Quản lí việc thiết kế và chuẩn bị HĐ GDĐĐ phối hợp với các

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc theo hướng phối hợp với các tổ chức xã hội (Trang 40 - 48)

1. Tổng quan nghiên cứu vấn đ ề

1.4.3. Quản lí việc thiết kế và chuẩn bị HĐ GDĐĐ phối hợp với các

Kết quả HĐ GDĐĐ phối hợp với các tổ chức xã hội phụ thuộc rất lớn vào việc thiết kế và chuẩn bị của GV. Thiết kế là khâu quan trọng chuẩn bị cho HĐ; là lao động sáng tạo thể hiện sự lựa chọn của GV về nội dung, pp và hình thức tổ chức, lựa chọn những thiết bị phục vụ cho HĐ GDĐĐ. Sự lựa chọn phải phù hợp với nội dung, đúng yêu cầu quy định, sát với đối tượng HS và phù hợp với điều kiện của nhà trường. Thiết kế HĐ GDĐĐ phối hợp với các tổ chức xã hội đối với GV có sự khó khăn phức tạp riêng vì GV không phải là tác giả duy nhất mà còn có đồng tác giả là TCXH. Do đó, ngay từ khâu thiết kế và chuẩn bị, GV và TCXH đề xuất, thảo luận và thống nhất mọi vấn đề liên quan đến công việc của từng bên tham gia một cách chi tiết, tỉ mỉ, thậm chí thiết kế các phương án tình huống dự phòng và cách giải quyết phù hợp.

Từ căn cứ xây dựng kế hoạch và nghiên cứu chương trình, GV đi vào thiết kế từng HĐ GDĐĐ với từng nội dung cụ thể. Xác định mục tiêu, nội dung, pp và hình thức tổ chức lớp học, phương tiện đồ dùng dạy học, dự kiến các tình huống để có cách xử lý phù hợp... tạo cho HĐ GDĐĐ đạt kết quả tốt nhất. Đe QL tốt việc soạn và chuẩn bị HĐ GDĐĐ, HT phải chú ý đến một số công việc sau:

- Hướng dẫn các quy định và yêu càu về soạn HĐ GDĐĐ và chuẩn bị thiết bị dạy học phù hợp.

- Cung cấp tài liệu phân phối chương trình của Bộ GD&ĐT, tài liệu tham khảo, phương tiện phục vụ giảng dạy.

- Tổ chức lao động một cách khoa học, để GV có đủ thời gian kết nối với TCXH trong quá trình chuẩn bị và thiết kế HĐ GDĐĐ.

- Hướng dẫn các tổ, nhóm chuyên môn thống nhất nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức HĐ GDĐĐ. Tuy nhiên, cần phải linh hoạt, phù hợp với điều kiện, đối tượng HS từng lớp, không nặng nề, quá tải.

- HT cần tham gia dự HĐ GDĐĐ cùng với tổ chuyên môn, qua đó đánh giá việc soạn và chuẩn bị HĐ GDĐĐ của GV.

- Tổ chức, chỉ đạo chuyên môn kiểm tra việc soạn và chuẩn bị HĐ GDĐĐ của GV. Việc kiểm tra này có thể tiến hành thường xuyên theo lịch định trước, hoặc có thể đột xuất. Đặc biệt, chú ý đến việc đổi mới phương pháp, phát huy tính tích cực của HS, ứng dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống thông qua việc soạn HĐ GDĐĐ. Việc kiểm tra luôn gắn liền với việc nhận xét, đánh giá và rút kinh nghiệm, đề xuất những biện pháp điều chỉnh, cải tiến phù hợp với xu thế giáo dục hiện đại.

Hiệu trưởng cần lên kế hoạch cho cả năm học thông qua toàn bộ Hội đồng giáo dục nhà trường (trong đó có các TCXH) chương trình giáo dục đạo đức học sinh, các văn bản, tài liệu hướng dẫn liên quan đến vấn đề giáo dục đạo đức. HT chủ động liên hệ với các TCXH bên ngoài nhà trường (Hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên...) để có thể phối hợp vào những thời điểm hợp lý nhất trong năm học.

