Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng công thương việt nam chi nhánh huế (Trang 34 - 41)

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

2.2. Các chỉ tiêu phân tích HĐKD của NHCT chi nhánh Huế

2.2.4. Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

Bảng 12: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng công thương chi nhánh huế qua 3 năm (2013-2015)

Đvt: triệu đồng

CHỈ TIÊU 2013 2014 2015

So sánh năm 2014/2013

So sánh năm 2015/2014

+/- % +/- %

1. Doanh thu 150.853 195.617 254.392 44.764 29,67 58.775 30,05 -Thu về hoạt động kinh

doanh 145.988 178.691 219.117 32.703 22,40 40.426 22,62

+Thu lãi cho vay 143.917 168.904 215.691 24.987 17,36 46.787 27,70 +Thu về dịch vụ ngân hàng 2.071 9.787 3.426 7.716 372,58 -6.361 -65,00 -Các khoản thu khác 4.865 16.926 35.275 12.061 247,89 18.349 108,41 2. Chi phí 134.213 172.014 206.611 37.801 28,16 34.597 20,11 -Chi về hoạt động HĐV 89.001 89.797 152.506 796 0,89 62.709 69,83 +Chi trả lãi tiền gửi 85.849 85.976 148.839 128 0,15 62.863 73,12 +Chi trả lãi tiền vay 3.004 3.454 3.223 450 14,98 -231 -6,68

+Chi cho dịch vụ thanh toán 148 367 444 219 147,61 77 21,00

-Chi cho nhân viên 8.853 11.167 14.423 2.314 26,14 3.256 29,16 -Chi cho dự phòng 20.842 50.598 24.717 29.756 142,77 -25.881 -51,15 -Các khoản chi phí khác 15.517 20.452 14.964 4.935 31,80 -5.488 -26,83

3.Lợi nhuận 16.640 23.603 47.781 6.963 41,84 24.178 102,44

( Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng Công thương Chi nhánh Huế )

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thanh Long Qua bảng 10 cho thấy Ngân hàng ngày càng mở rộng qui mô hoạt động và kinh doanh ngày càng có hiệu quả, nhất là năm 2015. Cụ thể năm 2015, tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí nên lợi nhuận năm này rất cao đạt được con số là 47.781 triệu đồng. Năm 2014 đạt 23.603 triệu đồng tăng 41.84% hay tăng 6.963 triệu đồng so với năm 2013.Năm 2015 Ngân hàng đã có những chiến lược kinh doanh phù hợp cùng với sự chỉ đạo của Ngân hàng Công Thương Việt Nam, lợi nhuận của ngân hàng đã được nâng lên tăng 24.178 triệu đồng hay 102.44% so với năm 2014 Trong hoạt động kinh doanh, Ngân hàng cũng đã mở rộng đầu tư cho vay và các dịch vụ thanh toán từ đó thu lãi tiền vay, thu phí các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền...và xử lý nợ tồn đọng, nợ khoanh...Đồng thời tiết kiệm tối đa các khoản chi tiêu, đặc biệt là các khoản chi tiêu không thật sự cần thiết.

2.2.4.1. Phân tích doanh thu

Bảng 13: Tình hình doanh thu của ngân hàng công thương chi nhánh Huế (2013-2015)

ĐVT: triệu đồng

CHỈ TIÊU Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh năm 2014/2013

So sánh năm 2015/2014 Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) +/- % +/- % 1.Thu lãi về

hoạt động KD

145.988 96,78 178.691 91,35 219.117 86,13 32.703 22,4 40.426 22,62

- Thu lãi

cho vay 143.917 95,4 168.904 86,34 215.691 84,79 24.987 17,36 46.787 27,7 -Thu về

dịch vụ

ngân hàng 2.071 1,37 9.787 5 3.426 1,35 7.716 372,57 -6.361 -64,99 2. Các

khoản thu

khác 4.865 3,22 16.926 8,65 35.275 13,87 12.061 247,91 18.349 108,41 TỔNG

CỘNG 150.853 100 195.61

7 100 254.39

2 100 44.76

4 29,67 58.775 30,05

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thanh Long ( Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng Công thương Chi nhánh Huế ) Nhìn một cách tổng quát ta thấy nguồn doanh thu qua 3 năm đều tăng, cụ thể là năm 2013 đạt 150.853 triệu đồng đến năm 2014 đạt được 195.617 triệu đồng tăng 29,67% so với năm 2013 và năm 2015 đạt được 254.392 triệu đồng tăng 58.775 triệu đồng so với năm 2014 hay tăng 30,05%,. Đạt được kết quả như vậy là do trong thời gian qua Ngân hàng đã mở rộng và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tín dụng cũng như đa dạng hóa các sản phẩm của Ngân hàng.

