Phần 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
2.4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
2.4.1. Một số biện pháp phòng bệnh đường hô hấp ở lợn thịt nuôi tại trại Anh Đức
Trong thời gian thực tập tại trại chăn nuôi Anh Đức chúng tôi đã tiến hành phòng một số bệnh đường hô hấp ở lợn bằng các biện pháp khác nhau, được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.2. Một số biện pháp phòng bệnh đường hô hấp Biện pháp Số lượng
(con)
Kết quả (an toàn)
Liều lượng Thời gian có hiệu lực Số lượng
(con)
Tỷ lệ (%) Tiêm vaccine
phòng bệnh tai xanh
1.200 1.200 100 2 ml/con 6 tháng Tiêm vaccine
phòng bệnh suyễn 1.200 1.200 100 2 ml/con 4 - 5 tháng Rắc vôi (m2) 15.000 15.000 100 0,3 kg/m2 3 - 4 ngày Phun thuốc sát
trùng (m2) 15.000 15.000 100 1:400 2 ngày
Qua bảng 2.2 chúng ta thấy kết quả phòng bệnh đường hô hấp bằng biện pháp tiêm vaccine phòng bệnh tai xanh (hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp) và bệnh suyễn (viêm phổi địa phương) ở lợn đạt kết quả 100%. Các phương pháp phòng trừ tổng hợp cũng được trại tổ chức chặt chẽ, thực hiện thường xuyên. Rắc vôi bột xung quanh khu vực chăn nuôi, đường đi lại đạt 15.000 m2, và biện pháp phun thuốc sát trùng thực hiện ở cả trong và ngoài khu vực chăn nuôi với kết quả đạt được 15.000 m2 đúng theo lịch trình của phòng kỹ thuật trại chăn nuôi CP đã đề ra.
Trong quá trình thực tập, tôi đã kết hợp với cán bộ, công nhân tại trại tiêm phòng một số loại vaccine:
- Tiêm phòng suyễn cho lợn con giai đoạn 28 ngày tuổi, loại vaccine:
Suvaxyn - Respifend, liều lượng: 2 ml/con.
- Tiêm phòng bệnh tai xanh cho lợn giai đoạn 35 ngày tuổi, loại vaccine được sử dụng đó là BSK - PS100 và liều lượng tiêm là 2 ml/con.
Biện pháp phòng trừ tổng hợp được thực hiện thường xuyên: Rắc vôi bột xung quanh khu vực chuồng nuôi 2 lần/tuần, phun thuốc sát trùng được thực hiện thường xuyên hơn 3 lần/tuần ở cả trong chuồng nuôi và xung quanh khu vực chăn nuôi. Loại thuốc sát trùng được sử dụng đó là Ommicide, được phun vào đầu giờ chiều và được pha với tỷ lệ 1:400.
Tóm lại, phòng chống dịch bệnh là công tác quan trọng nhằm ngăn chặn sự phát triển lây lan của mầm bệnh, nó quyết định đến hiệu quả chăn nuôi.
Chính vì vậy, trong chăn nuôi tập trung cần phải thực hiện đúng lịch phòng bệnh và thực hiện công tác một cách đầy đủ, để có thể hạn chế đến mức tối đa thiệt hại kinh tế do dịch bệnh nói chung và bệnh đường hô hấp nói riêng.
2.4.2. Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp ở lợn thịt nuôi tại trại Anh Đức
Quan sát triệu chứng lâm sàng của lợn mắc bệnh đường hô hấp ở 3 dãy chuồng chúng tôi thấy: Lợn có biểu hiện ho, lúc đầu là ho khan, con vật khó thở, tần số hô hấp tăng. Tiến hành quan sát hàng ngày vào lúc sáng sớm và chiều tối và những ngày thời tiết thay đổi đột ngột. Đồng thời, căn cứ vào kết quả chẩn đoán thì chúng tôi đã xác định được tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp trên đàn lợn từ 21 - 90 ngày tuổi, thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.3. Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp theo dãy chuồng Dãy chuồng Số lợn theo dõi
(con)
Số lợn mắc bệnh (con)
Tỷ lệ mắc bệnh (%)
1 169 26 15,38
2 174 29 16,66
3 177 35 19,77
Tính chung 520 90 17,31
Qua bảng 2.3 chúng tôi có nhận xét:
Qua theo dõi ba dãy chuồng hàng ngày và kết quả chẩn đoán chúng tôi xác định được có 90 con lợn mắc bệnh đường hô hấp trong tổng số 520 con lợn tiến hành theo dõi chiếm tỷ lệ 17,31%. Trong đó, dãy thứ 1 có 26 con lợn bị bệnh đường hô hấp trong 169 con lợn được theo dõi chiếm tỷ lệ thấp nhất (15,38%), dãy thứ 3 có tỷ lệ lợn mắc bệnh cao nhất (19,77%) và dãy chuồng thứ 2 có tỷ lệ lợn mắc bệnh là 16,66%.
