trùng là bệnh gây ra bởi kí sinh trùng giống Eimeria thuộc ngành động vật đơn bào, gây tác hại chủ yếu cho gà con đến 42 ngày tuổi, đặc biệt ở gà nuôi tập trung, tỷ lệ chết cao. Những con khỏi bệnh thường còi cọc, chậm lớn.

Theo Trần Văn Hòa và cộng sự (2001) [5] gà nhiễm Cầu trùng bằng con đường duy nhất là đường miệng thông qua những chất mà gà thường xuyên tiếp xúc: Thức ăn, chất độn chuồng, phân, bụi…gây thiệt hại kinh tế cho nhà chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi thả vườn theo lối tập trung hiện nay.

Kết quả nghiên cứu của Phạm Sỹ Lăng và cộng sự (2003) [7] cho thấy:

Mức độ chăm sóc, nuôi dưỡng cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ và cường độ nhiễm Cầu trùng ở gà.

Còn Trịnh Văn Thịnh (2000) [19] thì: Cầu trùng gà thấy ở mọi lứa tuổi, gây nguy hiểm nhất cho gà non. Về mùa hè bệnh rất dễ phát triển thành dịch và lan rộng.

Theo thông tin từ Bùi Đức Lũng và cộng sự (2004) [11]: Triệu chứng điển hình gặp ở gà con dưới 2 tháng tuổi là: Phân lẫn máu tươi, mào, chân nhợt nhạt, ủ rủ, bỏ ăn, uống nhiều nước, phân của gà trưởng thành, gà đẻ lẫn máu màu socola.

2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Theo phó giáo sư Orlow (1975) [28]: Bệnh Cầu trùng chủ yếu ở gia cầm non. E.Tenella là loài gây bệnh mạnh nhất, phổ biến nhất ở gà một tháng tuổi. E.Maxima gây bệnh cho gà 2- 5 tuần tuổi đến hai tháng tuổi, gia cầm non mắc bệnh, gia cầm lớn là vật mang trùng. Các ổ dịch Cầu trùng thường thấy vào mùa xuân vào mùa thu.

N.A.Kolapxki, Pipaskin (1980) [27] bệnh Cầu trùng là một bệnh ở gà con từ 10-80 ngày tuổi, đôi khi cũng có ở gà 4-6 tháng tuổi. Trong điều kiện các cơ sở chăn nuôi gia cầm, gà 3 đến 4 tuần tuổi nhạy cảm và nhiễm bệnh Cầu trùng nặng nhất, tỷ lệ chết cao.

Nghiên cứu của Khizerr Hayr, Muhamad, Mazharr, Ayae (2006) [25]

cho thấy trứng phát triển ở thể giao tử (gametocyte) của cầu trùng E.Tenella được sử dụng làm vác xin phòng chống bệnh ở Cầu trùng gà. Gà 5 ngày tuổi được chia ra làm 4 lô và cho uống vắcxin.

Lô I: Văc - xin 1 (giao tử)

Lô II: Văc - xin 2 (giao tử vô hoạt)

Lô III: Văc - xin 3 (giao tử vô hoạt siêu âm) Lô VI: đối chứng cho uống một ly nước sinh lý.

Vào ngày thứ 15 thì gà được miễn dịch cho công thử thách với 60.000- 70.000 Oosyst đã sinh bào tử của nhiều loại Cầu trùng E.imeria. Trong tổng số 126 gà thí nghiệm, 94 gà được mổ khám và 32 gà bị chết trong quá trình thử thách. Vào ngày thứ 21 sau khi tiêm vác xin gà được mổ khám và ghi lại.

Bệnh trong khi đó ở Lô II là thấp nhất, có 17 gà thấy bệnh tích phản ứng ở phần ruột và manh tràng. Sự sai khác thông thường có ý nghĩa về mặt bệnh tích giữa lô I và Lô II,VI còn bệnh tích ở Lô III có sự sai khác có ý nghĩa so với các bệnh tích ở Lô I, II và VI.

