Ảnh hưởng của thuốc Avicoc và Rigecoccin-WS đến tỷ lệ và cường độ nhiễm Cầu trùng của gà thí nghiệm từ 1-10 tuần tuổi

Một phần của tài liệu Tình hình mắc một số bệnh sản khoa trên đàn lợn nái tại trại lợn đạt thúy, xã lương phong, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang và biện pháp điều trị (Trang 44 - 49)

2.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

2.4.2. Ảnh hưởng của thuốc Avicoc và Rigecoccin-WS đến tỷ lệ và cường độ nhiễm Cầu trùng của gà thí nghiệm từ 1-10 tuần tuổi

2.4.2.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Cầu trùng của gà Sasso qua kiểm tra phân Để đánh giá tỷ lệ và cường độ nhiễm Cầu trùng của 2 lô thí nghiệm (lô I và lô II), chúng tôi tiến hành thu thập và xét nghiệm 200 mẫu phân gà bằng phương pháp Fulleborn. Kết quả xét nghiệm được trình bày ở bảng 2.3.

Bảng 2.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Cầu trùng của gà Sasso qua kiểm tra phân

Diễn giải thí nghiệm

Số mẫu kiểm tra

Tỷ lệ

nhiễm Cường độ nhiễm

n % + ++ +++ ++++

n % n % n % n %

Lô 1 200 65 32,50 32 49,23 18 27,69 12 18,46 3 4,62 Lô 2 200 75 37,50 37 49,33 19 25,33 15 20,00 4 5,33 Tính chung 400 140 35,00 69 49,29 37 26,43 27 19,29 7 5,00

Bảng 2.3 cho thấy:

Kiểm tra 200 mẫu phân ở lô gà I có 65 mẫu nhiễm Cầu trùng, tỷ lệ nhiễm là 32,50% trong đó có 32 mẫu nhiễm cường độ (+) chiếm 49,23%; 18 mẫu nhiễm cường độ (+) chiếm 27,69%; 12 mẫu nhiễm cường độ (+++) chiếm 18,46%; 3 mẫu nhiễm cường độ (++++) chiếm 4,62%.

Còn kiểm tra 200 mẫu phân ở lô II có 75 mẫu nhiễm Cầu trùng chiếm 37,5% cao hơn lô I là 5,00%. Trong đó có 37 mẫu nhiễm cường độ (+) chiếm 49,33% cao hơn lô I là 0,1%; có 19 mẫu nhiễm cường độ (++) chiếm 25,33%

thấp hơn lô I là 2,36%; có 15 mẫu nhiễm cường độ (+++) chiếm 20,00% cao hơn lô I là 1,54%; có 4 mẫu nhiễm cường độ (++++) chiếm 5,33% cao hơn lô I là 0,71%.

Từ kết quả trên, chúng tôi có nhận xét sau: Lô I có tỷ lệ và cường độ nhiễm Cầu trùng thấp hơn. Đó là do lô thí nghiệm I được dùng thuốc Avicoc để phòng. Thuốc này mới được sử dụng , dùng với thời gian ngắn nên các

loại Cầu trùng chưa có khả năng kháng thuốc, hiệu quả phòng bệnh cao hơn.

Còn lô thí nghiệm thứ II được dùng Rigecoccin-WS để phòng. Thuốc này đã được trại sử dụng trong thời gian dài nên Cầu trùng đã có khả năng kháng thuốc, hiệu quả phòng bệnh thấp hơn. Chính vì vậy mà gà ở lô I có tỷ lệ và cường độ nhiễm bệnh thấp hơn gà ở lô II.

Từ phân tích trên chúng tôi đưa ra kết luận như sau: Trong quá trình dùng thuốc phòng trị bệnh Cầu trùng phải thay đổi thuốc thường xuyên (3-4 năm 1 lần) bởi sử dụng thuốc liên tục 10-12 vòng đời Cầu trùng sẽ có khả năng kháng thuốc.