1.4.4. Quản lý đểỉ mới phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức học sinh phối hợp với các tổ chức xã hội

Để quản lý đổi mới phương pháp giáo dục đạo đức học sinh hiệu quả, người hiệu trưởng phải tổ chức cho GV nghiên cứu và quán triệt những yêu cầu của chủ trương đổi mới phương pháp dạy học của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, nhà trường.

Bên cạnh đó phải tổ chức cho giáo viên thực hiện việc đổi mới phương pháp giáo dục đạo đức học sinh thông qua việc thao giảng dự giờ có đánh giá rút kinh nghiệm, nhân điển hình tiên tiến tích cực làm tốt trong việc thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục đạo đức học sinh.

Quản lý đổi mới pp GDĐĐ là nội dung trọng tâm trong quản lý HĐGD của HT. Hiệu trưởng càn quán triệt các nội dung đổi mới sau:

- Đổi mới cách dạy của thầy là hướng đến làm thay đổi tính chất hành động nhận thức của HS từ tái hiện sang sáng tạo trong mối liên hệ chặt chẽ giữa hai yếu tố

30

này.

- Chỉ đạo GV hướng dẫn đổi mới cách học của trò: Tăng cường HĐ tự học, tạo sự chuyển biến từ thụ động sang chủ động, học qua trải nghiệm, học bằng cách tham gia.

- Đổi mới mối quan hệ thầy trò trong dạy học: Đó là mối quan hệ hai chiều, hợp tác: Thầy tổ chức hướng dẫn, cố vấn, trọng tài, trò là chủ thể hoạt động.

1.4.5. Quản lý hồ sơ chuyên môn giáo dục đạo đức học sinh phối hợp với các tổ chức xã hội của giáo viên

Hồ sơ chuyên môn của GV là phương tiện phản ánh khách quan công tác HĐGDĐĐ giúp HT nắm chắc tình hình tổ chức HĐ của GV trong nhà trường. Điều lệ trường Trung học quy định hồ sơ chuyên môn của GV gồm có: Kế hoạch giảng dạy; giáo án; sổ dự giờ thăm lớp; sổ ghi điểm; sổ chủ nhiệm (đối với GV làm công tác chủ nhiệm lớp); sổ công tác; các loại hồ sơ khác do Sở GD&ĐT và nhà trường quy định. Trong đó bài soạn (giáo án) là hồ sơ quan trọng nhất của GV, vì ở đó thể hiện sự đầu tư công sức, tâm huyết cả về kiến thức chuyên môn và kỹ năng, kinh nghiệm sư phạm của người GV. Quản lý hồ sơ chuyên môn của GV là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người HT. Đe quản lý tốt công tác này, người HT phải dựa trên cơ sở sau đây:

- Những quy định chung của Ngành về hồ sơ chuyên môn của GV. Trên cơ sở đó, HT xây dựng những quy định về quản lý hồ sơ chuyên môn GV.

- Phân công cho PHT và TTCM quản lý hồ sơ chuyên môn GV.

- Xây dựng các tiêu chuẩn để đánh giá, xếp loại hồ sơ chuyên môn của GV theo định kỳ và gắn với công tác thi đua của cá nhân và tập thể.

Thường xuyên kiểm tra việc ghi chép sổ sách mẫu biểu giáo vụ như sổ ghi đầu bài, sổ tay GV, sổ tay giáo viên chủ nhiệm, các báo cáo, hồ sơ công đoàn, đoàn thanh niên... qua đó đối chiếu với chương trình và tiến độ môn học để xem xét quá

trình giáo dục đạo đức học sinh của giáo viên phối hợp với TCXH.

Quản lý hồ sơ chuyên môn về HĐGDĐĐ phối hợp với TCXH cần tập trung vào các loại hồ sơ như sau:

- Kế hoạch HĐGDĐĐ; Giáo án; các loại sổ (sổ dự giờ thăm lớp, sổ sinh hoạt chuyên môn, sổ báo giảng, sổ chủ nhiệm, sổ tích lũy nghiệp vụ...); sách hướng dẫn

giảng dạy, sách tham khảo, chương trình, lịch trình môn học.