Nhìn chung tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp ở lợn nuôi thịt tại trại chăn nuôi Anh Đức - Hà Tĩnh là tương đối cao (17,31%). Đó là do tình hình thiên tai, lũ lụt thường xuyên xảy ra làm cho công tác vệ sinh thú y, khử trùng tiêu độc chưa được triệt để nên môi trường chăn nuôi có nhiều biến đổi tiêu cực.
Đây chính là nguyên nhân chủ yếu làm cho bệnh đường hô hấp có tỷ lệ mắc cao. Kết quả này cho thấy đây là một bệnh truyền nhiễm lây lan rất mạnh, đặc biệt trong điều kiện thời tiết bất lợi, chuồng trại ô nhiễm. Theo nghiên cứu của Nicolet J. (1992) [29] vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp trong đàn chỉ cần có một lợn bệnh thì mầm bệnh sẽ thường xuyên thải ra ngoài môi trường qua các dịch tiết ra từ đường hô hấp của lợn bệnh. Mặt khác mầm bệnh được thải ra lại có khả năng tồn tại khá lâu trong môi trường. Chúng có thể bám vào các hạt bụi nhỏ và lơ lửng trong không khí hoặc tồn tại trong dịch nhầy, trong phân hoặc ở trong nền chuồng.
Trong môi trường này lợn sẽ thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố trên nên mầm bệnh dễ dàng xâm nhập vào đường hô hấp của lợn khỏe và gây bệnh. Ngoài ra, qua điều tra cho thấy, nguyên nhân làm cho các bệnh đường hô hấp lây lan mạnh như vậy, vì trong trại thường xuyên có sự di chuyển lợn, dồn ghép đàn.
Qua đây tôi cũng mạnh dạn đưa ra một số góp ý cho trại chăn nuôi trong quá trình chăm sóc và quản lý đàn lợn để hạn chế tới mức thấp nhất tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp như sau: Khi thời tiết thay đổi cần đảm bảo cho ấm áp vào mùa Đông và thoáng mát về mùa Hè, định kỳ phun thuốc sát trùng, đảm bảo nuôi nhốt hợp lý và quy trình tiêm phòng nghiêm ngặt; hạn chế tối đa việc dồn ghép đàn để tránh lây lan dịch bệnh; cách ly kịp thời gia súc ốm và điều trị triệt để.
2.4.3. Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp của lợn theo lứa tuổi
Để biết được ảnh hưởng của lứa tuổi đến tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp ở lợn thịt, chúng tôi tiến hành chia lợn làm các giai đoạn sau: Giai đoạn từ 21 - 40 ngày tuổi, giai đoạn từ 41 - 60 ngày tuổi và giai đoạn từ 61 - 90 ngày tuổi để theo dõi. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.4.
Bảng 2.4. Tỷ lệ lợn mắc bệnh đường hô hấp theo lứa tuổi Giai đoạn
(Ngày tuổi)
Số lợn
theo dõi (con) Số lợn mắc (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%)
21 - 40 176 19 10,79
41 - 60 174 28 16,09
61 - 90 170 43 25,29
Tính chung 520 90 17,31
Qua bảng 2.4 ta thấy tỷ lệ biểu hiện bệnh đường hô hấp tăng dần theo lứa tuổi cao nhất ở 61 - 90 ngày tuổi (25,29%) giảm dần và thấp nhất ở giai đoạn từ 21 - 40 ngày tuổi (10,79%). Tỷ lệ lợn mắc bệnh tăng dần theo lứa tuổi là vì giai đoạn lợn vừa nhập chuồng được kiểm tra nghiêm ngặt, lợn không đảm bảo được tách để chăm sóc riêng hoặc loại bỏ. Đồng thời, giai đoạn đầu do công tác chuẩn bị chuồng trại tốt đã giảm tác nhân gây bệnh về mức thấp nhất. Ngoài ra, thời gian đầu mật độ giữa các lợn không cao khả năng tiếp xúc mầm bệnh không cao nên lợn ít mắc bệnh. Càng về sau khả năng tiếp xúc với mầm bệnh càng cao và qua thời gian lượng vi khuẩn gây bệnh tăng lên. Và mật độ lợn tăng cao nên khả năng truyền bệnh qua tiếp xúc trực tiếp càng cao khả năng mắc bệnh tăng lên theo thời gian. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Đặng Xuân Bình và Cs (2007) [1]. Như vậy, từ quy luật phát triển của bệnh đường hô hấp, chúng ta có kế hoạch sử dụng các loại vaccine phòng các bệnh về đường hô hấp chủ yếu: suyễn, viêm phổi - màng phổi… ở lứa tuổi thích hợp nhằm đạt được hiệu quả phòng bệnh cao nhất và làm tốt công tác phòng bệnh bằng vệ sinh cho đàn lợn.