2.4.2.2. Tỷ lệ nhiễm Cầu trùng theo tuổi ở gà thí nghiệm

Kết quả về tỷ lệ nhiễm Cầu trùng theo tuổi ở gà thể hiện qua bảng 2.4.

Bảng 2.4. Tỷ lệ nhiễm Cầu trùng theo tuổi của gà thí nghiệm Tuần

Tuổi

Lô thí nghiệm I Lô thí nghiệm II Số mẫu

kiểm tra Số mẫu nhiễm

Tỷ lệ nhiễm

(%)

Số mẫu kiểm

tra

Số mẫu nhiễm

Tỷ lệ nhiễm

(%)

1-3 50 26 52,00 50 33 66,00

3-5 50 19 38,00 50 19 38,00

5-8 50 15 30,00 50 17 34,00

8-10 50 5 10,00 50 6 12,00

Tổng 200 65 32,50 200 75 37,50

Kết quả thu được cho thấy:

Ở lô I , tuần tuổi từ 1-3 kiểm tra 50 mẫu có 26 mẫu nhiễm Cầu trùng chiếm tỷ lệ 52%; tuần tuổi 3-5 kiểm tra 50 mẫu có 19 mẫu nhiễm Cầu trùng chiếm tỷ lệ 38%; tuần tuổi 5-8 kiểm tra 50 mẫu có15 mẫu nhiễm Cầu trùng chiếm tỷ lệ 30%;

tuần tuổi 8-10 kiểm tra 50 mẫu chỉ có 5 mẫu nhiễm chiếm tỷ lệ 10%.

Ở lô II: Tương tự, tuần tuổi từ 1-3 kiểm tra 50 mẫu có 33 mẫu nhiễm Cầu trùng chiếm tỷ lệ 66% cao hơn lô I là 14%; tuần tuổi 3-5 kiểm tra 50 mẫu

có 19 mẫu nhiễm Cầu trùng cũng chiếm tỷ lệ 38%; tuần tuổi 5-8 kiểm tra 50 mẫu có 17 mẫu nhiễm Cầu trùng chiếm tỷ lệ 34% cao hơn lô I là 4%; tuần tuổi 8-10 kiểm tra 50 mẫu chỉ có 6 mẫu nhiễm chiếm tỷ lệ 12% cao hơn lô I là 2%.

Ở cả hai lô thí nghiệm gà ở các lứa tuổi khác nhau có tỷ lệ nhiễm khác nhau, gà thí nghiệm nhiễm Cầu trùng nặng nhất ở giai đoạn từ 2-4 tuần tuổi, giai đoạn sau tỷ lệ nhiễm giảm dần.

So sánh giữa hai lô thí nghiệm thì ở lô I có tỷ lệ nhiễm Cầu trùng thấp hơn so với lô II. Tính chung cho cả giai đoạn nuôi thí nghiệm thì tỷ lệ nhiễm Cầu trùng ở lô I là 32,5%, lô II là 37,5% cao hơn lô I là 5%.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Dương Công Thuận (2003) [19], đó là gà ở các lứa tuổi đều bị nhiễm Cầu trùng, gà non thường bị bệnh nặng và chết nhiều hơn, gà sau hai tháng tuổi thường ít bị chết hơn và bị ở mức độ nhẹ. Hoàng Ngọc Thạch và cs (1997) [17] cho biết thêm, gà con các lứa tuổi đều có thể nhiễm nhiều hơn gà trưởng thành.

2.4.2.3. Cường độ nhiễm Cầu trùng theo tuổi ở gà thí nghiệm Kết quả về cường độ nhiễm Cầu trùng thể hiện qua bảng 2.5

Bảng 2.5: Cường độ nhiễm Cầu trùng theo tuổi của gà thí nghiệm Lô thí

nghiệm

Tuổi

Số mẫu nhiễm

Cường độ nhiễm

+ ++ +++ ++++

n % n % n % n %

Lô I

1-3 26 11 42,30 6 23,08 6 23,08 3 11.54 3-5 19 9 47,37 6 31,58 4 21,05 0 0 5-8 15 8 53,33 5 33,33 2 13,33 0 0

