X ây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trường

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc theo hướng phối hợp với các tổ chức xã hội (Trang 86 - 97)

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm giúp nhà trường và TCXH xác định rõ các mục tiêu và chương trình hành động giáo dục đạo đức, trách nhiệm tham gia (nguồn nhân lực và vật lực) trong năm học, có thể chủ động và nâng cao hiệu quả giáo dục trong quá trình phối hợp hoạt động GDĐĐ.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Đe công tác phối hợp quản lí học sinh giữa nhà trường và các TCXH có hiệu quả, nhà trường cần lập kế hoạch hoạt động GDĐĐ sao cho có sự phối hợp p h â n c ô n g quản lí chặt chẽ, điều chinh p h ù hợp nhằm thực hiện các yêu càu giáo dục đạo đức học sinh. Việc điều chỉnh và phối hợp phải được xem xét từ hai phía, đó là lợi ích của nhà trường và lợi ích của TCXH sao cho phù hợp, tránh đòi hỏi yêu cầu từ một phía, phát huy được hết khả năng và thế mạnh của từng bên.

- Lập kế hoạch tổng thể: Kế hoạch được xây dựng cần: xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác GDĐĐ HS, sự càn thiết của việc phối hợp với các

TCXH; nêu rõ mục tiêu, nội dung, cách thức tiến hành, các điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch và kết quả càn đạt tói.

Kế hoạch phối hợp tổng thể được xây dựng theo năm học, theo học kì, và được phát triển chi tiết theo từng tháng ở từng khối lớp và toàn trường để nhà trường cũng như các TCXH có cái nhìn tổng thể, có sự chuẩn bị và phân bố phù hợp, chủ động. Khi lập kế hoạch cho một hoạt động giáo dục đạo đức, thì cần cụ thể, có tính khả thi và có tính hiệu quả cao, nhằm định hướng việc tổ chức và quản lý các hoạt động phối hợp.

- Ke hoạch cần xây dựng căn cứ vào tình hình kinh tế - chính t r ị - x ã hội của

địa phương; bám sát phương hướng phát triển của nhà trường giai đoạn 2015-2020;

căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của từng năm học, dựa vào những nội dung GDĐĐ, vào tình hình đạo đức của HS nhà trường và kết quả phối hợp với các TCXH trong thời gian qua, vào khả năng thực tế của nhà trường và các TCXH.

Kế hoạch cần xác định rõ nội dung, các biện pháp và hình thức tổ chức, thời gian và địa điểm tổ chức, các lực lượng tham gia (nhà trường, TCXH...) và người chỉ huy hoạt động phối hợp, công việc của tùng bên. Một vấn đề mà trong nội dung của kế hoạch càn phải làm rõ, đó là kinh phí và các phương tiện vật chất hỗ trợ cho hoạt động phối hợp sẽ được trích ra từ đâu, huy động từ nguồn nào, việc kiểm tra, đánh giá sự phối hợp sẽ được tiến hành như thế nào? ...

- Xây dựng Dự thảo kế hoạch GDĐĐ HS phối hợp với các TCXH. Sau khi đã xin ý kiến đóng góp của các TCXH để chinh sửa cho phù hợp, Dự thảo nói trên được đưa ra Hội đồng giáo dục nhà trường thông qua và đưa vào thực hiện.

Trên cơ sở kế hoạch phối hợp của Hiệu trưởng, các thành viên của hội đồng giáo dục đạo đức nhà trường tiến hành xây dựng kế hoạch hoạt động của cá nhân, tổ chức do mình phụ trách dưới sự điều phối chung của Hiệu trưởng hoặc người được ủy quyền.

- Xây dựng kế hoạch phối hợp cụ thể ở quy mô khối, lớp, TCXH. Kế hoạch phối hợp càn có tính chiến lược và tính thời sự; trong kế hoạch chung có kế hoạch riêng, cụ thể cho từng T C X H , k h ố i l ớ p h ọ c .. .t h a m gia vào hoạt động phối hợp; kế hoạch có tính khả thi, tính hiệu quả và đạt tới sự nhất trí cao giữa các TCXH.

