PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
2.2. Các chỉ tiêu phân tích HĐKD của NHCT chi nhánh Huế
2.2.2. Các chỉ tiêu phân tích hoạt động sử dụng vốn
Thực hiện phương châm “ Đi vay để cho vay ”do đó sau khi huy động vốn ngân hàng sẽ cho khách hàng vay lại với một lãi xuất thích hợp để vừa đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của khách hàng vừa đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng. Việc sử dụng vốn có hiệu quả sẽ giúp cho ngân hàng tồn tại và đứng vững cạnh tranh với các ngân hàng khác.
2.2.2.1. Phân tích tình hình cho vay a/ Cho vay theo thời hạn
Theo thời hạn cho vay thì doanh số cho vay được phân thành cho vay ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thanh Long
Bảng 03: Tình hình cho vay theo thời hạn
Đvt : triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
So sánh 2014/2013 So sánh 2015/2014
+/- % +/- %
Doanh số cho vay 814.106 924.867 997.895 110.761 13,61 73.028 7,90
- Ngắn hạn 630.653 722.433 783.444 91.780 14,55 61.011 8,45
- Trung & dài hạn 183.453 202.434 214.451 18.981 10,35 12.017 5,94
( Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng Công thương Chi nhánh Huế )
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thanh Long Nhìn vào biểu đồ và bảng số liệu trên cho thấy doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu doanh số cho vay của ngân hàng và tăng liên tục qua các năm. Năm 2013 doanh số cho vay ngắn hạn là 630.653 triệu đồng, năm 2014 là 722.433 triệu đồng tăng 14,55 % so với năm 2013 và năm 2015 là 783.444 triệu đồng tăng 8,45% so với năm 2014.Điều này cho thấy ngân hàng chú trọng đến tính thanh khoản hơn và cũng phản ánh được nhu cầu vốn ngắn hạn đang là vấn đề cấp thiết
Doanh số cho vay trung dài hạn năm 2013 là 183.453 triệu đồng, năm 2014 là 202.434 triệu đồng tăng 10.35 % so với năm 2013 và năm 2015 là 214.451 triệu đồng tăng 5,94% so với năm 2014. Sở dĩ tốc độ tăng của doanh số trung – dài hạn chỉ bằng phân nữa năm 2014 là do năm này ngân hàng chủ động hạn chế cho vay trung dài hạn để tập trung vốn vào cho vay ngắn hạn.
Tóm lại ở mỗi loại vay ngắn hạn hay vay trung dài hạn nó đều có những mặt tích cực riêng của nó vì nó còn phụ thuộc vào nhu cầu vay vốn của khách hàng và khả năng cung ứng vốn của ngân hàng trong từng thời điểm. Nhưng nhìn chung doanh số cho vay ngắn hạn vẫn chiểm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh vì cho vay ngắn hạn thì khả năng rủi ro tín dụng trong cho vay của ngân hàng thấp hơn so với cho vay trung dài hạn.
b/ cho vay theo thành phần kinh tế
Tình hình cho vay của Ngân Hàng Công Thương chi nhánh Huế được thể hiện ở bảng sau:
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thanh Long Bảng 04: Tình hình cho vay theo thành phần kinh tế
Đvt : triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Chênh lệch Chênh lệch
2014/2013 2015/2014
+/- % +/- %
Doanh số cho vay 814.106 924.867 997.895 110.761 13,61 73.028 7,90
- Quốc doanh 44.427 58.513 68.720 14.086 31,71 10.207 17,44
- Ngoài quốc doanh 769.679 866.354 929.175 96.675 12,56 62.821 7,25
( Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng Công thương Chi nhánh Huế ) Biểu đồ 1: Tình hình cho vay theo thành phần kinh tế
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thanh Long Năm 2013, doanh số cho vay quốc doanh là 44.427 triệu đồng. Sang năm 2014 doanh số này là 58.513 triệu đồng,tăng 14.086 triệu so với năm 2013. Đến năm 2015 doanh số cho vay quốc doanh là 68.720 triệu tăng 10.207 triệu, với tỉ lệ tăng là 17,44%
so với năm 2014.
