Phần 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
Trong công tác chăn nuôi nói chung, giống là tiền đề có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi. Để đạt được năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, trước tiên phải chú ý tới con giống, nên trong thời gian thực tập tại trại, tôi và cán bộ thú y của trại tiến hành chọn lọc, phân loại con giống, chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn thịt đạt năng suất và chất lượng cao.
Trong chăn nuôi lợn trang trại rất coi trọng công tác vệ sinh chuồng trại, khu vực xung quanh cũng như môi trường chung, đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y nên lợn sinh trưởng phát triển mạnh, lớn nhanh cho hiệu quả kinh tế cao.
Chuồng được xây dựng theo tiêu chuẩn của công ty CP, trang thiết bị hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu mọi mặt của lợn, chủ động điều chỉnh được nhiệt độ, ánh sáng và độ thông thoáng của chuồng nuôi.
Thức ăn có chất lượng cao do công ty CP cung cấp phù hợp cho mỗi lứa tuổi, mỗi giai đoạn phát triển của lợn.
Hệ thống biogas xử lý nước thải và phân, nên giảm ô nhiễm môi trường xung quanh. Vệ sinh phòng dịch tốt nên hạn chế tối đa và không để xảy ra dịch bệnh. Trong thời gian thực tập, tôi đã học hỏi và vận hành đúng quy trình chăn nuôi của công ty CP Việt Nam, nên trình độ chuyên môn được nâng cao.
1.3.2. Công tác thú y
1.3.2.1. Công tác vệ sinh thú y
Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Do nhận thức rõ được điều này, nên trong suốt thời gian thực tập, tôi
đã thực hiện tốt các công việc như: Quét dọn chuồng trại hàng ngày, khơi thông cống rãnh, phun thuốc sát trùng, làm cỏ, rắc vôi bột xung quanh chuồng nuôi và lối đi lại giữa các dãy chuồng.
Khi công nhân, kỹ sư, khách tham quan vào khu chăn nuôi lợn đều phải sát trùng tại nhà sát trùng, tắm bằng nước sạch trước khi thay quần áo bảo hộ lao động, mới được vào khu chuồng nuôi.
Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, được tiêu độc bằng thuốc sát trùng Ommicide vào đầu giờ chiều hàng ngày, pha với tỷ lệ 1/400.
Bảng 1.3. Lịch sát trùng của trại lợn thịt
Thứ Trong chuồng Ngoài chuồng Ngoài khu vực chăn nuôi Thứ 2 Quét và rắc vôi đường đi Phun sát trùng
toàn bộ khu vực
Phun sát trùng toàn bộ khu vực
Thứ 3 Phun sát trùng
Thứ 4 Rắc vôi Rắc vôi
Thứ 5 Phun sát trùng
Thứ 6 Phun sát trùng Phun sát trùng
Thứ 7 Phun sát trùng
CN Tổng vệ sinh chuồng Rắc vôi Rắc vôi
(Nguồn: Phòng kỹ thuật Công ty CP) 1.3.2.2. Công tác phòng bệnh
Với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” thì công việc tiêm phòng, phòng bệnh cho đàn gia súc phải được thực hiện một cách tích cực.
Trong khu vực chăn nuôi hạn chế đi lại giữa các chuồng, không được tự tiện sang khu vực khác, các phương tiện vào trại được sát trùng một cách nghiêm ngặt. Vì vậy, gia súc ở đây đều được cho uống thuốc, tiêm phòng vaccine rất đầy đủ.
Quy trình phòng bệnh bằng vaccine luôn được trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và đúng kỹ thuật. Đối với từng loại lợn có quy trình tiêm riêng, từ lợn con nhập về 21 ngày tuổi đến khi xuất. Lợn được tiêm vaccine ở trạng thái khỏe mạnh, được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không mắc các bệnh truyền
nhiễm và các bệnh phòng bệnh cho đàn lợn của trang trại được thực hiện tích cực, thường xuyên và bắt buộc. Tiêm phòng cho đàn lợn nhằm tạo ra trong cơ thể chúng một sức miễn dịch chủ động, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Sau đây là quy trình phòng bệnh lợn nuôi tại trại.
Bảng 1.4. Lịch tiêm phòng của lợn tại trại
Tuổi Phòng
bệnh
Vaccine - Thuốc
Đường đưa thuốc
Liều lượng (ml/con)
33 ngày tuổi Dịch tả Coglapest Tiêm bắp 2
42 ngày tuổi LMLM Aftopor Tiêm bắp 2
54 ngày tuổi Dịch tả Coglapest Tiêm bắp 2
69 ngày tuổi LMLM Aftopor Tiêm bắp 2
(Nguồn: Phòng kỹ thuật Công ty CP) 1.3.2.3. Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh
Để điều trị bệnh cho gia súc đạt hiệu quả cao, thì việc phát hiện bệnh kịp thời và chính xác giúp ta đưa ra được phác đồ điều trị tốt nhất, làm giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian sử dụng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày tôi và cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm tra, theo dõi đàn lợn ở tất cả các ô chuồng để phát hiện ra những con bị ốm, cách ly, điều trị ở ngay giai đoạn đầu, nên điều trị đạt hiệu quả từ 80 - 90% trong một thời gian ngắn. Vì vậy, không gây thiệt hại về số lượng đàn gia súc. Trong thời gian thực tập, tôi đã trực tiếp điều trị một số bệnh như:
- Bệnh tiêu chảy ở lợn + Nguyên nhân:
Do vi khuẩn đường tiêu hoá gây ra, do chăm sóc nuôi dưỡng kém, do thời tiết thay đổi thất thường, do thay đổi thức ăn đột ngột…
+ Triệu chứng:
Lợn ỉa chảy liên tục, phân lỏng mùi tanh khắm, lợn bỏ ăn hoặc ăn kém, mệt mỏi, có con bụng chướng to.