Điều cần chú ý khi lập kế hoạch hoạt động phối hợp là cần đảm bảo sự rõ ràng, cụ thể, không trùng lặp hoặc chồng chéo nhau trong công việc, mỗi một công việc đều phải có người chịu trách nhiệm, bất kì sự thay đổi nào trong kế hoạch phải có sự thông báo, trao đổi và thỏa thuận giữa các bên để đảm bảo kế hoạch thành công.

76

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện

- Nhận thức trách nhiệm xã hội của nhà trường (đội ngũ CB-GV, CMHS) và các TCXH, trong đó nhà trường giữ vai trò chủ đạo. Giáo dục HS là trách nhiệm chung của toàn xã hội nhưng nhà trường có trách nhiệm xây dựng kế hoạch phối hợp thống nhất với các TCXH trên địa bàn tuyển sinh của nhà trường;

- Sự quan tâm, tham mưu của các cấp lãnh đạo như Sở GD&ĐT, Huyện uỷ, UBND huyện để tạo điều kiện cho kế hoạch đã xây dựng có tính khả thi.

- Dựa vào chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng, Nhà nước, tính cộng đồng trách nhiệm giữa nhà trường với các TCXH trong việc GDĐĐ HS, sự đóng

góp nguồn lực, vật lực và trí lực của các TCXH.

3.2.3. Tồ chức các hình thức bồi dưỡng kĩ năng thiết kế và tồ chức hoạt động GDĐĐ phối hợp với các tồ chức xã hội cho GV nhà trường và CB các tỗ chức xã hội

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Biện pháp này giúp CBQL nhà trường và tổ chức xã hội, các GV tiếp cận với đổi mới phương pháp giáo dục, nâng cao trình độ sư phạm, có khả năng chủ động thực hiện hiệu quả mục tiêu giáo dục đạo đức học sinh theo hướng giáo dục tích cực, giáo dục dựa vào trải nghiệm.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện

+ Cử các GV tham gia các lớp bồi dưỡng về tổ chức hoạt động GDĐĐ phối hợp với TCXH do Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT tổ chức.

+ Mở các lớp bồi dưỡng về thiết kế và tổ chức hoạt động GDĐĐ phối hợp với TCXH cho GV ngay tại trường. Tạo môi trường cho GV trao đổi và kịp thời tiếp nhận, giải đáp những đề xuất, băn khoăn của GV trong quá trình thiết kế và tổ chức hoạt động GDĐĐ phối hợp với TCXH. Khi bồi dưỡng các lã năng tổ chức hoạt động GDĐĐ phối hợp với TCXH, cần chú ý GV thiết kế nhiều phương án tổ

chức hoạt động và lựa chọn phương án tốt nhất. Thông thường khi gặp các vấn đề có liên quan đến tổ chức hoạt động GDĐĐ phối hợp với TCXH, người tổ chức thường đưa ra cách giải quyết mang tính suy đoán. Các phương án của hoạt động GDĐĐ phối hợp với TCXH được chuẩn bị trước thì khả năng tiếp thu của học sinh sẽ tăng lên. Người giáo viên càn phải nghiên cứu kỹ xem xét thấu đáo càn áp dụng phương án nào, dựa trên mảng kiến thức nào, phải có khả năng nhận biết các phản ứng của học sinh, đánh giá được tình huống học tập để có sự điều chỉnh kịp thời.

Trong khi lên kế hoạch, người tổ chức đã vạch ra các phương án và khi thực hiện nên cố gắng làm theo những phương án đã xác định trước. Chỉ thay đổi phương án khi cần thiết nếu trong quá trình thực hiện phát sinh những tình huống mới, tránh tuỳ tiện thay đổi các phương án ngay tức thì.