8-10 5 4 80,00 1 20,00 0 0 0 0

Lô II

1-3 33 14 42,42 9 27,27 6 18,18 4 12,12 3-5 19 10 52,63 4 21,05 5 26,32 0 0 5-8 17 8 47,06 5 29,41 4 23,53 0 0

8-10 6 5 83,33 1 16,67 0 0 0 0

Bảng 2.5 cho thấy:

- Giai đoạn 1-3 tuần tuổi, khi xét nghiệm 50 mẫu phân mỗi lô thí nghiệm đã cho kết quả như sau:

Ở lô I có 26 mẫu nhiễm trong đó có 11 mẫu nhiễm cường độ (+) chiếm tỷ lệ 42,3%; mức (++) có 6 mẫu nhiễm chiếm tỷ lệ 23,08%; mức (+++) có 6 mẫu nhiễm chiếm tỷ lệ 23,08%; mức (++++) có 3 mẫu nhiễm chiếm tỷ lệ 11,54%.

Ở lô II có 33 mẫu nhiễm trong đó có 14 mẫu nhiễm cường độ (+) chiếm tỷ lệ 42,42%; mức (++) có 9 mẫu nhiễm chiếm tỷ lệ 27,27%; mức (+++) có 6 mẫu nhiễm chiếm tỷ lệ 18,18%; mức (++++) có 4 mẫu nhiễm chiếm tỷ lệ 12,12%.

- Giai đoạn 3-5 tuần tuổi khi xét nghiệm 50 mẫu phân mỗi lô thí nghiệm thì:

Ở lô I có 19 mẫu nhiễm trong đó có 9 mẫu nhiễm cường độ (+) chiếm tỷ lệ 47,37%; mức (++) có 6 mẫu nhiễm chiếm tỷ lệ 31,58%; mức (+++) có 4 mẫu nhiễm chiếm tỷ lệ 21,05%; không có mẫu nào nhiễm mức (++++).

Ở lô II có 19 mẫu nhiễm trong đó có 10 mẫu nhiễm cường độ (+) chiếm tỷ lệ 52,63%; mức (++) có 4 mẫu nhiễm chiếm tỷ lệ 21,05%; mức (+++) có 5 mẫu nhiễm chiếm tỷ lệ 26,32%; không có mẫu nào nhiễm mức (++++).

- Giai đoạn 5-8 tuần tuổi khi xét nghiệm 50 mẫu phân mỗi lô thí nghiệm thì:

Ở lô I có 15 mẫu nhiễm trong đó có 8 mẫu nhiễm cường độ (+) chiếm tỷ lệ 53,33%; mức (++) có 5 mẫu nhiễm chiếm tỷ lệ 33,33%; mức (+++) có 2 mẫu nhiễm chiếm tỷ lệ 13,33%; không có mẫu nào nhiễm mức (++++).

Ở lô II có 17 mẫu nhiễm trong đó có 8 mẫu nhiễm cường độ (+) chiếm tỷ lệ 47,06%; mức (++) có 5 mẫu nhiễm chiếm tỷ lệ 29,41%; mức (+++) có 4 mẫu nhiễm chiếm tỷ lệ 23,53%; không có mẫu nào nhiễm mức (++++).

- Giai đoạn 8-10 tuần tuổi khi xét nghiệm 50 mẫu phân mỗi lô thí nghiệm thì:

Ở lô I có 5 mẫu nhiễm trong đó có 4 mẫu nhiễm cường độ (+) chiếm tỷ lệ 80%; mức (++) có 1mẫu nhiễm chiếm tỷ lệ 20%; không có mẫu nào nhiễm mức (+++) và (++++).

Ở lô II có 6 mẫu nhiễm trong đó có 5 mẫu nhiễm cường độ (+) chiếm tỷ lệ 83,33%; mức (++) có 1 mẫu nhiễm chiếm tỷ lệ 16,67%; không có mẫu nào nhiễm mức (+++) và (++++).

