Tình hình ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế

Một phần của tài liệu Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại việt nam trong tương quan trong so sánh với pháp luật nước ngoài (Trang 32 - 37)

Việt Nam đẩy mạnh các quan hệ quốc tế và việc hội nhập quốc tế như là tiến trình tất yếu để phát triển mọi mặt của xã hội. Nước ta đã gia nhập Công Ước LaHaye 1993 cũng như kí kết các hiệp định tương trợ tư pháp, hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi với các nước trên thế giới chính là cơ sở pháp lý tạo nền tảng phát triển cho quan hệ nuôi con nuôi có YTNG.

1.5.1. Hiệp định tương trợ tư pháp về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài giữa Việt Nam và các nước

Tính đến nay, Việt Nam đã kí hơn 20 HĐTTTP về lĩnh vực dân sự, thương mại với các nước trên thế giới. Riêng đối với vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thì Việt Nam cũng đã kí nhiều hiệp định quy định cụ thể về vấn đề này với các nước như Nga, Lào, Séc, Slovakia, Cuba … Sau đây là một số nội dung cơ bản của một số HĐTTTP mà Việt Nam đã kí kết có quy định về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Các hiệp định đều xác định nguyên tắc quan trọng trong vấn đề nuôi con nuôi là công dân của hai nước có thể nhận trẻ em là công dân của nhau làm con nuôi17.

Về thẩm quyền giải quyết việc nuôi con nuôi: hầu hết các hiệp định đều quy định cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc nhận hoặc hủy bỏ việc nuôi con nuôi là cơ quan của nước ký kết mà người nhận nuôi con nuôi hoặc xin hủy bỏ việc nuôi con nuôi là công dân. Trong trường hợp cha mẹ nuôi khác quốc tịch, thì thẩm quyền thuộc cơ quan của nước ký kết nơi vợ chồng đang hoặc đã thường trú hoặc tạm trú chung. Ví dụ theo quy định tại điều 27 HĐTTTP giữa Việt Nam và Slovakia thì thẩm quyền giải quyết việc nhận con nuôi và huỷ bỏ việc nuôi thuộc cơ quan của nước ký kết mà người đứng nuôi là công dân khi mở đầu thủ tục. Nếu hai vợ chồng cùng đứng nuôi, người là công dân nước kí kết này, người là công dân nước kí kết kia, thì thẩm quyền

17 Xem Khoản 1 Điều 31 HĐTTTP giữa Việt Nam và Lào, Khoản 1 Điều 30 HĐTTTP giữa Việt

giải quyết việc nhận nuôi và việc hủy bỏ việc nuôi, thuộc cơ quan tư pháp của nước kí kết nơi họ đã hoặc đang thường trú.18

Việc lựa chọn pháp luật áp dụng: hầu hết các HĐTTTP mà Việt Nam ký kết đều quy định áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch của người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Ví dụ: theo quy định tại điều 30 HĐTTTP giữa Việt Nam và Liên Bang Nga 1998 quy định "các vấn đề về công nhận việc nuôi con nuôi được xác định theo pháp luật của bên ký kết mà người nuôi là công dân vào thời điểm xin nhận con nuôi". Theo nguyên tắc áp dụng quy định trong các hiệp định, trong trường hợp có sự khác biệt giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia thì điều ước quốc tế sẽ được ưu tiên áp dụng.

1.5.2. Các Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam và các nước

Nhằm đáp ứng yêu cầu điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi cũng như nhằm đảm bảo cho trẻ em được hưởng những quyền lợi của mình, nhà nước ta đã kí các hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi với các nước và vùng lãnh thổ, chẳng hạn như hiệp định hợp tác với Pháp, Canada, Italia….

Việc quyết định cho nhận trẻ em làm con nuôi thuộc thẩm quyền của cơ quan nhà nước của nước kí kết mà trẻ em đó là công dân. Quyết định này sẽ được công nhận tại nước nhận nếu phù hợp với quy định của pháp luật nước gốc và của hiệp định.

Về luật áp dụng: đối với việc nhận nuôi con nuôi sẽ áp dụng pháp luật của bên ký kết mà người nhận nuôi là công dân vào thời điểm nhận nuôi con nuôi.

Về sự cần thiết phải được thỏa thuận của đứa trẻ hoặc của những người khác và của các cơ quan thì tuân theo pháp luật của nước ký kết mà đứa trẻ là công dân. Các hiệp định đều quy định nếu pháp luật của mỗi nước quy định phải có sự đồng ý của trẻ em hoặc người đại diện hợp pháp hoặc có giấy cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải tuân theo những điều kiện đó.

Đối với người nhận nuôi, ngoài việc tuân theo các điều kiện quy định trong pháp luật nước nhận còn phải tuân theo các quy định về điều kiện trong pháp luật nước gốc.

Về hệ quả pháp lý của nuôi con nuôi: theo quy định của các hiệp định, được xác lập theo hiệp định của nước kí kết nơi tiến hành việc nuôi con nuôi.

Sau khi được nhận làm con nuôi, trẻ em có quốc tịch của nước nhận nhưng vẫn mang quốc tịch của nước gốc, đến độ tuổi pháp luật quy định sẽ có quyền lựa chọn quốc tịch cho mình.

Trình tự thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi: các hiệp định đều quy định nguyên tắc chung là phải tuân theo trình tự thủ tục của nước nơi người được nhận làm con nuôi là công dân hoặc thường trú.

1.5.3 Tình hình ký kết và thực hiện Công Ước LaHaye 1993

Việt Nam đã tham gia nhiều điều ước quốc tế về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Một trong những điều ước quốc tế quan trọng nhất là Công Ước LaHaye năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nuôi con nuôi.