2.4.4. Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp của lợn theo tháng
Để thấy được tỷ lệ lợn mắc bệnh đường hô hấp ở lợn thịt theo tháng chúng tôi tiến hành theo dõi đàn lợn qua các tháng 7, 8, 9. Kết quả thu được qua bảng 2.5.
Bảng 2.5. Tỷ lệ lợn mắc bệnh đường hô hấp theo tháng Tháng Số lợn theo dõi
(con)
Số lợn mắc bệnh (con)
Tỷ lệ mắc bệnh (%)
7 520 23 4,42
8 520 29 5,57
9 520 38 7,31
Tính chung 520 90 17,31
Qua bảng 2.5 chúng ta thấy lợn ở tất cả các tháng đều mắc bệnh, tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp của lợn thịt ở các tháng có sự khác nhau khá rõ:
Thấp nhất là tháng 7 với tỷ lệ mắc bệnh 4,42%.
Cao nhất là tháng 9 với tỷ lệ mắc bệnh 7,31%.
Tháng 8 có tỷ lệ mắc bệnh là 5,57%.
Qua kết quả điều tra cho thấy: Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của yếu tố thời tiết, khí hậu. Khí hậu thay đổi đột ngột là nguyên nhân gây ra các bệnh đường hô hấp. Chính vì vậy, trong các tháng 7, 8, thời tiết ổn định, lợn ăn tốt sức đề kháng cao, không phải chống chịu với sự thay đổi của điều kiện ngoại cảnh nên các yếu tố gây bệnh ít có cơ hội phát triển. Mặt khác, khi thời tiết thay đổi đột ngột làm cho mầm bệnh có cơ hội phát triển, cùng với sức đề kháng của cơ thể lợn bị suy giảm nhiều do thay đổi thời tiết, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn, đó chính là nguyên nhân làm cho tỷ lệ mắc bệnh tăng cao vào tháng 9. Bên cạnh đó, thiên tai, lũ lụt hay xảy ra nên công tác vệ sinh chuồng trại, tắm rửa cho lợn không được thường xuyên, làm cho nhiệt độ và ẩm độ môi trường tăng cao, nên sức đề kháng với các yếu tố gây bệnh kém hơn, lợn ăn ít hơn. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với Nicolet J. (1992) [29], John Carr (1997) [18], đây là ảnh hưởng của những yếu tố môi trường, thời tiết, khí hậu và trạng thái stress đến khả năng mắc bệnh đường hô hấp ở lợn thịt.
Tóm lại, vi khuẩn là nguyên nhân chính gây ra bệnh đường hô hấp nhưng các yếu tố môi trường, thời tiết, khí hậu, tình trạng stress có vai trò hỗ trợ, giúp phát huy tác dụng gây bệnh của các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp, làm cho bệnh phát triển mạnh, nhanh, mức độ lây lan rộng. Và để hạn chế được tỷ lệ mắc bệnh qua các tháng, thì ta cần phải hạn chế được ảnh hưởng của các yếu tố nhiệt độ, ẩm độ, nhất là đối với các tháng có sự thay đổi thời tiết đột ngột.
2.4.5. Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp theo điều kiện môi trường
Để hiểu hơn điều kiện môi trường có ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh ở lợn thịt, chúng tôi tiến hành theo dõi số lợn mắc bệnh qua các chỉ tiêu về nhiệt độ và ẩm độ được hiển thị trên nhiệt kế và ẩm kế của 3 dãy chuồng nuôi. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.6.