Doanh số cho vay khối quốc doanh chiếm tỉ trọng nhỏ so với tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân là do những năm qua khối doanh nghiệp Nhà nước đã bộc lộ nhiều yếu kém. Bên cạnh đó việc sắp xếp các doanh nghiệp Nhà nước theo chủ trương cổ phần hóa còn nhiều lúng túng và chưa hiệu quả. Vì vậy, Ngân hàng đã có chính sách hạn chế cho vay đối với thành phần kinh tế này.
Theo tình hình cho vay ở bảng cho thấy doanh số cho vay ngoài quốc doanh trong năm qua có sự gia tăng đáng kể. Cụ thể, năm 2014, doanh số cho vay ngoài quốc doanh là 866,354triệu đồng, tăng so với năm 2013 là 96.675 triệu với tỉ lệ tăng là 12.56%. Đến năm 2015, doanh số cho vay là 929.175 triệu, tăng 62.821 triệu so với năm 2014. Nguyên nhân là do khối ngoài quốc doanh có xu hướng phát triển rất nhanh, tình hình tài chính lành mạnh, tài sản thế chấp bảo đảm…đã tạo điều kiện cho việc cấp tín dụng phát triển mạnh hơn.
2.2.2.2. Phân tích tình hình thu nợ a/ thu nợ theo thời hạn
Trong hoạt động ngân hàng có thể duy trì, bảo tồn và mở rộng nguồn vốn cho vay đi đôi với công tác cho vay, ngân hàng cũng cần quan tâm chú ý đến công tác thu hồi nợ. Ngân hàng phải thu hồi số nợ vay của khách hàng để tiếp tục tái đầu tư vốn cho nền kinh tế.Nếu ngân hàng không thu hồi được nợ thì nguồn vốn của ngân hàng sẽ
Bảng 05: Tình hình thu nợ theo thời hạn
Đvt : triệu đồng Chỉ tiêu Năm
2013 Năm
2014 Năm
2015
So sánh 2014/2013 So sánh 2015/2014
+/- % +/- %
Doanh số thu nợ 800.362 825.432 874.543 25.070 3,13 49.111 5,95 - Ngắn hạn 652.802 660.092 699.983 7.290 1,12 39.891 6,04 - Trung & dài hạn 147.560 165.340 174.560 17.780 12,05 9.220 5,58 ( Nguồn : Phòng kế toán ngân hàng Công thương Chi nhánh Huế)
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thanh Long Qua số liệu trên ta thấy doanh số thu nợ ngắn hạn đều tăng và chiếm tỷ lệ cao hơn tỷ trọng doanh số thu nợ trung dài hạn qua 3 năm. Do đặc điểm của cho vay ngắn hạn là có vòng quay vốn nhanh, khoản vay phát sinh sẽ nhanh chóng được thu hồi ngay trong năm, một mặt là do các khoản vay ngắn hạn thường có số tiền vay nhỏ mà phương thức trả nợ lại rất thuận lợi cho khách hàng nên công tác thu hồi nợ của loại hình cho vay ngắn có nhiều thuận lợi.Năm 2014 doanh số thu nợ ngắn hạn đạt được 660.092 triệu đồng tăng so với năm 2013 là 1,12% song tổng doanh số thu nợ năm này vẫn tăng là do trong năm này doanh số thu nợ trung dài hạn cao 165.340 triệu đồng, tăng 12,05 % so với doanh số thu nợ trung dài hạn năm 2013.Năm 2015 doanh số thu nợ ngắn hạn, trung – dài hạn đều tăng, thu nợ ngắn hạn đạt 699.983 triệu đồng ,tăng 6,04
%, thu nợ trung – dài hạn đạt được 174,560 triệu đồng tăng 5,58% so với năm 2014 vì trong năm này việc kinh doanh của người dân được ổn định hơn. Tuy nhiên, tốc độ tăng của thu nợ trung – dài hạn năm 2015 lại thấp hơn năm 2014 là do trong năm này ngân hàng đã hạn chế cho vay trung- dài hạn nên doanh số thu nợ cũng giảm.
