Phần 1. CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
2.3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.3.1. Phương pháp lấy mẫu, xét nghiệm và đánh giá cường độ nhiễm cầu trùng
*Phương pháp lấy mẫu - Mẫu phân
Lấy mẫu phân mới thải của thỏ mắc bệnh cầu trùng và bình thường ở các lứa tuổi tại Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây.
Lấy mẫu phân của thỏ trước, trong và sau khi thử nghiệm phác đồ điều trị.
Mẫu phân đảm bảo từ 10-20 gam/mẫu. Để riêng mỗi mẫu vào túi nilon nhỏ, mỗi mẫu đều có nhãn ghi rõ: tuổi thỏ, địa điểm, tình trạng vệ sinh thú y, trạng thái phân, thời gian lấy mẫu.
- Mẫu bệnh phẩm: lấy những đoạn ruột non, ruột già, gan… có biểu hiện bệnh tích điển hình của thỏ bị bệnh cầu trùng.
*Phương pháp xét nghiệm mẫu và thu nhận Oocyst cầu trùng
Các mẫu thu thập được xét nghiệm bằng phương pháp Fulleborn để phát hiện Oocyst cầu trùng thỏ và phương pháp đếm Oocyst cầu trùng bằng buồng đếm Mc. Master để xác định cường độ nhiễm cầu trùng. Các mẫu được xét nghiệm ngay trong ngày (nếu chưa kịp làm thì bảo quản ở nhiệt độ 20C- 40C, không để quá 3 ngày).
+ Phương pháp Fullerborn: Lợi dụng sự chênh lệch tỷ trọng của dung dịch muối NaCl bão hòa (d=1,18-1,20) lớn hơn tỷ trọng của Oocyst cầu trùng (d=1,01-1,02), làm cho Oocyst nổi lên trên, khi đó dễ dàng tìm thấy Oocyst.
+ Phương pháp đếm Oocyst trên buồng đếm Mc. Master
Xác định số lượng Oocyst cầu trùng trong 1 gam phân bằng buồng đếm Mc. Master.
- Cân 3 gam phân cho vào lọ thủy tinh.
- Cho nước muối bão hòa tới vạch 45 ml.
- Lắc và trộn đều cho phân tan hết.
- Lọc qua lưới lọc.
- Trộn đều và hút dung dịch cho lên 2 buồng đếm.
- Đếm số trứng trong 2 buồng đếm theo nguyên tắc đếm 2 cạnh.
Cách tính:
+ Thể tích mỗi buồng đếm là 0,15 ml + Gọi số trứng đếm được là A
45 x A + Số trứng trong tổng số 45ml là:
0,15 45 x A
+ Số trứng có trong 1gam phân là
0,15 x 3
2.3.3.2. Phương pháp xác định một số đặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng thỏ a. Tỷ lệ nhiễm cầu trùng theo giống thỏ ở Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây
Tôi theo dõi 400 thỏ Newzealand và 400 thỏ California để đánh giá tỷ lệ nhiễm giữa hai giống thỏ này.
b. Tỉ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo lứa tuổi ở Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây
Tôi theo dõi thỏ hai loại thỏ California và Newzealand ở các độ tuổi
≤ 4 tuần, >4-8 tuần, >8-12 tuần và >12 tuần tuổi để đánh giá tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo lứa tuổi ở hai loại thỏ trên tại Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây.
c. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng thỏ theo trạng thái phân
Chúng tôi đã xét nghiệm phân của 958 thỏ có trạng thái phân khác nhau:
phân bình thường, phân sệt và phân lỏng để đánh giá tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng
d. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng thỏ theo tình trạng vệ sinh thú y Tình trạng vệ sinh thú y được phân ra ba mức như sau:
- Tình trạng vệ sinh thú y tốt: Chuồng trại cao ráo, thoáng mát sạch sẽ, đáy lồng nhẵn phẳng có khe thoát phân và nước tiểu, chuồng có rãnh thoát phân nước tiểu. Chuồng được cọ rửa thường xuyên, không có hiện tượng tồn phân quá một ngày. Thức ăn, nước uống phải đảm bảo đủ, sạch sẽ, máng ăn, máng uống phải cọ rửa thường xuyên. Rau xanh phải rửa sạch và để ráo nước trước khi cho thỏ ăn. Định kỳ khử độc tiêu trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi.
- Tình trạng vệ sinh thú y trung bình: Chuồng trại cao ráo, thoáng mát, đáy lồng nhẵn phẳng có khe thoát phân và nước tiểu, chuồng có rãnh thoát phân nước tiểu. Không thường xuyên dọn phân, có hiện tượng tồn phân quá hai ngày trong chuồng. Mỗi tuần cọ rửa máng ăn, máng uống 1-2 lần, không thường xuyên rửa rau xanh trước khi cho thỏ ăn.
- Tình trạng vệ sinh thú y kém: Chuồng trại cao ráo, đáy lồng nhẵn phẳng có khe thoát phân và nước tiểu, chuồng có rãnh thoát phân nước tiểu.
thời tiết ẩm ướt kéo dài, đáy lồng nuôi dính bẩn lưu trữ lâu ngày. Rau xanh dính mưa không được rửa sạch nhặt sạch lá úa trước khi cho ăn, máng ăn máng uống không được cọ rửa. Có hiện tượng tồn phân trong chuồng quá 4 ngày.
e. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng thỏ theo tháng
Trong thời gian thực tập tôi theo dõi thỏ trong 4 tháng bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 10 dựa trên số liệu theo dõi thỏ California ở các lứa tuổi ≤4 tuần,
>4-8 tuần, >8-12 tuần và >12 tuần tuổi theo từng tháng để đánh giá tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm cầu trùng.