+ Phân công GV có kinh nghiệm thiết kế và tổ chức hoạt động GDĐĐ phối hợp với TCXH kèm cặp GV chưa thực hiện tốt nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho HS.

+ Trong nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn, cần có nội dung sinh hoạt thiết kế và tổ chức hoạt động GDĐĐ phối hợp với TCXH, qua đó trao đổi, thảo luận về cách thức thiết kế và tổ chức hoạt động GDĐĐ phối hợp với TCXH theo từng trường hợp cụ thể. Tổ chuyên môn cùng thảo luận và góp ý để hoàn thiện thiết kế hoạt động. Sau khi tổ chức hoạt động GDĐĐ phối hợp với TCXH, tổ chuyên môn cùng nhau phân tích, đánh giá rút kinh nghiệm cho những lần thiết kế và tổ chức họat động GDĐĐ phối hợp với TCXH tiếp theo.

- Cho GV tham dự các hoạt động GDĐĐ phối hợp với TCXH của nhà trường hoặc các trường bạn (cả buổi thành công và buổi chưa thành công để rút kinh nghiệm).

- Mời giáo viên có trình độ chuyên môn và tay nghề tốt tới tham gia , cố vấn.

- Giáo viên lập kế hoạch bồi dưỡng, tự bồi dưỡng, nhà trường tạo điều kiện cung cấp các thông tin càn thiết, tạo điều kiện về thời gian, trang bị phương tiện, tài

78

liệu về hướng dẫn thiết kế và tổ chức hoạt động GDĐĐ phối hợp với TCXH cho GV ... để GV nghiên cứu, tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ.

- Bồi dưỡng và rèn luyện các kỹ năng tin học, ngoại ngữ cho GV.

- Để thực hiện tốt các nội dung trên, Hiệu trưởng phải căn cứ vào yêu cầu xây dựng và phát triển, trình độ hiện có của đội ngũ giáo viên, chủ động chỉ đạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho từng giai đoạn, từng năm học, thực hiện giáo viên được luân phiên bồi dưỡng nghiệp vụ cụ thể:

+ Phân loại đánh giá các mặt mạnh yếu của từng giáo viên, từ đó bố trí hợp lý công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng: đúng người đúng việc và có hiệu quả.

+ Tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất và bố trí kinh phí hợp lý cho giáo viên trong công việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng cũng như cử người đi dự các lớp đào tạo.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện

- Hiệu trưởng phải có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên cho GV theo chu kỳ và theo chuyên đề phù hợp với điều kiện thực tế

về trình độ chuyên môn, năng lực của đội ngũ GV trong trường.

- Động viên, khích lệ GV tham gia học tập, tự bồi dưỡng kỹ năng thiết kế và tổ chức HĐGDĐĐ phối hợp với TCXH nâng cao năng lực chuyên môn

- Tạo các điều kiện thuận lợi cho GV tham gia học tập bồi dưỡng (xây dựng thư viện chuẩn, cung cấp đủ tài liệu phục vụ tổ chức HĐGDĐĐ phối hợp với TCXH).

3.2.4. Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh trường• • • o 1 • • o

THPTphối hợp với các tổ chức xã hội

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh phối hợp với các

TCXH là hiện thực hóa các ý tưởng đã được xây dựng trong kế hoạch phối hợp.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện

- Thành lập Hội đồng giáo dục đạo đức của trường, trong đó có thành phần là đại diện các TCXH trong nhà trường (Chi bộ Đảng trong nhà trường, Đoàn TNCS HCM, Hội CMHS..).

- Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức năm học trong trường và phân cấp ủy quyền người chịu trách nhiệm với từng hoạt động. Căn cứ vào nội dung kế hoạch phối hợp, hội đồng tổ chức họp bàn để triển khai việc thực hiện kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho từng lực lượng, cá nhân. Cuộc họp càn mời mở rộng tới các thành phần khác có liên quan như chính quyền, công an, đài phát thanh, hội khuyến học, tổ chức Đoàn thể của huyện, qua đó tăng cường công tác tuyên truyền cho nhà trường, huy động sức mạnh trí tuệ và kinh tế của các lực lượng ngoài nhà trường vào công tác GDĐĐ HS.