Nhìn vào các khoản mục ta thấy nguồn thu chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu là nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, nguồn thu này cũng tăng đều qua 3 năm. Năm 2013 là 145.988 triệu đồng, năm 2014 là 178.691 triệu đồng tăng 32.703 triệu đồng ứng với 22,40% so với năm 2013 và năm 2015 là 219.117 triệu đồng tăng 40.426 triệu đồng ứng với 22,62% so với năm 2014. Nguồn thu từ hoạt động kinh doanh bao gồm thu từ lãi cho vay và thu từ dịch vụ Ngân hàng. Trong đó thu từ lãi cho vay là nguồn thu nhập chính của Ngân hàng, qua 3 năm đều đạt được với con số rất cao và đều tăng lên qua các năm. Năm 2013 thu được 143.917 triệu đồng, năm 2014 đạt đ ược 168.904 triệu đồng tăng 17,36% hay tăng 24.987 triệu đồng so với năm 2013, năm 2015 thu được 215.691 triệu đồng tăng 27,70% hay tăng 46.787 triệu đồng so với năm 2014. Tuy nhiên nguồn thu này phụ thuộc vào việc sử dụng vốn trong hoạt động tín dụng và mức lãi suất cho vay từng thời kỳ. Còn nguồn thu từ dịch vụ ngân hàng chỉ chiếm một phần nhỏ nhưng nó cũng đã góp phần làm tăng doanh thu qua các năm, cụ thể là năm 2013 thu được 2.071 triệu đồng, năm 2014 đạt được 9.787 triệu đồng tăng rất nhanh tăng 7.716 triệu đồng ứng với 372,57% so với năm 2013 nhưng đến năm 2015 nguồn thu này giảm chỉ đạt được 3.426 triệu đồng giảm 6.361 triệu đồng (giảm 64,99%) so với năm 2014. Sỡ dĩ nguồn thu này năm 2015 giảm là do năm này Ngân hàng đã chú trọng vào hoạt động cho vay để thu lãi và sự cạnh tranh của các Ngân hàng trên cùng địa bàn nên Ngân hàng đã thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi như dịch vụ làm thẻ không thu phí, dịch vụ tư vấn kinh doanh miễn phí.

Ngoài ra góp phần làm tăng doanh thu còn có các khoản thu khác, khoản thu này chiếm một tỷ trọng không lớn trong tổng doanh thu của Ngân hàng nhưng nó

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thanh Long cũng đã góp phần tăng doanh thu cho Ngân hàng. Nguồn thu này cũng tăng liên tục qua 3 năm, cụ thể năm 2013 chỉ đạt 4.865 triệu đồng nhưng đến năm 2014 tăng 12.061 triệu đồng về số tuyệt đối và số tương đối là 247,91% so với năm 2013.Năm 2015 thì con số này tiếp tục tăng đạt được 35.275 triệu đồng tăng 18.349 triệu đồng hay tăng 108,41% so với năm 2014.

Nhìn chung, thu nhập của Ngân hàng trong những năm qua tăng lên đáng kể.

Trong tổng nguồn thu của Chi nhánh thì nguồn thu từ lãi cho vay là chủ yếu. Đạt được những kết quả như trên là nhờ sự quan tâm kiểm tra, kiểm soát và sự nghiêm túc của cán bộ tín dụng trong công tác giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, đôn đốc, khuyến khích khách hàng trả nợ đúng hạn.