* Tỷ lệ và cường độ nhiễm Cầu trùng theo tuổi ở gà thí nghiệm có sự khác nhau được giải thích như sau:

Giai đoạn đầu nhiễm cao là do gà còn nhỏ, hệ thống miễn dịch của gà chưa hoàn thiện, khả năng chống đỡ bệnh tật của gà còn kém. Do đó gà rất mẫn cảm với bệnh , đặc biệt là bệnh Cầu trùng. Bệnh xảy ra thường xuyên và gây hậu quả lớn ở giai đoạn này. Tuổi càng, cao tỷ lệ và cường độ nhiễm giảm dần, nguyên nhân là do tác dụng của thuốc phòng Cầu trùng và do sức đề kháng của gà với mầm bệnh tót hơn so với lúc gà còn nhỏ.

2.4.2.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Cầu trùng qua kiểm tra đệm lót

Chúng tôi thu lấy mẫu đệm lót 2 lần trong 1 tuần, các mẫu lấy được kiểm tra bằng cho nước cất vào ngâm 6-8 giờ, sau đó lọc, ly tâm lấy cặn rồi dùng phương pháp Fulleborn để tìm noãn nang Cầu trùng. Kết quả thu được trình bày ở bảng 2.6

Bảng 2.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Cầu trùng ở chuồng nuôi qua kiểm tra đệm lót

Diễn giải thí nghiệm

Số mẫu kiểm tra

Tỷ lệ nhiễm

Cường độ nhiễm

+ ++ +++ ++++

n % n % n % n % n %

Lô I 60 20 33,33 13 65,00 4 20,00 2 10,00 1 5,00 Lô II 60 23 38,33 12 52,17 7 30,43 3 13,04 1 4,35 Tính

chung

120 43 35,83 25 58,14 11 25,58 5 11,63 2 18,18

Bảng 2.6 cho thấy:

Xét nghiệm 60 mẫu đệm lót ở lô I có 20 mẫu nhiễm noãn nang Cầu trùng, chiếm tỷ lệ 33,33%, trong đó có 13 mẫu nhiễm mức (+) chiếm tỷ lệ 65,00%; 4 mẫu nhiễm (++) chiếm tỷ lệ 20,00%; 2 mẫu nhiễm (+++) chiếm tỷ lệ 10,00%;

1 mẫu nhiễm (++++) chiếm tỷ lệ 5,00%.

Ở lô II: Xét nghiệm 60 mẫu đệm lót có 23 mẫu nhiễm noãn nang Cầu trùng chiếm tỷ lệ 38,33%, trong đó có 12 mẫu nhiễm mức (+) chiếm tỷ lệ 52,17%; 7 mẫu nhiễm (++) chiếm tỷ lệ 30,43%; 3 mẫu nhiễm (+++) chiếm tỷ lệ 13,04%; 1 mẫu nhiễm (++++) chiếm tỷ lệ 4,35%.

Tính chung xét nghiệm 120 mẫu đệm lót ở cả hai lô thí nghiệm có 43 mẫu nhiễm chiếm tỷ lệ 35,83%. Có thể thấy rằng tỷ lệ nhiễm noãn nang Cầu trùng ở chuồng nuôi tương đối lớn (chiếm 35,83%). Ở lô II mức độ nhiễm và cường độ nhiễm nặng hơn lô I.

Như vậy, mức độ nhiễm noãn nang Cầu trùng ở chuồng nuôi là tương đối lớn, gà nuôi tiếp xúc với noãn nang Cầu trùng thường xuyên, do đó trong chăn nuôi gà cần đặc biệt chú ý đến công tác vệ sinh thú y, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không để chuồng nuôi ẩm ướt , không để gà bị đói, định kỳ phun thuốc diệt mầm bệnh kết hợp dùng thuốc phòng bệnh, thì chúng ta sẽ hạn chế được tác hại của bệnh Cầu trùng gây ra. Và dùng thuốc Avicoc phòng bệnh có tác dụng tốt hơn Rigecoccin - WS.

Một phần của tài liệu Tình hình mắc một số bệnh sản khoa trên đàn lợn nái tại trại lợn đạt thúy, xã lương phong, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang và biện pháp điều trị (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)