Phần 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
2.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Đàn lợn ngoại (Landrace, Yorkshire) nuôi thịt từ 21 - 90 ngày tuổi.
2.3.2. Địa điểm và thời gian thực tập
- Địa điểm: Trang trại chăn nuôi lợn Anh Đức, xã Cẩm Hòa, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.
- Thời gian thực tập: 03/06/2013 - 18/11/2013.
2.3.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.3.1. Một số biện pháp phòng bệnh đường hô hấp tại trại Anh Đức 2.3.3.2. Xác định tỷ lệ lợn mắc bệnh đường hô hấp tại trại Anh Đức - Xác định tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp.
- Xác định tỷ lệ mắc bệnh theo lứa tuổi.
- Xác định tỷ lệ mắc bệnh theo tháng điều tra.
- Xác định tỷ lệ mắc bệnh theo điều kiện môi trường.
- Xác định tỷ lệ mắc bệnh theo giống lợn.
2.3.3.3. Triệu chứng và bệnh tích của lợn do mắc bệnh đường hô hấp 2.3.3.4. So sánh hiệu lực điều trị của 2 phác đồ
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu
2.3.4.1. Phương pháp xác định một số biện pháp phòng bệnh đường hô hấp - Đo và ghi chép lại diện tích khu vực chăn nuôi.
- Lập sổ sách về lượng vôi, hóa chất và vaccine dùng để phòng bệnh.
- Dựa trên diện tích chăn nuôi và số lượng lợn tại trại để tính ra tỷ lệ phòng bệnh.
2.3.4.2. Phương pháp xác định tình hình mắc bệnh đường hô hấp ở đàn lợn nuôi thịt tại trại lợn Anh Đức
- Thống kê toàn bộ đàn lợn cần điều tra tại trại lợn Anh Đức.
- Lập sổ sách theo dõi đàn lợn cần điều tra bằng theo dõi, ghi chép những lợn có biểu hiện lâm sàng có thể quan sát được hàng ngày vào buổi sáng sớm và buổi chiều tối.
- Tiến hành chẩn đoán từ các biểu hiện lâm sàng.
- Tính toán tỷ lệ lợn mắc bệnh đường hô hấp.
2.3.4.3. Phương pháp nghiên cứu biểu hiện lâm sàng của bệnh đường hô hấp ở lợn
- Quan sát trực tiếp đàn lợn hàng ngày, đặc biệt buổi tối và sáng sớm để phát hiện lợn mắc bệnh.
- Chẩn đoán lâm sàng thông qua quan sát hàng ngày.
- Triệu chứng quan sát được như ho, ho khan, đặc biệt vào buổi sáng sớm và chiều tối. Thở khó và chủ yếu thở thể bụng, tần số hô hấp tăng.
- Mổ khám lợn chết do bệnh đường hô hấp
2.3.4.4. Phương pháp so sánh hiệu quả điều trị bệnh đường hô hấp bằng 2 phác đồ
* Phương pháp bố trí thí nghiệm:
- Phương pháp bố trí thí nghiệm: Sử dụng phương pháp chia lô ngẫu nhiên.
Lợn theo dõi được chia thành các nhóm và nuôi trong các ô chuồng khác nhau.
Những lợn mắc bệnh đường hô hấp được đánh dấu để theo dõi và điều trị bằng hai loại thuốc khác nhau là Hitamox và Tylogenta.
- Mức độ mắc bệnh, cùng ăn các loại thức ăn giống nhau, tuổi, tính biệt tương đương nhau.
Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Diễn giải Phác đồ 1 Phác đồ 2
Số lợn điều trị (con) 15 15
Loại thuốc sử dụng Hitamox Tylogenta
Thuốc trợ lực Vitamin C Vitamin C
Thuốc giảm sốt Analgin Analgin
Đường đưa thuốc Tiêm bắp Tiêm bắp
Lượng thuốc sử dụng (ml) 1ml/10kgTT/ngày 1ml/10kgTT/ngày
* Phương pháp sử dụng thuốc:
- Phác đồ 1: Thuốc Hitamox, Analgin, Vitamin C.
- Phác đồ 2: Thuốc Tylogenta, Analgin, Vitamin C.
