Phần 1. CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
2.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
2.4.3. Tỷ lệ thỏ có triệu chứng lâm sàng và bệnh tích của bệnh cầu trùng
Triệu chứng lâm sàng là những dấu hiệu của các quá trình biến đổi bệnh lý ở các cơ quan tổ chức được biểu hiện ra bên ngoài, bằng các phương pháp khám lâm sàng có thể dễ dàng nhận biết được. Những triệu chứng lâm sàng có ý nghĩa rất lớn trong thực hành lâm sàng thú y. Nó giúp cho việc phát hiện ra các cá thể đang mắc bệnh trong đàn hoặc tìm ra các cơ quan, tổ chức đang mắc bệnh trong cơ thể một cách nhanh chóng.
Xác định triệu chứng lâm sàng của bệnh cầu trùng rất quan trọng, nó giúp cho việc chẩn đoán phân biệt với các bệnh có biểu hiện tiêu chảy sẽ dễ dàng hơn.
Căn cứ vào kết quả xét nghiệm phân và khám lâm sàng bằng phương pháp thường quy, tôi thấy thỏ dưới 8 tuần tuổi nhiễm bệnh nhiều và biểu hiện triệu chứng lâm sàng rõ nhất. Vì vậy, để tiện cho việc theo dõi chúng tôi đã chọn lựa thỏ ở lứa tuổi dưới 8 tuần tuổi để theo dõi. Sau khi tiến hành quan sát, theo dõi tổng số 50 thỏ nhiễm cầu trùng nhiễm bệnh tự nhiên. Kết quả được trình bày ở bảng 2.9.
Bảng 2.9: Triệu chứng lâm sàng của thỏ mắc bệnh cầu trùng
Triệu chứng
Thỏ nhiễm bệnh tự nhiên(n=50) Thỏ có triệu chứng (con) Tỷ lệ (%)
Ủ rũ hay nằm một chỗ 25 50,00
Giảm ăn, xù lông, da khô 45 90,00
Giảm tăng trọng 40 80,00
Ỉa chảy 30 60,00
Chướng bụng, đầy hơi, đau bụng 10 20,00
Co giật, vẹo đầu 5 10,00
Kết quả ở bảng 2.9 cho thấy, thỏ mắc cầu trùng đều thấy xuất hiện các triệu chứng ủ rũ, giảm ăn, hay nằm một chỗ, da khô, lông xù, gầy còm tăng trọng kém, tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi, đau bụng. Trong đó, triệu chứng giảm ăn, xù lông, da khô là điển hình và hay gặp nhất (90%), sau đó là giảm tăng trọng (80%), ỉa chảy (60%), triệu chứng ít gặp nhất là co giật, vẹo đầu (10%).
2.4.3.2. Bệnh tích của thỏ mắc bệnh cầu trùng
Để kiểm tra bệnh tích bệnh cầu trùng, chúng tôi đã mổ khám 30 con thỏ chết có lâm sàng điển hình và kiểm tra phân dương tính cầu trùng. Kết quả bệnh tích được thể hiện như ở bảng 2.10.
Bảng 2.10: Bệnh tích ở các phần của hệ tiêu hóa thỏ
Vị trí kiểm
tra
Số thỏ mổ khám
(con)
Số thỏ có bệnh
tích (con)
Tỷ lệ có bệnh
tích (%)
Bệnh tích đại thể
Tá tràng 30 15 50,00
Niêm mạc phù trắng, có lớp dịch nhầy phủ lên, đôi chỗ xung huyết.
Không
tràng 30 18 60,00
Hồi
tràng 30 21 70,00 Niêm mạc phù, túi tiếp giáp manh tràng có nhiều điểm chấm trắng.
Manh
tràng 30 28 93,33 Niêm mạc sưng tấy và hồng thẫm, đôi chỗ xuất huyết, có nhiều điểm hoặc vùng hoại tử màu trắng, xám ăn sâu
vào tận màng thanh mạc Kết
tràng 30 27 90,00
Gan,
mật 30 6 20,00
Có nhiều ổ hoại tử trắng to bằng hạt đậu trên bề mặt gan, mật to, bệnh nặng
gan bị thoái hóa.
Bảng trên cho thấy: Bệnh tích cầu trùng ruột thường hay nhiều nhất và nặng nhất ở manh tràng (93,33%) và kết tràng (90%).
Bệnh tích không điển hình và ít thấy hơn là ở ruột non (Tá-không-hồi) (50-70%).