2.3.3.3. Nghiên cứu Oocyst cầu trùng ở ngoại cảnh
Tôi thu thập các mẫu cặn ở nền chuồng, ở đáy lồng nuôi và mẫu đất ở quanh chuồng nuôi, bằng phương pháp Fulleborn xác định được tỷ lệ nhiễm cầu trùng xung quanh khu vực chuồng nuôi thỏ tại Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây.
2.3.3.4. Phương pháp theo dõi các biểu hiện lâm sàng của thỏ bị bệnh cầu trùng Tôi đã bố trí theo dõi triệu chứng lâm sàng của 50 thỏ nhiễm cầu trùng (50 thỏ này có kết quả xét nghiệm phân phát hiện thấy Oocyst cầu trùng trong phân thỏ).
2.3.3.5. Phương pháp xác định bệnh tích đại thể
Mổ khám những thỏ nhiễm cầu trùng tự nhiên ở cường độ rất nặng (qua xét nghiệm phân), Những thỏ này không bị bệnh truyền nhiễm, không nhiễm các kí sinh trùng đường tiêu hóa khác, quan sát bằng mắt thường và kính lúp ruột non, ruột già, gan, túi mật…Chụp ảnh vùng có bệnh tích điển hình. Tôi đã tiến hành mổ khám 30 thỏ mắc bệnh cầu trùng ở cường độ rất nặng tại Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây, quan sát bệnh tích đại thể ở các cơ quan, tổ chức thỏ bệnh và Chụp ảnh vùng bệnh tích điển hình.
2.3.3.6. Phương pháp theo dõi hiệu quả và độ an toàn của thuốc điều trị bệnh cầu trùng
Thí nghiệm được tiến hành trên giống thỏ Newzealand, sử dụng 18 con thỏ và chia thành 3 lô thí nghiệm. Cả 3 lô được nuôi dưỡng với chế độ như nhau với thức ăn không được trộn thuốc phòng để thỏ mắc bệnh tự nhiên.
Thường xuyên kiểm tra theo dõi mức độ nhiễm, khi thấy thỏ có triệu chứng lâm sàng (gầy ốm, xù lông và tiêu chảy) thì xét nghiệm phân xác định số lượng noãn nang trung bình trong 1 gam phân. Sau đó dùng thuốc điều trị theo liệu trình. Thử nghiệm thuốc: Vimecox - SPE3, Vicox toltra (1ml/con), Haneba 30%(2g/lít nước). Để điều trị cho 18 thỏ bị bệnh cầu trùng theo sơ đồ sau:
Bảng 2.1: Phác đồ điều trị thử nghiệm bệnh cầu trùng thỏ
Các chi tiêu Lô 1 Lô 2 Lô 3
Số thỏ thử nghiệm (con) 6 6 6
Thuốc trị cầu trùng Vimecox - SPE3 Vicox-Toltra Haneba 30%
Liều lượng dùng 2g/8 kgTT 1ml/con 2g/lít nước
Liệu trình dùng thuốc 5-2-5 5-2-5 5-2-5
Chăm sóc, nuôi dưỡng Giống nhau Giống nhau Giống nhau Ghi chú: Liệu trình 5-2-5: cho thỏ bệnh uống thuốc liên tục 5 ngày, nghỉ 2 ngày, sau lại dùng tiếp 5 ngày.
Khi đó kết thúc một liệu trình.
- Chỉ tiêu theo dõi hiệu quả thuốc bằng các cách tính sau:
N1 - N2
Hiệu quả tẩy sạch noãn nang (%) = x 100 N1
Trong đó:
N1 = số noãn nang /1gam phân trước khi cho thuốc.
N2 = Số noãn nang /1gam phân sau khi chấm dứt phác đồ điều trị (ngày).
2.3.3.7. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu *Phương pháp xác định tỉ lệ nhiễm
Số mẫu nhiễm
- Tỷ lệ nhiễm (%) = x 100 Tổng số mẫu kiểm tra
*Phương pháp xác định cường độ nhiễm:
Cường độ nhiễm cầu trùng được xác định bằng số lượng Oocyst/1g phân (đếm trên buồng đếm Mc. Master). Cường độ nhiễm được quy định như sau:
≤ 5000 Oocyst/1g phân : cường độ nhiễm nhẹ (+).
>5000 – 10.000 Oocyst/1g phân: cường độ nhiễm trung bình(++).
>10.000 – 15.000 Oocyst/1g phân: cường độ nhiễm nặng(+++).
>15.000 Oocyst/1g phân: cường độ nhiễm rất nặng(++++).
( Số mẫu nhiễm (+)(++)(+++)(++++) - Cường độ nhiễm (%) = x 100
Tổng số mẫu nhiễm 2.3.3.8. Phương pháp xử lí số liệu
Số liệu thu được xử lí bằng phương pháp thống kê sinh học của Nguyễn Văn Thiện (2000)[11], trên phần mềm Excel 2003.