+ Điều trị: Tiêm Nor 100, 1ml/10kgTT/1lần/ngày Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày.
- Bệnh viêm phổi ở lợn
+ Nguyên nhân: Do Mycoplasma hyopneumoniae thường xảy ra ở thể mãn tính, với đặc điểm gây viêm phế quản, viêm phổi tiến triển chậm. tỷ lệ mắc bệnh khá cao, tuy nhiên, tỷ lệ chết thường thấp, nhưng thiệt hại là rất lớn do lợn mắc bệnh thường chậm lớn, tiêu tốn thức ăn cao và dễ dàng mắc bệnh viêm phổi cấp tính nếu bị nhiễm các vi khuẩn khác.
+ Triệu chứng: Lợn ủ bệnh từ 10 - 16 ngày, triệu chứng khó phát hiện, lợn bệnh thường tách đàn nằm ở góc chuồng, ăn ít, chậm lớn, da nhợt nhạt, sốt nhẹ (39 - 39,50C). Lúc đầu lợn hắt hơi từng hồi, chảy mũi nước, ho từng tiếng hay chuỗi dài lúc vận động mạnh, vào sáng sớm hay chiều tối, ho liên tiếp 1 - 3 tuần rồi thôi, hoặc có khi kéo dài đến khi xuất thịt. Khi phổi bị tổn thương nặng, lợn há mồm ra thở một cách khó khăn, ngồi như chó ngồi.
Bệnh thường chuyển sang dạng mãn tính. Lợn ho dai dẳng, thường lúc sáng sớm, buổi tối, hay sau khi ăn xong. Bệnh kéo dài trong vài tháng đến nửa năm, thỉnh thoảng có con chết, nếu quản lý chăm sóc tốt, đàn lợn có thể phục hồi.
+ Thuốc điều trị:
Thể nhẹ tiêm:
- Tylogenta: 1ml/10kgTT/ngày
Kết hợp với Analgin: 1 ml/10 - 15kgTT/ngày - Hitamox: 1ml/10kgTT/ngày.
Analgin: 1ml/10 - 15kgTT.ngày.
Thể nặng tiêm: Tyamulin: 1ml/20kgTT/ngày.
Kết hợp với Analgin: 1 ml/10 - 15kgTT/ngày.
Điều trị trong 3 - 5 ngày.
- Bệnh viêm khớp + Nguyên nhân:
Streptococcus suis là vi khuẩn gram (+), gây viêm khớp lợn cấp và mãn tính ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường gây ra trên lợn con 1 - 6 tuần tuổi. Vi khuẩn xâm nhập qua đường miệng, các vết thương trên da, đầu gối khi chà sát trên nền chuồng.
+ Triệu chứng: Lợn thường bị viêm khớp gối, khớp bàn và khớp ngón.
Lúc đầu con vật thường đi khập khiễng, sau nặng dần và bị què, ngại vận động, đứng dậy khó khăn, chỗ viêm thường sưng đỏ, sờ vào con vật có biểu hiện né tránh. Lợn ủ rũ, lông xù, nằm một chỗ.
+ Điều trị:
Tiêm Hitamox: 1ml/10kgTT/ngày.
Kết hợp với tiêm Analgin: 1ml/10 - 15kgTT/ngày.
Điều trị liên tục trong 3 - 6 ngày.
1.3.3. Công tác khác
Ngoài việc chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn và tiến hành nghiên cứu chuyên đề khoa học, tôi còn tham gia một số công việc khác như:
- Làm công tác nhập và xuất lợn.
- Vệ sinh trong chuồng và ngoài trại.
- Nhập thức ăn cho lợn.
- Nhập thuốc cho trại.
- Sửa chữa thiết bị trong chuồng.
Bảng 1.5. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
STT Nội dung công việc Số lượng (con)
Kết quả (an toàn/khỏi) Số lượng
(con)
Tỷ lệ (%) 1
Tiêm phòng bằng Vaccine An toàn
- LMLM lợn 1200 1200 100
- Dịch tả lợn 1200 1200 100
2
Điều trị bệnh Khỏi
- Tiêu chảy 172 157 91,28
- Viêm phổi 90 78 86,66
- Viêm khớp 26 22 84,61
3
Công tác khác An toàn
- Tiêm bổ sung sắt 33 33 100
- Thiến lợn đực dịch hoàn ẩn 5 5 100
- Chăm sóc, nuôi dưỡng đàn
lợn của công ty 1200 1200 100