- Đe giúp GV xây dựng và sử dụng bộ hồ sơ chuyên môn có chất lượng, hiệu trưởng càn quy định nội dung và cách xây dựng các loại hồ sơ, tiêu chuẩn đánh

giá thi đua. Thường xuyên kiểm tra hồ sơ chuyên môn của GV theo định kỳ và đột xuất để đánh giá việc thực hiện nội quy, quy chế và năng lực chuyên môn của GV trong trường. Đồng thời hiệu trưởng chỉ đạo TTCM phải có biện pháp QL hồ sơ chuyên môn để đánh giá chất lượng HĐGDĐĐ của GV, của các tổ chức đoàn thể và chất lượng học tập của HS để làm căn cứ theo dõi và sử dụng trong quá trình QL.

BGH khen thưởng và xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm quy chế chuyên môn.

1.4.6. Quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo nội dung GDĐĐ học sinh phối hợp với các tổ chức xã hội

Quản lý hoạt động tổ chuyên môn chủ yếu là tác động đến tổ trưởng chuyên môn và tập thể giáo viên trong tổ chuyên môn để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ với các tổ chức XH trong quá trình giáo dục đạo đức học sinh theo mục tiêu đề ra.

TTCM tổ chức những buổi thảo luận trao đổi về bài soạn về HĐGDĐĐ trong tổ, thống nhất nội dung và hình thức cải tiến nội dung, pp, trao đổi kinh nghiệm khi giải quyết những vấn đề khó, đặc biệt về pp và hình thức tổ chức HĐGDĐĐ phối hợp với các TCXH .

Quản lý tốt tổ chuyên môn sẽ giúp triển khai có hiệu quả kế hoạch của HT và

32

giúp nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và HĐGDĐĐ nói riêng. Muốn thực hiện tốt công tác này, người HT phải có năng lực tổ chức, điều hành đội ngũ tổ trưởng thực hiện tốt nhiệm vụ và nâng cao chất lượng HĐ của tổ chuyên môn.

QL việc dự HĐGDĐĐ của GV cùng với TTCM là một trong công tác QL của HT. Thực tiễn cho thấy việc dự HĐGDĐĐ đồng nghiệp thường xuyên của GV có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao kiến thức, kĩ năng sư phạm cho GV. Đây là một hoạt động mang tính sư phạm, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy trong nhà trường đồng thời là một trong những cơ sở đánh giá thi đua của GV. Qua việc dự giờ, GV trực tiếp thấy được sự vận dụng những kiến thức kỹ năng chuyên môn đã được học vào thực tiễn giảng dạy của đồng nghiệp, từ đó học tập phát huy những điểm mạnh, khắc phục hạn chế nhằm nâng cao chất lượng HĐGDĐĐ.

Quản lý hoạt động dự HĐGDĐĐ sẽ giúp cho người HT có đầy đủ thông tin về nghiệp vụ sư phạm, năng lực chuyên môn của GV, làm cho cơ sở cho sự phân công chuyên môn, đánh giá và bồi dưỡng chuyên môn cho GV. Vì vậy, người HT ngoài việc phân công cho PHT phụ trách chuyên môn và các TTCM quản lý, thì còn phải trực tiếp dự HĐGDĐĐ của GV. Để QL tốt công tác này, HT cần có kế hoạch và quy định cụ thể cho từng GV về trách nhiệm dự HĐGDĐĐ trong học kỳ và năm học. Phân công cụ thể nhiệm vụ cho PHT và TTCM dự HĐGDĐĐ trong tổ theo kế hoạch.

1.4.7. Quản lý việc kiểm tra đánh giá giáo dục đạo đức học sình

Kiểm tra - đánh giá là một bộ phận hợp thành, không thể thiếu được trong quá trình giáo dục ở tất cả các môn học cũng như các HĐGD. Kiểm tra đánh giá kết quả HĐ GDĐĐ của học sinh được tiến hành trong quá trình hoạt động (đánh giá quá trình) và khi kết thúc HĐGD.