Bảng 2.6. Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp theo điều kiện môi trường Điều kiện
môi trường
Số lợn theo dõi (con)
Số lợn mắc bệnh
Tỷ lệ mắc bệnh (%) Nhiệt độ (T0): 290C
Ẩm độ (W %) : 79,8% 169 26 15,38
Nhiệt độ (T0): 310C
Ẩm độ (W%) : 81,6 % 174 29 16,66
Nhiệt độ (T0): 330C
Ẩm độ (W%) : 83,2% 177 35 19,77
Tính chung 520 90 17,31
Qua bảng 2.6 chúng ta có nhận xét: Lợn được nuôi ở các môi trường (nhiệt độ, ẩm độ) khác nhau đều mắc bệnh đường hô hấp nhưng tỷ lệ mắc bệnh giữa các môi trường là khác nhau.
Qua theo dõi 177 con lợn được theo dõi trong điều kiện môi trường có nhiệt độ: 330C, ẩm độ: 83,2% thì có đến 35 con mắc bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất 19,77%, tiếp đến là điều kiện môi trường ở 310C, 81,6% có tỷ lệ mắc bệnh là 16,66%, tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất là 15,38% ở điều kiện môi trường 290C, 79,8%.
Với quy trình nuôi khép kín của trại do công ty CP thiết kế thì các chỉ tiêu về: Nhiệt độ và ẩm độ trong chuồng nuôi luôn được điều chỉnh ở mức
phù hợp nhất tương ứng với từng giai đoạn phát triển của lợn. Tuy nhiên, bệnh đường hô hấp vẫn xảy ra với những tỷ lệ khác nhau. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở điều kiện môi trường 330C, 83,2% là vì những lý do khác nhau mà chủ trại không thực hiện đúng quy trình chăn nuôi, đã giảm số quạt hút gió làm nhiệt độ trong chuồng tăng lên kéo theo sự tăng lên của ẩm độ. Trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ môi trường cao cộng thêm quá trình tỏa nhiệt của lợn không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ đàn lợn, bởi vì nồng độ các chất khí độc như: CO2, H2S, NH3… trong phân, nước tiểu của lợn thải ra sẽ rất cao. Do vậy, đàn lợn thường xuyên bị trúng độc làm cho sức đề kháng của con vật giảm dần, đến lúc nào đó khi sức đề kháng của cơ thể và mầm bệnh bị mất cân bằng thì mầm bệnh sẽ nhân lên về số lượng và độc lực để gây bệnh.
Như vậy, với các giống lợn ngoại nuôi tập trung với số lượng lớn cần phải đảm bảo được điều kiện môi trường thuận lợi về nhiệt độ, ẩm độ để có thể giảm thiểu khả năng mắc bệnh, giúp lợn sinh trưởng, phát triển tốt đem lại hiệu quả kinh tế cao.
2.4.6. Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp theo giống lợn
Để thấy được tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp theo giống ở lợn thịt, chúng tôi tiến hành theo dõi tỷ lệ mắc bệnh của hai giống lợn ngoại được nuôi tại trại là Landrace và Yorkshire. Kết quả thu được qua bảng sau:
Bảng 2.7. Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp ở lợn theo giống Giống lợn Số lợn theo dõi
(con)
Số lợn mắc bệnh (con)
Tỷ lệ mắc bệnh (%)
Landrace 278 55 19,78
Yorkshire 242 35 14,46
Tính chung 520 90 17,31
Qua bảng 2.7 ta thấy cả lợn Landrace và Yorkshire đều mắc bệnh, tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp ở lợn giữa hai giống này có sự khác nhau.
Qua theo dõi 520 con của cả hai giống lợn ngoại chúng tôi thấy có đến 90 con mắc bệnh. Trong đó lợn Landrace có tỷ lệ mắc bệnh cao với
19,78%. Giống lợn Yorkshire mắc bệnh đường hô hấp thấp hơn chiếm tỷ lệ là 14,46%.