b/ thu nợ theo thành phần kinh tế
- Tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế của Ngân hàng được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 06: Tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế
Đvt : triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
So sánh
2014/2013 So sánh 2015/2014
+/- % +/- %
Doanh số thu nợ 800.362 825.432 874.543 25.07
0 3,13 49.11
1 5,95
- Quốc doanh 50.540 53.670 62.120 3.130 6,19 8.450 15,74
- Ngoài quốc doanh 749.822 771.762 812.423 21.94
0 2,93 40.66
1 5,27
( Nguồn : Phòng kế toán ngân hàng Công thương Chi nhánh Huế )
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thanh Long Biểu đồ 2. Tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế
Hiệu quả sử dụng vốn được phản ánh thông qua khả năng trả nợ đúng thời hạn đã cam kết của khách hàng với Ngân hàng được thể hiện một phần qua doanh số thu nợ.
Năm 2014, doanh số thu nợ của Ngân hàng là 825.432 triệu đồng, tăng 25.070 triệu với tỉ lệ tăng là 3,13% so với năm 2013. Trong đó doanh số thu nợ ngoài quốc doanh 771.762 triệu đồng tăng 21.940 triệu với tỉ lệ 2,93 % so với năm 2013. Doanh số thu nợ quốc doanh cũng tăng lên 3.130 triệu hay tăng 6,19%.năm 2015 doanh số thu nợ tăng 49.111 triệu so với năm 2014, chủ yếu do ngoại quốc doanh tăng 40.661 triệu so với năm 2014, còn quốc doanh tăng nhẹ 8.450 triệu
Như vậy, tình hình thu nợ của Ngân hàng Công thương chi nhánh Huế đã có những bước tiến so với năm trước. Điều này chứng tỏ hoạt động của Ngân hàng ngày càng đi vào ổn định và đạt hiệu quả trong công tác thu nợ nhằm đảm bảo cho đồng vốn quay vòng nhanh, nâng cao hiệu quả hoạt động trong kỳ tiếp theo. Chi nhánh cần phát huy hơn nữa khả năng thu hồi nợ nhằm làm giảm nợ quá hạn cũng là giảm rủi ro trong kinh doanh.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thanh Long 2.2.2.3. Phân tích tình hình dư nợ
a/ Dư nợ cho vay theo thời hạn
Bảng 07: Tình hình dư nợ cho vay theo thời hạn
Đvt : triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
So sánh 2014/2013
So sánh 2015/2014
+/- % +/- %
Tổng cộng 864.354 902.465 958.385 38.111 4,41 55.920 6,20 - Ngắn hạn 663.895 720.031 784.029 56.136 8,46 63.998 8,89 - Trung & dài
hạn 200.459 182.434 174.356 -18.025 -8,99 -8.078 -4,43 (Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng Công thương Chi nhánh Huế) Chúng ta thấy rằng tổng doanh số cho vay của ngân hàng qua 3 năm tăng do đó mà tổng dư nợ của ngân hàng cũng tăng theo. Tổng dư nợ phản ánh lượng vốn của ngân hàng đang cho vay.Từ bảng số liệu trên, chúng ta thấy rằng năm 2013 tổng dư nợ của ngân hàng là 864.354 triệu đồng, năm 2014 là 902.465 triệu đồng tăng 38.111 triệu đồng ứng với 4.41% so với năm 2013 và năm 2015 dư nợ là 958.385 triệu đồng tăng 55.920 triệu đồng ứng với 6,20 % so với năm 2014. Tổng dư nợ qua các năm tăng là do dư nợ ngắn hạn của ngân hàng trong thời gian qua luôn tăng. Bên cạnh đó, nhờ vào sự nhạy bén trong cạnh tranh và sử dụng các chiến lược hướng vào khách hàng cá nhân và doanh nghiệp cùng với công tác tiếp thị mở rộng thị phần góp phần làm cho dư nợ ngân hàng tăng lên đáng kể
- Tình hình dư nợ theo thời hạn được chia thành 2 loại đó là dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung – dài hạn. Nhìn vào biểu đồ, ta thấy trong tổng dư nợ của ngân hàng thì dư nợ cho vay ngắn hạn của ngân hàng cao hơn dư nợ cho vay trung – dài hạn rất nhiều.