Qua việc quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá học sinh của giáo viên, người quản lý sẽ nắm bắt được chất lượng tổ chức HĐ GDĐĐ phối hợp với TCXH của GV. Nó là cơ sở để đánh giá quá trình và hiệu quả của người dạy lẫn người học.

Việc kiểm tra - đánh giá kết quả HĐ GDĐĐ của HS là việc làm hết sức cần thiết của hiệu trưởng nhằm tác động trực tiếp đến giáo viên thực hiện đầy đủ và chính xác quá trình kiểm tra - đánh giá, thúc đẩy quá trình nâng cao hiệu quả GDĐĐ.

Kiểm tra - đánh giá HS trong HĐ GDĐĐ phối hợp với TCXH gặp một số khỏ khăn, vì: 1) Nội dung giáo dục đôi khi không nằm trong Chương trình môn học, chưa có chuẩn đánh giá rõ ràng, 2) Hình thức và phương pháp tổ chức do nhà trường và TCXH cùng tham gia nên nhà trường đôi khi không chủ động kiểm soát được, 3) Môi trường hoạt động GDĐĐ phối hợp với TCXH thường nằm bên ngoài khuôn viên nhà trường nên việc quan sát đánh giá HS sẽ không được thuận lợi, khó bao quát toàn bộ HS.

Quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả GDĐĐ của học sinh phải đạt được những yêu càu cơ bản sau đây:

+ Thực hiện nghiêm chỉnh quy chế chuyên môn trong nhà trường thông qua đánh giá được chất lượng hoạt động của HS (bài thu hoạch sau HĐ, thông qua quan sát thái độ và hành vi, sự đóng góp của HS trong quá trình tham gia HĐ) và tổ chức HĐ của GV. Từ đó rút ra được những vấn đề cần phải điều chỉnh, uốn nắn và bổ sung giúp cho người QL chỉ đạo hoạt động này một cách đầy đủ, chặt chẽ hơn.

+ Đánh giá, xếp loại HS một cách công bằng, chính xác. Trong quá trình thực hiện, HT cần phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đối tượng như PHT chuyên môn, tổ trưởng và giáo viên, yêu cầu họ lập kế hoạch KT-ĐG HĐ GDĐĐ một cách đày đủ. Ngoài GV nhà trường, việc yêu càu HS tham gia vào đánh giá và tự đánh giá khi tham gia HĐ GDĐĐ phối hợp với TCXH giúp cho khâu kiểm tra - đánh giá khả thi và chính xác hơn.

Đồng thời, CBQL thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các đối tượng để bảo đảm hiệu quả công việc đã đề ra, điều chỉnh và bổ sung kịp thời trong quá trình hoạt động để từng bước nâng cao chất lượng HĐ GDĐĐ phối hợp với TCXH.

34

1.4.8. Quản lý sử dụng phương tiện thiết bị dạy học và các điều kiện hỗ trợHĐGDĐĐ phối hợp với các tồ chức xã hội

Cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật là điều kiện quan trọng không thể thiếu được trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, là điều kiện thực hiện mục tiêu giáo dục. Đó là hệ thống các phương tiện vật chất - kỹ thuật được sử dụng để phục vụ cho HĐGDĐĐ của nhà trường như trường lớp, phòng học, bàn ghế, bảng, các trang thiết bị phục vụ HĐGDĐĐ , các phòng bộ môn, phòng chức năng như thiết bị âm thanh, cờ trống, m áy tính, m áy chiếu, nhạc cụ..., thư viện trường học với các sách báo, tài liệu

Quản lý sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho HĐGDĐĐ phối hợp với các TCXH phải bảo đảm đày đủ về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu càu, sử dụng csvc có hiệu quả, luôn được bổ sung, sửa chữa thường xuyên, định kì.

