Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo lứa tuổi thỏ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về bệnh cầu trùng ở đàn thỏ nuôi tại trung tâm nghiên cứu dê và thỏ sơn tây ba vì hà nội (Trang 44 - 48)

Phần 1. CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT

2.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

2.4.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của bệnh cầu trùng thỏ

2.4.1.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo lứa tuổi thỏ

Như chúng ta đã biết, mức độ cảm nhiễm bệnh cũng như khả năng chống đỡ bệnh tật của thỏ ở mỗi lứa tuổi khác nhau thì khác nhau. Do vậy, xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo từng lứa tuổi là một chỉ tiêu để xác định thỏ ở lứa tuổi nào dễ nhiễm cầu trùng, từ đó có kế hoạch phòng trừ hiệu quả.

*Th California

Kết quả về tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo tuổi thỏ California được trình bày ở bảng 2.3 và minh họa ở hình 2.4.

Bng 2.3: T l và cường độ nhim cu trùng th California theo la tui

Tuần tuổi

Số mẫu kiểm

tra (mẫu)

Số mẫu nhiễm (mẫu)

Tỷ lệ (%)

Cường độ nhiễm

(+) (+ +) (+ + +) (+ + + +)

n % N % n % n %

≤4 100 37 37,00 13 35,14 17 45,95 6 16,22 1 2,70

>4-8 100 89 89,00 14 15,73 17 19,10 34 38,20 24 26,97

>8 -12 100 76 76,00 5 6,58 25 32,89 27 35,53 19 25,00

>12 100 17 17,00 12 70,59 3 17,65 2 11,76 0 0,00 Tổng 400 219 54,75 44 46,58 62 47,03 69 47,03 44 35,16

Bảng 2.3 cho thấy tỷ lệ nhiễm cầu trùng trung bình ở các lứa tuổi ở thỏ California là 52,00%. Ở các độ tuổi khác nhau, thỏ có tỷ lệ và cường độ nhiễm khác nhau. Trong đó thỏ con giai đoạn >4-8 tuần tuổi nhiễm cao nhất 89,00%, kế đến là giai đoạn thỏ > 8-12 tuần tuổi 76,00%, ≤ 4 tuần tuổi 37,00% và thấp nhất ở thỏ trên 12 tuần tuổi 17,00%. Qua bảng trên cho thấy tình hình nhiễm noãn nang cầu trùng của thỏ ở nhóm tuổi từ lớn hơn 4 tuần trở lên đến 12 tuần tuổi nhiễm cao hơn so với thỏ ở giai đoạn lớn hơn 12 tuần tuổi. Ở nhóm thỏ trên 6 tháng tuổi trở đi, tỷ lệ nhiễm giảm thấp hơn nhiều.

Kết quả này phù hợp với một số tác giả như Wang và Tasi (1991)[21] cho rằng có mối liên hệ rất lớn giữa tỷ lệ nhiễm noãn nang cầu trùng với lứa tuổi của thỏ, tỷ lệ nhiễm cầu trùng giảm dần theo lứa tuổi thỏ.

Tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở thỏ California được thể hiện rõ hơn qua hình 2.4.

37.00

89.00

76.00

17.00

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Tỷ lệ nhiễm(%)

≤4 >4-8 >8-12 >12

Tuần tuổi Tỷ lệ nhiễm(%)

Hình 2.4: Biu đồ t l nhim cu trùng th California theo la tui Hình 2.4 cho thấy thỏ dưới bốn tuần đã cảm nhiễm và mang bệnh cầu trùng, thỏ dưới 4 tuần là giai đoạn thỏ con theo mẹ, mặc dù có sức đề kháng nhưng tỷ lệ nhiễm ở giai đoạn này vẫn khá cao 37,00%. Theo chúng tôi đánh giá thỏ giai đoạn này cảm nhiễm với bệnh do thỏ bú trực tiếp ở bầu vú thỏ mẹ có noãn nang cầu trùng, và quá trình tập ăn với rau, củ, quả làm thỏ nhiễm bệnh.