2.2.4.2. Phân tích chi phí

Bảng 14: Các khoản chi phí của ngân hàng công thương chi nhánh Huế qua 3 năm (2013-2015)

Đvt: triệu đồng CHỈ

TIÊU

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014 Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) +/- % +/- % 1. Chi phí

về hoạt Động

89.001 66,31 89.797 52,2 152.506 73,81 796 0,89 62.709 69,83 - Chi trả

lãi tiền 85.849 63,96 85.976 49,98 148.839 72,04 127 0,15 62.863 70,01 - Chi trả

lãi tiền 3.004 2,24 3.454 2,01 3.223 1,56 450 14,98 -231 -0,26 - Chi cho

dịch vụ 148 0,11 367 0,21 444 0,21 219 147,97 77 0,09

2. Chi nhân viên

8.853 6,6 11.167 6,49 14.423 6,98 2.314 26,14 3.256 3,63 3. Chi cho

dự phòng 20.842 15,53 50.598 29,42 24.717 11,96 29.756 142,77 - 25.881

- 28,82 4. Các

khoản chi 15.517 11,56 20.452 11,89 14.964 7,24 4.935 31,8 -5.488 -6,11 TỔNG

CỘNG

134.213 100 172.014 100 206.611 100 37.801 28,16 34.597 38,53 ( Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng Công thương Chi nhánh Huế )

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thanh Long Trong các khoản chi của Ngân hàng thì khoản chi cho hoạt động huy động vốn chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng qua các năm. Năm 2013 chi cho hoạt động này là 89.001 triệu đồng, năm 2014 là 89.797 triệu đồng tăng 796 triệu đồng so với năm 2013 ứng với 0,89 % và năm 2015 là 152.506 triệu đồng tăng 62.709 triệu đồng ứng với 69,83 % so với năm 2014. Chi phí này tăng lên chủ yếu là do sự tăng lên của chi phí trả lãi tiền gởi vì khoản chi phí này chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí.

Qua từng năm thì Ngân hàng ngày càng tạo được sự tin cậy nơi khách hàng nên số lượng tiền gởi ngày càng tăng, bên cạnh đó năm 2015 lãi suất tiền gửi ở các NHTM tăng theo quy định của NHNN làm cho người dân gởi tiền ồ ạt làm cho vốn huy động của Ngân hàng tăng nên chi phí trả lãi tiền gởi năm 2015 mà Ngân hàng phải chi là 148.839 triệu đồng tăng 62.863 triệu đồng ứng với 73,12% so với năm 2014 trong khi năm 2014 chỉ chi 85.976 triệu đồng và năm 2013 là 85.849 triệu đồng.

Mặt khác, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng về lãi suất huy động đã khiến cho chi phí lãi huy động tăng cao, làm tăng chi phí kinh doanh. Đây là một bất lợi mà đối với bất kỳ ngân hàng nào cũng phải chấp nhận.

Ngoài việc trả lãi tiền gởi ngân hàng còn phải chi trả lãi tiền vay nhưng khoản này chiếm một phần nhỏ trong tổng chi phí, năm 2013 phải chi 3.004 triệu đồng và đến năm 2014 là 3.454 triệu đồng chỉ tăng 450 triệu đồng so với năm 2013. Đến năm 2015 chi 3.223 triệu đồng giảm 231 triệu đồng tương ứng giảm 6,69% so với năm 2014.

Ngoài khoản chi trên thì khoản chi cho nhân viên cũng chiếm một phần không nhỏ trong tổng chi phí. Khoản chi này được thực hiện hàng tháng. Qua bảng trên cho thấy khoản chi này tăng qua 3 năm, chủ yếu là do ngân hàng ngày càng mở rộng quy mô do đó số lượng nhân viên trong Ngân hàng tăng lên. Khoản chi phí này bao gồm: tiền lương cho cán bộ nhân viên, tiền tăng ca, tiền trang phục và phúc lợi xã hội như bảo hiểm xã hội, phụ cấp, trợ cấp…Cụ thể năm 2013 khoản chi này là8.853 triệu đồng, năm 2014 là 11.167 triệu đồng tăng 2.314 triệu đồng so với năm 2013 (ứng với 20,72%) và năm 2015 là 14.423 triệu đồng tăng 3.256 triệu đồng tương ứng 29,16%