Đe có đủ csvc - thiết bị kỹ thuật, trên cơ sở những đề nghị từ các cấp cơ sở, từ GV, từ TTCM, xuất phát từ thực tiễn HĐGDĐĐ phối hợp với các TCXH, hiệu trưởng lập kế hoạch mua sắm, bổ sung, sửa chữa, có kế hoạch phân bố thời gian sử dụng tùy theo kế hoạch giáo dục của nhà trường và các khối lớp (loa pin cầm tay, máy tăng âm...). Nhà trường cũng cần khai thác triệt để các nguồn lực (nhân lực và vật lực), huy động sự đóng góp từ cộng đồng, từ chính các TCXH để bổ sung phương tiện, thiết bị kĩ thuật phục vụ HĐGDĐĐ. Việc được phép sử dụng csvc, phương

tiện, thiết bị kĩ thuật từ các TCXH khác cũng là một kiểu phối hợp hoạt động hiệu quả giữa nhà trường và các TCXH.

Nhà trường động viên GV, HS làm đồ dùng phục vụ HĐGDĐĐ khi càn thiết.

Do nội dung HĐGDĐĐ phối hợp với các TCXH rất linh hoạt, có tính thời sự nên nhiều thiết bị và học liệu không thể được lên kế hoạch chuẩn bị từ đầu năm, mà phải do GV và HS cùng chung sức chuẩn bị, ví dụ những bảng trưng bày về biển đảo Việt Nam, những tài liệu về tác hại và nguy hiểm khi học sinh sử dụng ma túy, những mô hình phân loại rác với nội dung bảo vệ môi trường...

Để khai thác hiệu quả các TBDH hiện có, hiệu trưởng cần chỉ đạo bộ phận QL chuyên môn thường xuyên tổ chức các chuyên đề hướng dẫn sử dụng trang thiết bị;

kết hợp với kiểm tra - đánh giá và khen thưởng những tập thể, cá nhân làm tốt, thông qua việc kiểm tra sổ sách mượn trả của Giáo viên và sổ đăng ký sử dụng các phòng chức năng để tổ chức hoạt động.

1.5. Những yếu tố ảnh hưởng tói việc quản lý giáo dục đạo đức học sinh trường THPT theo hướng phối họp với các tể chức xã hội

1.5.1. Nhận thức của CBQL, GV, CMHS, các TCXH về việc giáo dục đạo đức học sình phối hợp với các tổ chức xã hội

Đe quản lí tốt HĐGDĐĐ cho học sinh thì trước hết Hiệu trưởng cùng BGH phải có nhận thức được đầy đủ, đúng đắn và sâu sắc về vị trí, vai trò, tác dụng của HĐGDĐĐ phối hợp với các TCXH trong việc giáo dục nhân cách của HS. Trên cơ sở đó HT mới tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS và các lực lượng giáo dục xã hội khác về vai trò của các TCXH trong HĐGDĐĐ. Đồng thời HT cũng là người tập hợp, thuyết phục các TCXH trong và ngoài nhà trường tích cực triển khai thực hiện nôị dung chương trình GDĐĐ. Có nhận thức đúng thì CBQL, GV và HS trong nhà trường mới xác định rõ chức trách và nhiệm vụ của mình trong việc thực hiện chương trình HĐGDĐĐ khi được giao nhiệm vụ. Ngược lại nếu không nhận thức đúng vai trò của HĐGDĐĐ thì GV sẽ không tâm huyết trong việc tổ chức các HĐ này và nếu có giao cho họ tổ chức hoạt động thì họ cũng chỉ làm một cách hình thức.

Nhận thức của các TCXH về v a i trò của m ìn h tro n g g iáo dục cộng đồ n g đóng vai trò quan trọng, quyết định tới sự thành công hay thất bại của việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường và TCXH. Chỉ khi TCXH nhận thức đày đủ, đúng đắn về trách nhiệm xã hội thì kế hoạch phối hợp của Hiệu trưởng mới có tính khả thi cao và việc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch này mới đem lại hiệu quả như mong muốn.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc theo hướng phối hợp với các tổ chức xã hội (Trang 40 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)