- Tổ chức ký cam kết trách nhiệm v ớ i các TCXH v à c á c t h à n h p h à n k h á c để cùng tham gia vào quá trình GDĐĐ HS (ký cam kết phòng chống ma tuý; phòng chống các tệ nạn xã hội; thực hiện tốt luật an toàn giao thông...)

- Nhà trường tổ chức liên kết với các TCXH, các đơn vị chính trị xã hội có điều kiện hỗ trợ về mặt kinh tế, vật chất cho hoạt động GDĐĐ HS như xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài để động viên các HS nghèo vượt khó, có thành tích vươn lên trong học tập, thưởng cho các em có thành tích xuất sắc trong học tập và tu dưỡng đạo đức hay có những việc làm tốt, xứng đáng được biểu dương khen thưởng.

- Nhà trường phối hợp với các TCXH tổ chức các hoạt động xã hội, hoạt động thiện nguyện, hoạt động nhân đạo thu hút sự tham gia của HS các khối lớp trường THPT, giúp các em HS có những trải nghiệm sâu sắc và đa dạng, có nội dung nhân văn sâu sắc, giúp định hướng và phát triển các giá trị đạo đức, các giá

80

trị xã hội ở các em.

- Thường xuyên giám sát, trao đổi, đánh giá kịp thời trong quá trình hoạt động và rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động giữa nhà trường và TCXH nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp trong giáo dục đạo đức cho HS.

- Thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện và tiến độ thực hiện nhiệm vụ được giao của các TCXH tham gia vào hoạt động phối hợp GDĐĐ HS, để có thể kịp thời bổ sung, điều chỉnh kế hoạch cho hợp lý. Bên cạnh đó Hiệu trưởng phải huy động và giúp đỡ các thành viên của Hội đồng GDĐĐ nhà trường điều kiện về thời gian, về vật chất và về phương tiện kỹ thuật để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.

- Hiệu trưởng sắp xếp một cách khoa học các nguồn lực, nhân lực và vật lực, tạo điều kiện cho hoạt động phối hợp diễn ra hợp lý, đồng bộ, qua đó giúp mỗi cá nhân, mỗi tổ chức X H tham gia vào hoạt động phối hợp đều cảm thấy thoải mái, hào hứng với nhiệm vụ được giao, tạo nên sức mạnh tổng hợp của các lực lượng tham gia, hướng tới hoàn thành tốt kế hoạch đặt ra.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện

- Nhà trường phân công trách nhiệm rõ ràng, có người hoặc bộ phận chuyên trách công tác phối hợp GDĐĐ HS với TCXH.

- Nhà trường có kế hoạch GDĐĐ HS phối hợp v ớ i TCX H xây dựng một cách chi tiết, có tính khả thi cao dựa trên tình hình thực tiễn của nhà trường và của địa phương.

- Nhà trường có hình thức đánh giá khen thưởng động viên kịp thời những CB, GV hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi phối hợp giáo dục đạo đức với TCXH.

3.2.5. Xây dựng cơ chế quản lý giữa nhà trường và các tổ chức xã hộù (trách nhiệm /nhiệm vụ trong hoạt động giáo dục đạo đức học sinh)

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng cơ chế quản lý phối hợp sẽ góp phần thúc đẩy việc thực hiện nội dung và nhiệm vụ của các biện pháp được thuận lợi hơn. Việc xây dựng cơ chế phối hợp với các TCXH, một mặt là tạo dựng ra những mối quan hệ tốt trong đời sống xã hội, trong lao động sản xuất; mặt khác tạo ra sự thống nhất, liên tục trong quá trình giáo dục về các mặt thời gian, không gian.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện

- Xây dựng cơ chế quản lý hoạt động phối hợp giáo dục đạo đức HS giữa nhà trường và TCXH linh hoạt tùy theo vai trò của nhà trường trong hoạt động giáo dục đạo đức (Nhà trường giữ vai trò chủ chốt; TCXH giữ vai trò chủ chốt, nhà trường giữ vai trò phối thuộc; nhà trường và TCXH là nhà đồng tổ chức; nhà trường hoặc TCXH giữ vai trò nhà tài trợ).