Bệnh cầu trùng gan ít thấy nhất (20%), nhưng có bệnh tích rất điển hình, nhất là khi bệnh ở dạng nặng.
2.4.3.3. Biện pháp phòng, trị bệnh cầu trùng cho thỏ
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trị bệnh cầu trùng, nhưng để tìm được loại thuốc điều trị đúng đem lại hiệu quả cao là vấn đề mà người chăn nuôi đang cần. Tôi tiến hành đánh giá hiệu lực của ba loại thuốc: Vimecox - SPE3, Vicox toltra, Haneba 30%. Kết quả được trình bày ở bảng 2.11.
Bảng 2.11: Hiệu quả của một số loại thuốc
Lô thí nghiệm
Số thỏ thí nghiệm
(con)
Số lượng noãn nang trung bình/1gam phân Hiệu quả Trước (%)
thí nghiệm (X ± mx)
Sau thí nghiệm 5 ngày
(X ± mx)
10 ngày (X ± mx )
5 ngày
(%) 10 ngày
(%) Lô 1 6 24166,7±1803,7 550,0±102,7 233,3±65,8 97,72 99,03 Lô 2 6 22383,3±1726,3 1450,0±157,3 966,7±102,6 93,52 95,68 Lô 3 6 14950,0±1204,8 4016,7±346,2 3266,7±271,5 73,13 78,15 Kết quả bảng 2.11 cho thấy trong số 18 thỏ dùng trong các lô thí nghiệm đều nhiễm số lượng noãn nang cầu trùng/1gam phân với mức nhiễm cao. Hầu hết thỏ nhiễm bệnh thấy triệu chứng gầy ốm, xù lông và tiêu chảy.
Kết quả điều trị cho thấy ở lô thí nghiệm 1, 2 sau 5 và 10 ngày chấm dứt phác đồ điều trị, tỷ lệ sạch noãn nang ở mức nhẹ, Lô 3 sau 5, 10 ngày chấm dứt phác đồ điều trị thì tỷ lệ sạch noãn nang ở mức độ trung bình (sau 5 ngày ở các lô 1, 2, 3 lần lượt là: 97,72%, 93,52% và 73,13%, sau 10 ngày là: 99,03%, 95,68%, 78,15%). Cả 3 lô thí nghiệm này đều cho hiệu quả điều trị khá cao.
Tuy nhiên sử dụng thuốc Haneba 30% so với Vimecox - SPE3 và Vicox toltra thì có hiệu lực thấp hơn với hiệu quả như trên nên khuyến cáo Trung tâm nên sử dụng hai loại thuốc ở Lô 1,2 để dùng trong công tác phòng và trị cầu trùng.
Qua thời gian điều trị chúng tôi nhận thấy thỏ linh hoạt hơn và tiêu chảy dần giảm và khỏi dần. Sau thời gian chấm dứt dùng thuốc đồng thời cho thấy thuốc an toàn, không thấy phản ứng phụ xảy ra trong quá trình dùng thuốc trị cầu trùng với phác đồ trên. Từ đây cho thấy thuốc cho hiệu quả cao ở lô thí nghiệm 1, 2 nên có thể dùng hai phác đồ này để cho hiệu quả tốt trong điều trị bệnh cầu trùng ở thỏ.
Theo tôi để có hiệu quả phòng trị bệnh cầu trùng tốt, các cơ sở chăn nuôi cần kiểm tra theo dõi thường xuyên cầu trùng tại cơ sở mình. Trong quá trình sử dụng thuốc cần lựa chọn thuốc thích hợp, không sử dụng tùy tiện, sử
dụng đúng liều lượng, liệu trình, để tránh hiện tượng cầu trùng không bị diệt mà lại thích nghi dần với các liều thấp và trở nên kháng thuốc. Ngoài ra, để hiện tượng nhờn thuốc không xảy ra chúng ta nên thay đổi loại thuốc phòng và trị cầu trùng không nên chỉ sử dụng một loại thuốc để điều trị nhất là những cơ sở chăn nuôi giống thỏ và các trang trại lớn.
Ngoài ra còn phải kết hợp điều trị với các bệnh khác để tránh hiện tượng nhiễm bệnh kế phát. Nhằm phát huy hơn tác dụng của thuốc nên bổ sung thêm các dung dịch khoáng, vitamin cần thiết. như vậy hiệu quả phòng trị bệnh tất yếu sẽ tốt hơn.