Ngày 18 tháng 7 năm 2011 Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã ký Quyết định số 1103/2001/QĐ-CTN phê chuẩn Công ước Lahay số 33 ngày 29/5/1993 về Bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế. Bộ Tư Pháp đã tích cực phối hợp với Bộ Ngoại Giao hoàn thành các thủ tục đối ngoại và Công Ước này chính thức có hiệu lực thi hành tại Việt Nam từ ngày 01 tháng 2 năm 2012.

Công Ước LaHaye 1993 bao gồm 7 chương với 48 điều qui định về:

phạm vi áp dụng; những yêu cầu với việc nuôi con nuôi quốc tế; các cơ quan trung ương và các tổ chức được chỉ định; những yêu cầu về thủ tục đối với việc nuôi con nuôi quốc tế; công nhận và hệ quả của việc nuôi con nuôi;

những qui định chung; những điều khoản cuối cùng.

Về phạm vi áp dụng của công ước được quy định: các điều khoản của

khoản C điều 1 qui định: “Đảm bảo các nước ký kết sự công nhận nuôi con nuôi được tiến hành theo Công Ước”. Công Ước phải được áp dụng khi một trẻ em thường trú ở một nước ký kết (nước gốc) đã, đang hoặc sẽ được chuyển đến một nước ký kết khác (nước nhận) sau khi đã được một cặp vợ chồng hay một người thường trú ở Nước nhận nhận làm con nuôi tại nước gốc, hoặc vì mục đích của việc nuôi con nuôi như vậy tại nước nhận hay nước gốc19.Công Ước chỉ áp dụng đối với những trường hợp nuôi con nuôi tạo ra mối quan hệ cha mẹ và con lâu dài.

Về điều kiện nuôi con nuôi, được quy định tại Công Ước như sau:

Thứ nhất, điều kiện đối với người nhận nuôi. Việc nuôi con nuôi chỉ được chấp nhận đối với người xin nhận con nuôi là một cặp vợ chồng hoặc một người đã hoặc chưa thành hôn20.

Thứ hai, điều kiện đối với con nuôi: Công Ước quy định việc nuôi con nuôi được áp dụng đối với trẻ em dưới 18 tuổi21. Khả năng của trẻ em được cho làm con nuôi cũng như các điều kiện cụ thể là do pháp luật của nước gốc quy định.

Về cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc nuôi con nuôi: Công Ước quy định cả nước nhận và nước gốc phải chỉ định một cơ quan ở trung ương có đủ thẩm quyền, làm đầu mối trong việc thực thi Công Ước, tạo điều kiện trao đổi thông tin với các nước. Việc chỉ định cơ quan trung ương về nuôi con nuôi quốc tế là bắt buộc22. Theo quy định của Công Ước, rất nhiều nội dung liên quan đến trình tự, thủ tục nhận con nuôi đều phải được tiến hành tại cơ quan có thẩm quyền của nước gốc - nước người được nhận nuôi thường trú. Ví dụ:

Điều 14 của Công Ước LaHaye 1993 quy định: "Những người thường trú ở một nước ký kết này muốn nhận trẻ em thường trú ở một nước ký kết khác làm con nuôi cần phải liên hệ với Cơ quan Trung Ương của nước nơi họ

19 Xem Điều 2 Công Ước Lahaye 1993 20 Xem Điều 2 Công Ước Lahaye 1993 21 Xem Điều 3 Công Ước Lahaye 1993

thường trú". Hoặc khoản 2, Điều 16 của Công Ước quy định: “Cơ quan Trung ương của nước gốc phải chuyển cho Cơ quan Trung ương của nước nhận báo cáo về trẻ em, bằng chứng về những sự đồng ý cần thiết đã có được và những lý do xác nhận việc giới thiệu trẻ em, đồng thời tránh để lộ danh tính của cha mẹ, nếu danh tính của họ không thể được tiết lộ tại nước gốc”.

Về trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi:

Người thường trú ở các quốc gia thành viên này (nước nhận) muốn nhận trẻ em thường trú tại một quốc gia thành viên khác (nước gốc) làm con nuôi cần phải liên hệ với cơ quan Trung ương của nước nơi họ thường trú và phải được cơ quan Trung ương của nước tiếp nhận chấp thuận.

Tóm lại, Công Ước LaHaye 1993 ra đời đã đáp ứng được những đòi hỏi của việc nuôi con nuôi quốc tế. Đây là chuẩn mực pháp lý quốc tế mà các nước hướng tới gia nhập để hợp tác trên lĩnh vực nuôi con nuôi nước ngoài nhằm bảo vệ và tôn trọng các quyền cơ bản của trẻ em.

Kết luận chương 1

Thông qua việc tìm hiểu khái niệm nuôi con nuôi và nuôi con nuôi có YTNG cũng như tìm hiểu về các đặc điểm, trình tự, thủ tục của hoạt động nuôi con nuôi có YTNG đã tạo ra những tiền đề quan trọng cho việc tìm hiểu những quy định của pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi có YTNG. Đồng thời qua đó so sánh với pháp luật một số nước về những khía cạnh trong nuôi con nuôi có YTNG, tìm hiểu về những điều ước quốc tế về nuôi con nuôi có YTNG mà Việt Nam tham gia. Qua chương 1 có thể thấy nuôi con nuôi có YTNG là một vấn đề quan trọng đã được pháp luật quốc tế nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng điều chỉnh. Đây chính là cơ sơ để tìm hiểu chương 2.

Một phần của tài liệu Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại việt nam trong tương quan trong so sánh với pháp luật nước ngoài (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w