2.3.5. Các chỉ tiêu theo dõi
2.3.5.1. Chỉ tiêu theo dõi một số biện pháp phòng bệnh đường hô hấp - Tỷ lệ phòng bệnh bằng vaccine (%).
- Tỷ lệ phòng bệnh bằng phương pháp phòng trừ tổng hợp (m2).
2.3.5.2. Chỉ tiêu theo dõi tình hình mắc bệnh đường hô hấp ở lợn tại trại chăn nuôi Anh Đức
- Theo dõi tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp theo dãy chuồng.
- Theo dõi tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp theo lứa tuổi.
- Theo dõi tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp qua các tháng.
- Theo dõi tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp theo điều kiện môi trường.
- Theo dõi tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp theo giống lợn.
2.3.5.3. Chỉ tiêu theo dõi biểu hiện lâm sàng và bệnh tích của bệnh đường hô hấp
- Các biểu hiện lâm sàng (triệu chứng).
- Bệnh tích
2.3.5.4. Chỉ tiêu theo dõi và so sánh hiệu quả điều trị bệnh đường hô hấp bằng 2 phác đồ điều trị
- Tỷ lệ khỏi bệnh (%).
- Thời gian điều trị khỏi bệnh (ngày).
- Số con tái nhiễm (con).
- Tỷ lệ tái nhiễm (%) và kết quả điều trị lần 2.
- Chi phí thuốc điều trị (đồng).
2.3.6. Phương pháp theo dõi từng chỉ tiêu 2.3.6.1. Tỷ lệ của một số biện pháp phòng bệnh
Theo dõi tỷ lệ của các biện pháp phòng bệnh đường hô hấp: Biện pháp tiêm phòng vaccine và biện pháp phòng trừ tổng hợp.
2.3.6.2. Tỷ lệ mắc bệnh theo dãy chuồng
Theo dõi tỷ lệ mắc bệnh theo từng dãy chuồng, từ đó tính ra tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp ở lợn tại trại.
2.3.6.3. Tỷ lệ mắc bệnh theo tuổi
- Theo dõi tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp ở lợn từ 21 đến 90 ngày tuổi tại trại.
Đàn lợn được phân tuổi theo dõi như sau:
+ Giai đoạn 21 - 40 ngày tuổi + Giai đoạn 41 - 60 ngày tuổi + Giai đoạn 61 - 90 ngày tuổi
2.3.6.4. Tỷ lệ mắc bệnh theo tháng trong năm
Tỷ lệ lợn mắc bệnh theo tháng được theo dõi như sau:
Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = Số con mắc bệnh
x 100 Số con theo dõi
2.3.6.5. Tỷ lệ mắc bệnh theo điều kiện môi trường
Theo dõi tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp qua các chỉ tiêu như: Nhiệt độ, ẩm độ trong từng dãy chuồng nuôi.
2.3.6.6. Tỷ lệ mắc bệnh theo giống lợn
Theo dõi tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp của 2 giống lợn ngoại: Landrace và Yorkshire.
2.3.6.7. Biểu hiện lâm sàng của lợn mắc bệnh đường hô hấp
- Quan sát trực tiếp đàn lợn hàng ngày, đặc biệt buổi tối và sáng sớm để phát hiện lợn mắc bệnh.
- Chẩn đoán lâm sàng thông qua quan sát hàng ngày.
- Mổ khám lợn chết do bệnh đường hô hấp
2.3.6.8. Chỉ tiêu theo dõi việc so sánh hiệu quả điều trị bằng hai phác đồ điều trị đã đề ra
Theo dõi từng chỉ tiêu về: Số con điều trị, số con khỏi bệnh, thời gian điều trị, số con tái nhiễm, chi phí thuốc điều trị:
Tỷ lệ mắc bệnh (%) = Số con mắc bệnh
x 100 Số con theo dõi
Tỷ lệ khỏi (%) = Số con khỏi bệnh
x 100 Số con điều trị
Tỷ lệ tái nhiễm (%) = Số con tái nhiễm
x 100 Số con điều trị lần 1
Thời gian điều trị = Số ngày điều trị của từng con
x 100 Số con điều trị
Các chỉ tiêu theo dõi bằng điều trị, quan sát, ghi chép, thống kê hàng ngày.
2.3.7. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê sinh vật học bằng phần mềm Microsoft Excel trên máy tính theo Chu văn Mẫn (2002) [7].