Thỏ >4-8 tuần tuổi tỷ lệ nhiễm cầu trùng cao nhất 89,00% giai đoạn này thỏ non tách ra khỏi thỏ mẹ để nuôi hậu bị. Đây là thời điểm sức đề kháng của thỏ giảm: thỏ thay đổi chế độ ăn, chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa, lượng thức ăn nước uống tiếp nhận nhiều hơn, quá trình thải phân cũng theo đó mà tăng lên,… làm cho thỏ nhiễm cầu trùng tăng cao.

Song, không phải lúc nào tỷ lệ nhiễm cầu trùng cũng tỷ lệ thuận với tuổi của thỏ. Tỷ lệ nhiễm chỉ tăng lên một ngưỡng nào đó (cụ thể ở đây là thỏ trên 8 tuần tuổi) thì sẽ giảm xuống. Tỷ lệ nhiễm cầu trùng giảm xuống 65,00% ở thỏ >8 – 12 tuần tuổi và tiếp tục giảm ở thỏ trên 12 tuần tuổi. Điều này cho thấy sức đề kháng đối với mầm bệnh thỏ tăng dần theo tuổi. Theo chúng tôi thỏ lúc này là do tác dụng của việc dùng thuốc phòng trị bệnh cầu trùng, cơ thể đã có miễn dịch với bệnh và mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể sau lần đầu thỏ mắc bệnh. Khi đó thỏ giai đoạn này sẽ là nguồn dữ trữ và thường xuyên thải mầm bệnh ra bên ngoài môi trường.

*Thỏ Newzealand

Kết quả về tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo tuổi thỏ Newzealand được trình bày ở bảng 2.4 và hình 2.5

Bng 2.4: T l và cường độ nhim cu trùng th Newzealand theo la tui

Tuần tuổi

Số mẫu kiểm tra (mẫu)

Số mẫu nhiễm (mẫu)

Tỷ lệ nhiễm

(%)

Cường độ nhiễm

(+) (+ +) (+ + +) (+ + + +)

n % n % n % n %

≤4 100 34 34,00 10 29,41 15 44,12 9 26,47 0 0,00

>4-8 100 88 88,00 13 14,77 17 19,32 23 26,14 35 39,77

>8 -12 100 63 63,00 13 20,63 12 19,05 27 42,86 11 17,46

>12 100 15 15,00 4 26,67 9 60,00 2 13,33 0 0,00 Tổng 400 200 50,00 40 20,00 53 26,50 61 30,50 46 23,00

Bảng 2.4 cho thấy tỷ lệ nhiễm cầu trùng trung bình ở các lứa tuổi ở thỏ Newzealand là 46,50%. Ở các độ tuổi khác nhau, thỏ Newzealand có tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng cũng mang tính quy luật như ở giống thỏ California.Trong đó, thỏ con giai đoạn >4-8 tuần tuổi nhiễm cao nhất 88,00%,

kế đến là giai đoạn thỏ >8-12 tuần tuổi 63,00%, ≤4 tuần tuổi 34,00% và thấp nhất ở thỏ trên 12 tháng tuổi 15,00%.

Qua bảng 2.4 cho thấy tình hình nhiễm noãn nang cầu trùng của thỏ ở nhóm tuổi >4-8 tuần và > 8-12 tuần tuổi nhiễm cao hơn so với thỏ dưới 4 tuần tuổi và thỏ trên 12 tuần tuổi. Ở nhóm thỏ trên 8 tuần tuổi trở đi, tỷ lệ nhiễm giảm thấp hơn nhiều. Kết quả này phù hợp với một số tác giả như Wang và Tasi (1991) [21] cho rằng có mối liên hệ rất lớn giữa tỷ lệ nhiễm noãn nang cầu trùng với lứa tuổi của thỏ, tỷ lệ nhiễm cầu trùng giảm dần theo lứa tuổi thỏ, Thỏ non dễ nhiễm noãn nang cầu trùng với mức độ nhiễm nặng và rất dễ gây tác hại cho thỏ non trong khi thỏ lớn thì tỷ lệ nhiễm nặng thấp và cường độ nhiễm cũng thấp, do đó thỏ lớn thường là mang trùng và ít gây bệnh nhưng chúng là tiền đề để gây bệnh cho thỏ con, nhất là trong thời gian theo mẹ. Ở thỏ trên 8 tuần tuổi có tỷ lệ và cường độ nhiễm thấp. Theo tôi thì đó là do cơ thể của thỏ có khả năng miễn dịch với cầu trùng sau khi đã mắc bệnh lần đầu và trong giai đoạn này cơ thể có sức đề kháng tốt với mầm bệnh.