- Xác định phân công rõ trách nhiệm, quan hệ giữa các bên (nhà trường và TCXH) trong cơ chế theo từng phương án cụ thể; Thống nhất mục tiêu và các nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức phối hợp để giáo dục HS; Thống nhất về việc tổ chức các hoạt động tập thể ở cộng đồng dân cư, có sự tham gia của HS nhà trường, nhân các ngày lễ lớn...

- Xây dựng cam kết, bản ghi nhớ phối hợp hoạt động giáo dục đạo đức HS giữa nhà trường với các TCXH trong năm học và với từng hoạt động giáo dục đạo đức cụ thể.

- Thành lập bộ phận hỗn hợp gồm thành viên nhà trường và TCXH có liên quan trong hoạt động giáo dục đạo đức để cùng cụ thể hóa kế hoạch hoạt động, tổ chức, giám sát và điều chỉnh sao cho phù hợp và hiệu quả. Bộ phận này sinh hoạt định kì theo kế hoạch và theo nhu cầu phối họp hoạt động.

- Hình thức quản lí phối hợp giáo dục đạo đức với TCXH được sử dụng đa dạng, đặc biệt là sử dụng phương tiện công nghệ thông tin như facebook, sổ liên lạc, tin nhắn. Ví dụ: sử dụng sổ liên lạc hay phối hợp với CMHS qua Ban đại diện CMHS của nhà trường, của lớp...

82

- Để nâng cao hiệu quả phối hợp trong giáo dục đạo đức HS giữa nhà trường và TCXH, Hiệu trưởng và các GVCN phải nắm vững phương pháp vận động quàn chúng trong giáo dục, biết định hướng để CMHS bàu chọn ra được những CMHS nhiệt tình, có tâm huyết, có uy tín với CMHS và với HS để tham gia vào Ban đại diện CMHS của lớp, của trường. Bản thân Hiệu trưởng và các GVCN phải công tâm trong hoạt động giáo dục, đánh giá công bằng và khách quan về quá trình học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của HS.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện

- Căn cứ vào các văn bản quy phạm quy định chức năng nhiệm vụ của nhà trường và TCXH

- Nhà trường tạo các điều kiện thuận lợi xây dựng và thực hiện cơ chế quản lý phối hợp thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức với các TCXH.

- Nhà trường giữ vai trò chủ động trong việc đề xuất và triển khai cơ chế quản lí phối hợp trong hoạt động giáo dục đạo đức với các TCXH.

3.2.6. Kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh công tác giáo dục đạo đức học sinh phối hợp các tổ chức xã hội

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Kiểm tra, đánh giá đã khép lại một chu trình vận động khép kín của quá trình quản lý giáo dục. Trong việc phối hợp với các TCXH để GDĐĐ HS thì kiểm tra đánh giá là khâu quan trọng cuối cùng, bắt buộc phải thực hiện của Hiệu trưởng, góp phần tạo lập các mối liên hệ ngược, thường xuyên và bền vững giúp Hiệu trưởng thực hiện tốt chức năng quản lý của mình.

3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Triển khai thực hiện việc kiểm tra, đánh giá việc phối hợp với các TCXH để GDĐĐ HS, thì trước tiên Hiệu trưởng phải xây dựng được chuẩn và nội dung của công tác kiểm tra, đánh giá. Chuẩn đánh giá ở đây chính là các căn cứ để

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc theo hướng phối hợp với các tổ chức xã hội (Trang 86 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)