Năm 2014 dư nợ ngắn hạn là 720.031triệu đồng tăng 56.136 triệu đồng tương ứng với 8,46% so với năm 2013 và năm 2015 con số này lại tiếp tục tăng 63.998 triệu đồng tăng 8,89% so với năm 2014. Còn về dư nợ tín dụng trung và dài hạn thì chiếm tỉ trọng thấp trong tổng dư nợ của ngân hàng và có chiều hướng giảm do trong thời gian qua
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thanh Long ngân hàng tập trung vào cho vay ngắn hạn. Cụ thể năm 2013 là 200.459 triệu đồng, năm 2014 dư nợ trung dài hạn là 182.434 triệu đồng giảm 18.025 triệu đồng so với năm 2013 và năm 2015 là 174.356 triệu đồng giảm 8.078 triệu đồng so với năm 2014. Nguyên nhân là do các khoản tín dụng trung và dài hạn trong thời gian qua chưa mang lại hiệu quả cao cho ngân hàng, do đó với loại tín dụng này ngân hàng phải xem xét, cân nhắc thận trọng trước khi quyết định cho khách hàng vay vốn. Bởi vì, đặc điểm của loại vay này là không thể thu hồi ngay mà phải chia thành nhiều kỳ qua nhiều năm. Thời gian kéo dài thì ngân hàng có thể thu được nhiều lãi nhưng ngược lại rủi ro cao.
Tóm lại, dư nợ ngắn hạn qua 3 năm đều tăng, một mặt do nhu cầu vay vốn ngắn hạn của khách hàng tăng mặt khác do chủ trương của chi nhánh mở rộng tín dụng, tập trung đầu tư vào các dự án ngắn hạn mang hiệu quả kinh tế cao.
b/ dư nợ theo thành phần kinh tế
Phân theo thành phần kinh tế thì dư nợ được phân theo hai thành phần kinh tế chính gồm: quốc doanh và ngoài quốc doanh
Bảng 08: Dư nợ theo thành phần kinh tế Đvt : triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
So sánh 2014/2013
So sánh 2015/2014
+/- % +/- %
Tổng dư nợ 864.354 902.465 958.385 38.111 4,41 55.920 6,20 - Quốc doanh 60.560 73.450 84.450 12.890 21,28 11.000 14,98 - Ngoài quốc
doanh 803.794 829.015 873.935 25.221 3,14 44.920 5,42
( Nguồn : Phòng kế toán ngân hàng Công thương Chi nhánh Huế )
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thanh Long Biểu đồ 3: Dư nợ theo thành phần kinh tế
Qua bảng số liệu ta thấy thành phần kinh tế ngoài quốc doanh luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Cụ thể, năm 2013 dư nợ ngoài quốc doanh là 803.794 triệu đồng. Năm 2014 dư nợ ngoài quốc doanh 829.015triệu ; tăng 25.221 triệu so với năm 2013 tương đương với tỉ lệ tăng là 3,14%. Năm 2015 dư nợ ở thành phần kinh tế này tiếp tục tăng 44.920 triệu so với năm 2014 với tỉ lệ tăng là 5,42%.
Dư nợ quốc doanh năm 2013 đạt 60.560 triệu đồng. Sang năm 2014 dư nợ này tăng 12.890 triệu so với năm 2013 đạt 73.450 triệu đồng. Đến năm 2015 dư nợ quốc doanh lại tăng lên 14,98% so với năm 2014 đạt 84.450Triệu đồng.
Tuy dư nợ thành phần kinh tế quốc doanh luôn gia tăng nhưng có xu hướng tăng chậm do thành phần kinh tế quốc doanh làm ăn kém hiệu quả ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của ngân hàng. Mặt khác, các doanh nghiệp quốc doanh có xu hướng giảm do việc cổ phần hóa doanh nghiệp theo chủ trương của Nhà nước.