Như vậy, trong hai giống lợn ngoại thì giống lợn Yorkshire có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp hơn giống lợn Landrace là 5,32%, do giống lợn Yorkshire có khả năng thích nghi với hầu hết các khu vực khí hậu mà vẫn giữ được các ưu điểm của giống, đặc biệt là sức đề kháng với một số bệnh cao. Giống lợn Landrace là giống được tạo ra theo nhu cầu sản xuất, tỷ lệ nạc cao, sinh trưởng nhanh nhưng đầu nhỏ, xương nhỏ làm mất cân đối cơ thể nên khi nuôi giống lợn này cần có những điều kiện nhất định. Do vậy, khi nhập sang nước ta giống lợn Landrace chưa thích nghi được với điều kiện khí hậu nên giống lợn này mắc bệnh với tỷ lệ cao hơn.
2.4.7. Biểu hiện lâm sàng và bệnh tích của lợn mắc bệnh đường hô hấp Khi theo dõi và mổ khám những lợn mắc bệnh đường hô hấp, chúng tôi ghi chép lại những biểu hiện lâm sàng (triệu chứng) và bệnh tích điển hình của bệnh đường hô hấp được thể hiện qua bảng 2.8.
Bảng 2.8. Tỷ lệ và những biểu hiện lâm sàng của lợn mắc bệnh đường hô hấp
Đặc điểm Số lợn theo dõi (con)
Số lợn biểu hiện (con)
Tỷ lệ biểu hiện (%) Triệu
chứng
Ho 90 90 100
Chảy nước mũi 90 29 32,22
Sốt 90 17 18,88
Bệnh tích
Phổi xung huyết 3 3 100
Phổi có màu xám nhạt 3 1 33,33
Khí quản chứa bọt khí 3 1 33,33
Qua bảng 2.8 cho thấy lợn mắc bệnh đường hô hấp đều có 3 triệu chứng thường gặp như: Ho (lúc đầu ho khan), chảy nước mũi và sốt vào buổi sáng sớm và chiều tối, đặc biệt là những ngày thay đổi thời tiết.
Trong đó, triệu chứng chủ yếu là ho (chiếm tỷ lệ 100%), tiếp đến là hiện tượng chảy nước mũi chiếm 32,22%, và triệu chứng sốt ít gặp hơn chỉ chiếm tỷ lệ 18,88%.
Với những lợn bị chết do bệnh đường hô hấp chúng tôi tiến hành mổ khám xem bệnh tích và ghi lại những bệnh tích điển hình. Bệnh chủ yếu xảy ra ở phổi: Bệnh tích thường gặp nhất ở lợn mắc bệnh đường hô hấp là phổi xung huyết chiếm tỷ lệ 100%, phổi có màu xám nhạt có tỷ lệ 33,33%, kiểm tra khí quản thấy có chứa bọt khí với tỷ lệ 33,33% trong tổng số những con được mổ (tuy nhiên số lượng lợn chết để mổ khám còn ít).
2.4.8. Hiệu quả điều trị của hai phác đồ
Sau khi theo dõi và phát hiện số lợn mắc bệnh, chúng tôi tiến hành cách ly những con có biểu hiện lâm sàng, chia thành hai lô để sử dụng hai phác đồ điều trị, có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng đồng đều và hợp lý.
Ngoài hai loại kháng sinh điều trị chúng tôi còn kết hợp sử dụng một số thuốc có tác dụng hạ sốt và tăng cường sức đề kháng, trợ sức trợ lực như:
Anagin, VTM C 10%. Liều lượng xác định tuỳ theo trọng lượng cơ thể của lợn. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.9.
Bảng 2.9. Hiệu quả điều trị của hai phác đồ
Diễn giải ĐVT Phác đồ 1 Phác đồ 2
- Số lợn điều trị - Số lợn khỏi bệnh - Tỷ lệ khỏi lần 1
- Thời gian điều trị lần 1
Con Con
% Ngày/Con
15 15 100
3
15 15 100
3 - Số lợn tái phát
- Tỷ lệ tái phát
Con
%
3 20
1 6,66 - Số lợn điều trị lần 2
- Số lợn khỏi bệnh lần 2 - Tỷ lệ khỏi lần 2
- Thời gian điều trị lần 2
Con Con
% Ngày/Con
3 2 66,66
5
1 1 100
4 - Số lợn chết sau 2 lần điều trị
- Tỷ lệ chết
Con
%
1 6,66
0 0 Qua bảng 2.9 chúng ta thấy:
Kết quả là 15 lợn được điều trị bằng Tylogenta thì có 15 lợn khỏi bệnh, tỷ lệ khỏi bệnh là 100 %; 15 lợn điều trị bằng Hitamox thì có 14 lợn khỏi bệnh, tỷ lệ khỏi bệnh là 93,33%.