34.00

88.00

63.00

15.00

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Tỷ lệ nhiễm(%)

≤4 >4-8 >8-12 >12

Tuần tuổi Tỷ lệ nhiễm(%)

Hình 2.5: Biu đồ t l nhim cu trùng th Newzealand theo la tui Hình 2.5 cho thấy thỏ Newzealand ≤ 4 tuần đã cảm nhiễm và mang bệnh cầu trùng, thỏ dưới 4 tuần là giai đoạn thỏ con theo mẹ, mặc dù có sức đề kháng nhưng tỷ lệ nhiễm ở giai đoạn này vẫn khá cao 34,00%. Theo tôi đánh giá thỏ giai đoạn này cảm nhiễm với bệnh do thỏ bú trực tiếp ở bầu vú thỏ mẹ có noãn nang cầu trùng, và quá trình tập ăn với rau, củ, quả làm thỏ nhiễm bệnh.

Thỏ >4-8 tuần tuổi tỷ lệ nhiễm cầu trùng cao nhất 88% là giai đoạn thỏ non tách ra khỏi thỏ mẹ để nuôi hậu bị. Đây là thời điểm sức đề kháng của thỏ giảm: thỏ thay đổi chế độ ăn, chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa, lượng thức ăn nước uống tiếp nhận nhiều hơn, quá trình thải phân cũng theo đó mà tăng lên,… làm cho thỏ nhiễm cầu trùng tăng cao.

Tỷ lệ nhiễm cầu trùng giảm dần theo lứa tuổi lớn hơn 8 tuần và lớn hơn 12 tuần, điều này cũng cho thấy sức đề kháng đối với mầm bệnh thỏ tăng dần theo tuổi. Theo tôi thỏ lúc này cơ thể đã có miễn dịch với bệnh và mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể không biểu hiện bệnh. Khi đó nó sẽ là nguồn dữ trữ và thường xuyên thải mầm bệnh ra bên ngoài.

Kết quả điều tra tình hình nhiễm cầu trùng của 2 giống thỏ California và Newzealand ở bảng 2.3 và 2.4 đều mang tính quy luật tương tự nhau. Cụ thể là: tỷ lệ nhiễm noãn nang cầu trùng tăng dần theo tuổi, đến giai đoạn >4-8 tuần tuổi đạt đỉnh cao nhất, sau đó giảm dần. Và thỏ ở 1-8 tuần tuổi có biểu hiện triệu chứng lâm sàng rõ. Tuy nhiên, làm xét nghiệm phân tìm noãn nang cầu trùng thì tình hình nhiễm cầu trùng của thỏ Newzealand đều thấp hơn so với tỷ lệ và cường độ nhiễm ở thỏ California. Theo chúng tôi thì thỏ là loài vật rất mẫn cảm và sức đề kháng ở thỏ với bệnh kém. Thỏ ngoại thích ứng với điều kiện nhiệt độ không khí 15-20ºC và ẩm độ tương đối 65-75%. Nhưng với điều kiện khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều ở nước ta là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới sức đề kháng của thỏ. Như vậy ta xác định được thỏ Newzealand có sức đề kháng cao hơn so với thỏ California. Việc xác định được quy luật diễn biến của bệnh cầu trùng thỏ ở từng lứa tuổi sẽ cho chúng ta biết được cách phòng và điều trị bệnh một cách hợp lý và kịp thời.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về bệnh cầu trùng ở đàn thỏ nuôi tại trung tâm nghiên cứu dê và thỏ sơn tây ba vì hà nội (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)