2.2.2.3. Một vài nét về gà thí nghiệm

Gà Sasso hay còn gọi là gà Label Sasso là một trong những giống gà chuyên dụng thịt.

Qua gần 30 năm nhân giống, chọn, lọc và lai tạo, hiện nay gà Sasso có nhiều đặc tính quý như khả năng thích nghi cao với điều kiện nóng ẩm, sức đề kháng tốt, thịt thơm ngon, thích hợp với các điều kiện chăn nuôi bán công nghiệp và thả vườn ở Việt Nam...

Gà Sasso do hãng SASSO của Pháp tạo ra năm 1978 được nuôi trong điều kiện nông hộ ở Pháp và được nhập vào Việt Nam năm 2002 gồm 4 dòng để tạo con lai thương phẩm ABCD nuôi thịt.

Gà Sasso nhập vào Việt Nam lông màu nâu đỏ, da và chân màu vàng, mào đơn. Nuôi theo phương thức công nghiệp. Nhìn tổng thể gà có dáng đứng rộng, to. Mào, tích, lông kém phát triển hơn, phản ứng kém linh hoạt hơn gà chuyên trứng. Gà Sasso có đầu to thô, mỏ ngắn, hơi cong; cổ ngắn, to; ngực rộng, dài; đùi to, bàn chân to, thế đứng rộng, phản ứng thần kinh chậm. Màu sắc lông: Gà lông trắng thì bố mẹ đều lông trắng, gà lông màu thì bố mẹ của nó là lông màu.

Về năng suất, nếu nuôi theo phương thức bán chăn thả thì sau 90-100 ngày tuổi gà có khối lượng 2,1-2,3kg. Nuôi theo phương thức công nghiệp thì sau 63 ngày tuổi trọng lượng cơ thể đạt 2,1-2,5kg. Sản lượng trứng đạt 188 quả/mái/năm, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể từ 2,3-2,4kg/con lúc 70 ngày tuổi.

2.2.2.4. Thành phần hóa học và cơ chế tác dụng của hai loại thuốc Avicoc và Rigecocin-WS

Thuốc Avicoc: Đây là chế phẩm của hãng Avitec (Pháp), thành phần gồm có Sulfadimeratine, Divaeridine và tá dược vừa đủ. Sulfadimeratine vừa là kháng sinh phổ rộng vừa là chất chống Cầu trùng hữu hiệu. Tác động kháng Cầu trùng của Sulfadimeratine được tăng lên nhiều lần khi kết hợp với Divaeridine. Vì vậy với liều nhỏ Sulfadineratine, thuốc gia tăng độ an toàn mà

vẫn đạt được hiệu quả tối ưu trong việc phòng trị tất cả các loại Cầu trùng đường ruột trên gia súc, gia cầm. Ngoài ra, sự kết hợp Sulfadimeratine- Divaerdine cũng giúp làm giảm nguy cơ kháng thuốc. Do đó Avicoc thực sự là thuốc trị bệnh Cầu trùng cho hiệu quả tối ưu với độ an toàn cao và nguy cơ kháng thuốc thấp.

Thuốc Rigecoccin - WS: Hoạt chất chính là Clopidol. Thuốc tác động vào giai đoạn Schizont II nên có tác dụng đặc biệt mạnh chống Cầu trùng Eimeria gây bệnh Cầu trùng (ỉa ra máu) ở gia cầm. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng kích thích sinh trưởng và tăng khả năng tận dụng thức ăn của gà.

Hai loại thuốc trên đều ở dạnh bột hòa tan có thể pha với nước cho gà uống nên hiệu quả điều trị trực tiếp tốt, vì gà mắc bệnh chỉ uống nước, ít ăn.

Một phần của tài liệu Tình hình mắc một số bệnh sản khoa trên đàn lợn nái tại trại lợn đạt thúy, xã lương phong, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang và biện pháp điều trị (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)