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thanh Long Chi dự phòng là khoản chi mà mỗi năm Ngân hàng bắt buộc phải trích ra để bù đắp những khoản nợ khó đòi, chi cho các rủi ro…đặc biệt năm 2014 khoản chi này tăng cao là 50.598 triệu đồng tăng 29.756 triệu đồng ứng với 58,81% so với năm 2013 trong khi năm 2013 chỉ chi 20.842 triệu đồng. Do năm 2014 Ngân hàng phải trích ra để bù đắp cho phần nợ quá hạn. Đến năm 2015 khoản chi này đã giảm đi khá nhiều, với con số giảm 25.881 triệu đồng giảm 51,15% so với năm 2014. Do trong năm này Ngân hàng đã thực hiện nhiều chính sách thích hợp làm giảm tỷ lệ nợ xấu, hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra.

Các khoản chi phí khác bao gồm: chi phí văn phòng, bưu điện, chi phí mua sắm trang thiết bị phục vụ cho Ngân hàng…. Năm 2013 phải chi 15.517 triệu đồng, năm 2014 khoản chi phí này tăng là 4.935 triệu đồng tăng 24,13% so với năm 2013…

ðến năm 2015 số tiền chi cho khoản mục này giảm còn 14.964 triệu đồng giảm 26,83% so với năm 2014.

Nhìn chung, chi phí của Chi nhánh trong những năm qua tăng lên đáng kể, đặc biệt là chi về hoạt động huy động vốn (nhất là chi trả lãi tiền gởi). Tuy nhiên sự tăng lên này là hợp lý vì Chi nhánh muốn mở rộng quy mô Ngân hàng cần phải chi để đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh của mình.

2.2.4.3. Phân tích lợi nhuận

Lợi nhuận là mục tiêu quan tâm hàng đầu của bất kỳ tổ chức kinh tế nào trong nền kinh tế thị trường, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của một tổ chức kinh tế. đối với Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Huế, lợi nhuận cũng là vấn đề quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Lợi nhuận không chỉ làm cho Ngân hàng đứng vững và lớn mạnh mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế tỉnh nhà phát triển.

Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 15: Kết quả kinh doanh của chi nhánh ngân hàng công thươngchi nhánh Huế

qua 3 năm (2013-2015)

Đvt : triệu đồng

CHỈ TIÊU

So sánh năm 2014/2013

So sánh năm 2015/2014

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thanh Long

2013 2014 2015 +/- % +/- %

Doanh thu 150.85 3

195.61 7

254.39

2 44.764 29,67 58.775 30,05

Chi phí 134.21

3 172.01

4 206.61

1 37.801 28,16 34.597 20,11

Lợi nhuận 16.640 23.603 47.781 6.963 41,84 24.178 102,44 ( Nguồn : Phòng kế toán ngân hàng Công thương Chi nhánh Huế ) Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng năm 2015 rất hiệu quả, thực tế cho thấy lợi nhuận của Ngân hàng năm 2015 đạt được là con số rất đáng mừng 47.781 triệu đồng, tăng 24.178 triệu đồng ứng với 102,44% so với năm 2014 trong khi năm 2014 đạt được 23.603 triệu đồng và năm 2013 là 16.640 triệu đ ồng.

Năm 2014, lợi nhuận của Ngân hàng tăng 6.963 triệu đồng tương ứng tăng 41,84 % so với năm 2013.Đến năm 2015, lợi nhuận Ngân hàng có chuyển biến rất tốt, có sự tăng vọt như thế là do trong năm này số lượng tiền gởi của khách hàng tăng lên, Ngân hàng đã đa dạng hóa các loại hình tiền gởi, phân định rõ từng nhóm khách hàng vay: khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khách hàng, Bên cạnh đó, hoạt động của các phòng giao dịch ổn định và kinh doanh có hiệu quả. đồng thời trong năm này, Ngân hàng đã hạn chế đến mức tối đa các chi phí không cần thiết. Việc duy trì được lợi nhuận qua các năm đã là một nổ lực lớn của Ngân hàng. Với đà phát triển như thế này chắc chắn Ngân hàng sẽ đạt được những mức lợi nhuận cao hơn trong thời gian sắp tới.

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thanh Long

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng công thương việt nam chi nhánh huế (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w